Cuộc đời là âm nhạc
Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn sinh năm 1919 tại Hà Nội. Cha ông là người mê nhạc cổ truyền dân tộc, chơi đàn bầu và thích nghe hát ả đào, chèo, ca Huế. Từ nhỏ, Dzoãn Mẫn đã được thân phụ "truyền" cái tình yêu đối với âm nhạc, chơi được đàn tứ và một vài nhạc cụ truyền thống khác. Lớn lên, Dzoãn Mẫn dần bị cuốn hút vào dòng nhạc phương Tây, mà chủ yếu là nhạc Pháp đang thịnh hành ở Việt nam bấy giờ.
Từ một nhạc công, Dzoãn Mẫn trở thành nhạc sĩ thuở sơ khai của nền âm nhạc Việt nam hiện đại.
Nhạc
sĩ với "Biệt ly"
Chưa đến tuổi 20, Dzoãn Mẫn đã lần lượt cho ra đời nhiều tình khúc lãng mạn như Gió thu (1973), Tiếng hát đêm thu (1938), Một buổi chiều thu (1939) và đặc biệt là Biệt ly (1939):
Chưa đến tuổi 20, Dzoãn Mẫn đã lần lượt cho ra đời nhiều tình khúc lãng mạn như Gió thu (1973), Tiếng hát đêm thu (1938), Một buổi chiều thu (1939) và đặc biệt là Biệt ly (1939):
Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay?
Biệt ly, sóng trên dòng sông
Ôi còi tàu như xé đôi lòng
Và mây trôi, nước trôi, ngày tháng trôi cùng nước trôi
Một tình khúc buồn đến nao lòng và cũng đẹp đến nao lòng, da diết trên
từng lời ca nốt nhạc. Dù bị cuốn theo những biến động của lịch sử, Biệt
ly vẫn đứng vững trong lòng khán - thính giả ái mộ sau 60 năm đầy thăng
trầm thử thách. Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn nhớ lại: "Tôi viết Biệt ly năm tôi
vừa 20 tuổi. Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng cỏ, Hà Nội. Nhà ở gần ga
nên tôi thường hay ra ga chơi, chứng kiến nhiều cuộc chia tay đầy nước
mắt trên sân ga, nhất là những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh
phải ly biệt. Ðiều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý
định sáng tác một bài hát về đề tài chia ly."
Trao đổi với tác giả
Thưa nhạc sĩ, có người cho rằng ông viết Biệt ly xuất phát từ một mối tình lãng mạn thời trai trẻ, đúng không?
Không phải Biệt ly xuất phát từ một tình cảm cá nhân đâu. Tôi không ly biệt tiễn đưa một mối tình nào cả. Có thể dựa vào nội dung bài hát mà nhiều người suy đoán thôi. Tôi viết Biệt ly trong hoàn cảnh chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ rất nhiều người VN sang làm thợ hoặc lính đánh thuê cho các thuộc địa khác của Pháp. Sân ga Hàng cỏ bấy giờ sôi động hơn bao giờ hết, liên tục đưa đón tàu đi, tàu về chuyên chở những chàng trai Việt lên đường tha hương. Người đi - kẻ ở. Buồn lắm. Ðau xót lắm. Cái không khí tiễn đưa "không hẹn ngày về" ấy đã tác động mạnh đến tâm cảm vốn day dứt của tôi. Và ca khúc Biệt ly đã nhanh chóng ra đời.
Chắc ông còn nhớ ấn tượng lần đầu tiên tình khúc Biệt ly được biểu diễn chính thức? Ca sĩ nào đã thể hiện bài hát này?
Lần đầu Biệt ly được công bố trước đám đông khán giả là vào năm 1940 ở Hà Nội. chị Phụng, một ca sĩ ở ngõ chợ Khâm Thiên là người đầu tiên hát. Không còn nhớ rõ nghệ danh, tôi chỉ nhớ tên gọi thân mật chị Phụng - một giọng hát được nhiều người Hà thành yêu mến.
Kể từ lần đầu tiên ấy cho tới nay, ông thấy những ca sĩ nài hát Biệt ly có hồn nhất, hay nhất?
Từ năm 1945 trở về sau, do hoàn cảnh đất nước chìm trong chiến tranh, Biệt ly tạm ngưng không biểu diễn nữa. Mãi đến năm 1988 nó mới chính thức được hát trở lại trên các sân khấu trong Nam ngoài Bắc, được đưa vào chương trình "Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam" công diễn ở Nhà hát TP. Hà Nội.Cùng với Biệt ly, nhiều ca khúc tiền chiến của các nhạc sĩ khác như Văn Cao, Ðặng Thế Phong, Ðoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý cũng được biểu diễn trở lại. Tôi nghe khá nhiều ca sĩ hát Biệt ly, nhưng có lẽ Lan Ngọc ở trong Nam và Thùy Dung ở ngoài Bắc này là thể hiện được cái ý, cái tình mà tôi muốn gửi gắm.
Thưa nhạc sĩ, trước khi sáng tác nhạc, ông đã đến với âm nhạc như thế nào? Ông có chịu ảnh hưởng khuynh hướng sáng tác nào không?
Có thể nói rằng, thế hệ những người làm âm nhạc chúng tôi là thế hệ tự học, tự mày mò, tự tìm kiếm. Chúng tôi không may mắn được học hành chính quy như các anh chị em sau này. Thời ấy chúng tôi chủ yếu học và tham khảo văn hóa, âm nhạc Pháp. Nên có thể nói, cả thế hệ nhạc sĩ tiền chiến đều chịu ảnh hưởng âm nhạc Pháp, âm nhạc phương Tây. Giống như Ðặng Thế Phong hay Ðoàn Chuẩn, trước khi sáng tác nhạc tôi là một nhạc công biểu diễn nhiều nơi ở miền Bắc.
Nghĩa là ông hoàn toàn tự học âm nhạc, không trực tiếp "thọ giáo" một ông thầy nào?
Ồ, có chứ. Tôi có theo học một ông thầy dạy nhạc người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy một dàn nhạc Quân đội Pháp. Thời gian tôi theo học khoảng 4 tháng. Kiến thức đa phần là về phối âm, phối khí. Tôi nhớ sau một thời gian dạy nhạc và nghe một vài tác phẩm đầu tay của anh em chúng tôi, thầy Banal có nhận xét đại ý rằng:" Các anh làm nhạc theo khúc thức phương Tây, nhưng có cảm giác như đó không phải là phương Tây mà vẫn là của các anh!"
Theo ông, những nhạc sĩ nào thời tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất?
Hai anh Lê Thương và Ðặng Thế Phong. Nhạc sĩ Lê Thương với ba bản Hòn vọng phu mà người Việt nào cũng yêu mến. Còn Ðặng thế Phong là người hết sức tài hoa. Anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt mưa thu, Con thuyền không bến từ khi còn rất trẻ. Ðáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc VN.
Bây giờ, khi đã vượt qua tuổi "cổ lai hy" từ lâu, không còn sức vóc như ngày xưa nữa, nhưng tình yêu âm nhạc trong lòng nhạc sĩ Dzoãn Mẫn vẫn mãnh liệt như thời trai trẻ lãng mạn phóng túng, thời của:
Trao đổi với tác giả
Thưa nhạc sĩ, có người cho rằng ông viết Biệt ly xuất phát từ một mối tình lãng mạn thời trai trẻ, đúng không?
Không phải Biệt ly xuất phát từ một tình cảm cá nhân đâu. Tôi không ly biệt tiễn đưa một mối tình nào cả. Có thể dựa vào nội dung bài hát mà nhiều người suy đoán thôi. Tôi viết Biệt ly trong hoàn cảnh chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ rất nhiều người VN sang làm thợ hoặc lính đánh thuê cho các thuộc địa khác của Pháp. Sân ga Hàng cỏ bấy giờ sôi động hơn bao giờ hết, liên tục đưa đón tàu đi, tàu về chuyên chở những chàng trai Việt lên đường tha hương. Người đi - kẻ ở. Buồn lắm. Ðau xót lắm. Cái không khí tiễn đưa "không hẹn ngày về" ấy đã tác động mạnh đến tâm cảm vốn day dứt của tôi. Và ca khúc Biệt ly đã nhanh chóng ra đời.
Chắc ông còn nhớ ấn tượng lần đầu tiên tình khúc Biệt ly được biểu diễn chính thức? Ca sĩ nào đã thể hiện bài hát này?
Lần đầu Biệt ly được công bố trước đám đông khán giả là vào năm 1940 ở Hà Nội. chị Phụng, một ca sĩ ở ngõ chợ Khâm Thiên là người đầu tiên hát. Không còn nhớ rõ nghệ danh, tôi chỉ nhớ tên gọi thân mật chị Phụng - một giọng hát được nhiều người Hà thành yêu mến.
Kể từ lần đầu tiên ấy cho tới nay, ông thấy những ca sĩ nài hát Biệt ly có hồn nhất, hay nhất?
Từ năm 1945 trở về sau, do hoàn cảnh đất nước chìm trong chiến tranh, Biệt ly tạm ngưng không biểu diễn nữa. Mãi đến năm 1988 nó mới chính thức được hát trở lại trên các sân khấu trong Nam ngoài Bắc, được đưa vào chương trình "Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam" công diễn ở Nhà hát TP. Hà Nội.Cùng với Biệt ly, nhiều ca khúc tiền chiến của các nhạc sĩ khác như Văn Cao, Ðặng Thế Phong, Ðoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý cũng được biểu diễn trở lại. Tôi nghe khá nhiều ca sĩ hát Biệt ly, nhưng có lẽ Lan Ngọc ở trong Nam và Thùy Dung ở ngoài Bắc này là thể hiện được cái ý, cái tình mà tôi muốn gửi gắm.
Thưa nhạc sĩ, trước khi sáng tác nhạc, ông đã đến với âm nhạc như thế nào? Ông có chịu ảnh hưởng khuynh hướng sáng tác nào không?
Có thể nói rằng, thế hệ những người làm âm nhạc chúng tôi là thế hệ tự học, tự mày mò, tự tìm kiếm. Chúng tôi không may mắn được học hành chính quy như các anh chị em sau này. Thời ấy chúng tôi chủ yếu học và tham khảo văn hóa, âm nhạc Pháp. Nên có thể nói, cả thế hệ nhạc sĩ tiền chiến đều chịu ảnh hưởng âm nhạc Pháp, âm nhạc phương Tây. Giống như Ðặng Thế Phong hay Ðoàn Chuẩn, trước khi sáng tác nhạc tôi là một nhạc công biểu diễn nhiều nơi ở miền Bắc.
Nghĩa là ông hoàn toàn tự học âm nhạc, không trực tiếp "thọ giáo" một ông thầy nào?
Ồ, có chứ. Tôi có theo học một ông thầy dạy nhạc người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy một dàn nhạc Quân đội Pháp. Thời gian tôi theo học khoảng 4 tháng. Kiến thức đa phần là về phối âm, phối khí. Tôi nhớ sau một thời gian dạy nhạc và nghe một vài tác phẩm đầu tay của anh em chúng tôi, thầy Banal có nhận xét đại ý rằng:" Các anh làm nhạc theo khúc thức phương Tây, nhưng có cảm giác như đó không phải là phương Tây mà vẫn là của các anh!"
Theo ông, những nhạc sĩ nào thời tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất?
Hai anh Lê Thương và Ðặng Thế Phong. Nhạc sĩ Lê Thương với ba bản Hòn vọng phu mà người Việt nào cũng yêu mến. Còn Ðặng thế Phong là người hết sức tài hoa. Anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt mưa thu, Con thuyền không bến từ khi còn rất trẻ. Ðáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc VN.
Bây giờ, khi đã vượt qua tuổi "cổ lai hy" từ lâu, không còn sức vóc như ngày xưa nữa, nhưng tình yêu âm nhạc trong lòng nhạc sĩ Dzoãn Mẫn vẫn mãnh liệt như thời trai trẻ lãng mạn phóng túng, thời của:
Phan Hoàng , Báo Thanh Niên.Biệt ly, ước mong hoàng hôn
Êm đềm về ru ấm tâm hồn
Người yêu đương cách xa dành sống vui cùnh gió sương.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét