Bánh căn Phan Thiết
Bánh căn ở Phan Thiết nhìn có vẻ giống
bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng có rất nhiều điểm khác, tạo nên một
hương vị khác hẳn.
Bánh Căn cùng làm từ bột gạo rồi được đổ
trong khuôn như bánh khọt nhưng khác ở chỗ là được đổ trong khuôn đất và
không tráng mỡ vào khuôn, vì vậy hương vị bánh căn là bột "nướng" khác
với bột "chiên" của bánh khọt. Bánh chín được nạy ra, 2 cái úp vào nhau
giữa là lá hành thái nhỏ, bánh căn không tính cái mà tính cặp.
Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất
nung, thân tròn, đáy bầu dục gồm 3 phần: phần nắp hình tròn, gọi là
khuôn bánh (ổ bánh); mặt ổ khoét 10 lỗ tròn đều nhau, trên đó đặt 10
chén đất cạn đáy, có nắp đậy; phần thân lò để chứa than hồng, có lỗ
thông gió; phần đáy lò ngăn cách với thân lò bằng 1 vỉ đục lỗ để tro
than rơi xuống đáy lò.
Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước rồi đem xay thành bột loãng giống như bột đổ bánh bèo hay bánh xèo.
Trước khi đổ bánh, muốn cho bánh được
thơm ngon người làm bánh bỏ vào một ít lá hẹ hay lá hành thái nhỏ. Mỗi
lần đổ bột vào khuôn, người thợ đúc bánh dùng cây que đầu có quấn bông
nhúng vào đĩa dầu phụng hay đĩa mỡ heo thoa lên mặt khuôn để cho bánh
róc lúc chín dễ bóc ra, không bị dính.
Nên ăn ngay khi bánh còn nóng hổi, như thế mới ngon. Tuy nhiên, ăn bánh căn ngon nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nước chan.
Thường thường người ta dùng nước cá có
chế biến thêm gia vị hoặc có nơi thì dùng nước mắm pha thêm đường cát
trắng nấu sôi cho thêm cà chua phi dầu phụng, ớt và chanh tươi... Bánh
ăn kèm với rau sống, khế lát, chuối xanh thái mỏng, dưa chuột, rau răm,
rau húng, giá chần, xà lách...
Khi xưa thì món này rất hấp dẫn và lôi
cuốn đối với những người dân tại Phan Thiết và khi lúc vào trời đang mưa
mà ngồi nhâm nhi 1 bát bánh Căn với khế bầm cùng với nước mắm "giã" thì
quả là ngon tuyệt, dần dần sau này có nhiều du khách 4 phương đến và
thưỏng thức cái nóng dòn của bánh, vị thơm nồng của nước mắm và vị chua
chua của khế bầm hay quả me non bầm nhuyễn cùng 1 chút vị đặc trưng ngọt
bùi của "mắm nêm", và khi nào vào mùa cá nục thì ngưòi dân xứ biển luôn
thêm 1 nồi cá nục kho.
Đến giờ thì đây không phải là món ăn của
riêng dân địa phưong nữa mà là món ăn đặc sản thu hút nhiều du khách kể
cả những vị khách nước ngoài, quốc tế cũng khá "ghiền" món ăn này.
Địa chỉ tham khảo :
-Bạn đi từ Nguyến Tất Thành tới Tuyên Quang rẽ trái, đi khoản 100 m có quán bánh căn bên tay trái, cực ngon luôn, một chỗ nữa là bạn đi từ cầu Lê Hồng Phong (hướng chợ Phan Thiết) vừa đi xuống bên tay trái bạn thấy một con đường cạnh Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn, cứ đi vào đó bạn thấy ngay một hàng bán bánh căn bên tay trái liền.
- Quán bà Xù ở đường Ngư Ông,gần cảng cá Phan Thiết.
- Quán bánh căn số 8 đường Hải Thượng
Nước mắm Phan Thiết
Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm. Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân do Nguyễn Hữu Cảnh tiến sâu vào đất Phương Nam, nhiều ngư dân ở các tỉnh miệt ngoài gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã kéo cả gia đình vượt biển lần lượt đổ bộ lên vùng đất mới Phan Thiết, mong tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp.
Với trí thuận lợi cho nghề
cá, Phan Thiết đã thu hút đông đảo ngư dân đến đây để làm nghề biển. Mới
đầu họ đến dựng lều tạm, lều chòi làm ăn sinh sống dọc theo sông, bãi
biển.
Về sau, ăn
nên làm ra họ xây dựng nhà cửa kiên cố và cùng nhau góp vốn xây Dinh,
Vạn, Lăng (một kiến trúc dân gian thờ thần cá voi). Đình làng Vạn Thuỷ
Tú ở Phường Đức Thắng được lập vào năm 1762 là ngôi Vạn có niên hiệu sớm
nhất ở Phan Thiết, chứng tỏ ngư dân từ các nơi đến Phan Thiết làm nghề
biển sớm hơn một số nơi khác.
Ban
đầu, do ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua
muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo
rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.
Qua đó, cho thấy nghề sản
xuất nước mắm ờ Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh cá. Lúc đầu
các ngư dân chủ yếu dùng chum, vại, mái để muối chượp sau đó dùng thùng
gỗ có sức chứa lớn.
Nghề nước mắm Phan Thiết phát triển nhất là từ khi làm được các thùng gỗ lớn có sức chứa từ 5-10 tấn cá.
Theo “Địa
chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm
đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là
công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương.
Năm 1904,
Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan
trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế
biến nước mắm.
Tổ chức sản xuất nước mắm có
quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là
công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân
sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế,
phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ
đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết.
Phương pháp chế biến nước mắm theo phương
pháp cổ truyền là phương pháp gài nén, dụng cụ chủ yếu là thùng gỗ
(bằng lăng...) và mái vú (bằng sành), cá được náo đảo liên tục đến khi
chượp (tức là muối) chín tiến hành kéo rút liên hoàn.
Thời gian chượp chín từ 8-12 tháng....
- Ướp cá : Cá sau khi đánh bắt được đưa
vào bờ, đào trộn muối và đưa vào thùng chứa ngay trong ngày và để ổn
định trong suốt quá trình chượp, mỗi thùng chứa ướp 3 lần cá trộn với 1
lần muối. Tổng lượng muối so với cá khoảng 30-35%.
- Cho cá lần thứ nhất: sau khi đắp lù, cho một lớp muối ở dưới, cứ xếp một lớp cá rồi rãi một lớp muối, lần lượt hoặc trộn đều cá với muối ở ngoài rồi cho vào thùng hoặc mái khi nào đầy vun mới thôi. Đậy kín vật chứa hoặc phủ lớp muối mặt để tránh ruồi nhặng.
- Cho cá lần 2: sau 2-6 ngày rút kiệt nước bồi, cá hạ xuống tiếp tục cho thêm cá và muối giống cách trên cho đến lúc đầy vun ngọn rồi nén chặt và rút nước bổi thừa ra. Nước bồi thừa nhập chung nước bồi lần 1 rồi để riêng một chỗ. Bên trên phủ một lớp muối mặt.
- Cho cá lần 3: trước khi cho cá và muối phải rút hết nước bổi trong thùng và thực hiện như các lần trước.
- Tiến hành gài nén.
- Cho cá lần thứ nhất: sau khi đắp lù, cho một lớp muối ở dưới, cứ xếp một lớp cá rồi rãi một lớp muối, lần lượt hoặc trộn đều cá với muối ở ngoài rồi cho vào thùng hoặc mái khi nào đầy vun mới thôi. Đậy kín vật chứa hoặc phủ lớp muối mặt để tránh ruồi nhặng.
- Cho cá lần 2: sau 2-6 ngày rút kiệt nước bồi, cá hạ xuống tiếp tục cho thêm cá và muối giống cách trên cho đến lúc đầy vun ngọn rồi nén chặt và rút nước bổi thừa ra. Nước bồi thừa nhập chung nước bồi lần 1 rồi để riêng một chỗ. Bên trên phủ một lớp muối mặt.
- Cho cá lần 3: trước khi cho cá và muối phải rút hết nước bổi trong thùng và thực hiện như các lần trước.
- Tiến hành gài nén.
Nước mắm Phan Thiết được sản xuất từ các loại cá nổi, đặc biệt là hai loại cá cơm trắng, cá cơm than và cá nục.
Đóng gói thành phẩm
Chả lụi
Đây là 1 món ăn đặc sản của Hàm Tân, được bán nhiều nơi ở Phan Thiết. Món ăn này cũng khá giống với món Nem chả lụi. Đây cũng là một món ăn vặt mà rất nhiều người Phan Thiết ưu thích.
Món ăn ngày khá giống với món nem chả nướng của Phan Thiết...
Rau sống, dưa leo, xoài chua.....
Đầu tiên chả được nướng cho chín trên than nóng ....
Sau khi nướng xong thì sẽ được để ra dĩa như vậy.
Ngoài chả lụi ra thì còn có trứng luộc, nem ...
Nước mắm chấm là thành phần không thể thiếu trong món ăn này.
Bánh tráng dùng để cuốn....
Có một điều bạn lưu ý là món ăn này ta dùng tay để ăn nha các bạn , nên trước khi ăn bạn phải lau tay thật sạch đó :))
Cách ăn món này cũng rất đơn giản , ta cho mọi thứ lên bánh tráng....
Vì bạn chỉ sử dụng tay để ăn món ăn này , nên cũng không khó để bạn sắp xếp các món trên chiếc bánh tráng.
Sau khi mọi thứ đã đầy đủ trên bánh tráng, ta bắt đầu cuộn lại .
Và cuối cùng là chấm vào nước chấm và thưởng thức nào :)
Địa chỉ : Nằm trên đường Trần Hưng Đạo , ngay cổng sau của trường Phan Bội Châu. gần công ty Rạng Đông. Quán bán vào tầm 4 giờ chiều.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét