I.- Nguồn gốc
Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott,
sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại
Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng
năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã
tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao
cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky
(1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền
bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà
Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.
Bà H.P.
Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập
Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông
Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.
Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ
đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ
của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ
đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế
giới.
Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa
Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng,
Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẽ cho những Phật Tử đã chứng kiến, vì
đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai
người Phật Tử Âu Mỹ.
Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo
của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những
trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo
lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau
(1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429
trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không
chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở
các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ.
Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala,
Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng,
đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ
Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc
gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của
họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo ."
Lá
cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày
lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới
lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950
đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do
Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội
nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship
of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế
Giới.
Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm, cố đô Huế, một Ðại Hội
Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4
ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp nầy,
Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội
đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.
Bằng một tâm
hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel
Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông
mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.
II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử
trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và
sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật .
Ngoài ra, cờ
Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa
phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân
tộc.
Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật .
Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp
tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân
biệt là :
1.- Xanh đậm : Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt .
2.- Vàng lợt : Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
3.- Ðỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .
4.- Trắng :Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có
tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh
lành.
5.- Da cam : Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
6.- Màu tổng hợp : Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.
III.-Kết luận
Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì
trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất
phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .
ghi chú:
1) 26 nước tham dự Ðại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo
Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Ðộ, Bhutan, Ðức, Hawai, Hong Kong,
Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Ðiện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản,
Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy
Ðiển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.
(2) Phái đoàn
Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và
ông Phạm Chữ -- công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng
theo làm Thông dịch viên.
Bùi Ngọc Bách
Nguồn: phattuvietnam.org
- Mục đích blog này chỉ sưu tầm,tập trung lại các bài viết hay để bổ sung kiến thức với mục đích học hỏi là chính.Đặt biệt blog này chỉ dành cho chính tôi - không công khai trên mạng.Nên cám ơn - xin lỗi các tác giả tôi đã copy các bài viết mà không có sự đồng ý của tác giả.
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
Cách Xưng Hô Trong Phật Giáo Việt Nam
Thích Chân Tuệ, Cơ sở Phật học Tịnh Quang Canada
- Trong khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:
1)Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2)Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3)Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy (hay Sư phụ), người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4)Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5)Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?
Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần thông qua các điểm sau đây:
1)Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.
2)Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà thôi.
Người chưa rõ cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
3)Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp).
Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.
Bây giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơn nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ.
Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi quạ).
Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có.
Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới.
Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường gọi là viên tịch), không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông không có giới này.
Ở đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông (hay bắc truyền) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.
Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng như sau theo hiến chương của giáo hội Phật giáo:
1)Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2)Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3)Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.
Còn đối với bên nữ (ni bộ):
4)Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
5)Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6)Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).
Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy.
Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai.
Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).
Đến đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.
1)Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư). Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em.
Ngoài đời có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.
2)Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư sĩ Phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy.
Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy.
Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.
3)Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là “quí Phật tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật tử, chứ không riêng tại gia là Phật tử mà thôi.
Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.
4)Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận sự nữ).
5)Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con” trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng đạt được mục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng “con” trong giáo pháp của đức Phật.
6)Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác.
Việc truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng pháp, đảm nhận trọng trách, nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.
7)Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư ông, Sư cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là Pháp sư, dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.
8)Danh xưng Sư tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.
9)Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Đại Đức. Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.
10)Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Thường bất khinh Bồ tát, bất tùy phân biệt, bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là “xưng con gọi Thầy”. Theo các bộ luật bắc tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.
Tóm lại, ngôn ngữ, danh từ chỉ là phương tiện tạm dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hô trong đạo Phật tùy duyên, không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó là phần tu tướng.
Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị tại gia phát tâm tu tập, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó là phần tu tâm.
Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.
Đó chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy.
- Trong khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:
1)Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2)Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3)Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy (hay Sư phụ), người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4)Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5)Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?
Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần thông qua các điểm sau đây:
1)Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.
2)Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà thôi.
Người chưa rõ cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
3)Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp).
Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.
Bây giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơn nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ.
Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi quạ).
Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có.
Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới.
Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường gọi là viên tịch), không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông không có giới này.
Ở đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông (hay bắc truyền) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.
Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng như sau theo hiến chương của giáo hội Phật giáo:
1)Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2)Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3)Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.
Còn đối với bên nữ (ni bộ):
4)Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
5)Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6)Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).
Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy.
Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai.
Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).
Đến đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.
1)Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư). Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em.
Ngoài đời có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.
2)Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư sĩ Phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy.
Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy.
Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.
3)Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là “quí Phật tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật tử, chứ không riêng tại gia là Phật tử mà thôi.
Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.
4)Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận sự nữ).
5)Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con” trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng đạt được mục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng “con” trong giáo pháp của đức Phật.
6)Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác.
Việc truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng pháp, đảm nhận trọng trách, nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.
7)Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư ông, Sư cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là Pháp sư, dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.
8)Danh xưng Sư tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.
9)Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Đại Đức. Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.
10)Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Thường bất khinh Bồ tát, bất tùy phân biệt, bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là “xưng con gọi Thầy”. Theo các bộ luật bắc tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.
Tóm lại, ngôn ngữ, danh từ chỉ là phương tiện tạm dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hô trong đạo Phật tùy duyên, không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó là phần tu tướng.
Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị tại gia phát tâm tu tập, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó là phần tu tâm.
Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.
Đó chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013
Phạm Duy và bạn thơ P2.
Kỳ 6: Yêu nhau kiếp nào
Mối duyên với nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh trải dài gần hết một kiếp người của nhạc sĩ Phạm Duy. Từ những chuyến rong ruổi thời trai trẻ, từ trong kháng chiến, đến mùa đông lạnh lẽo trên đất người... Giai đoạn nào cũng phảng phất bóng hình giai nhân.
Năm 1943, Phạm Duy theo gánh hát Đức Huy tới Huế vào một ngày êm đẹp. Cảm xúc ngày ấy như vẫn ngọt lịm trên từng giác quan người nhạc sĩ. Ông mơ màng hồi tưởng: “Ai tới Huế lần đầu tiên cũng đều cảm thấy như vừa gặp một nơi để biết ái tình ở dòng sông Hương... vì những bầy “Huế nữ” không những đẹp thôi, ăn nói lại mặn mà có duyên. Tôi may mắn được quen biết mấy chị em trong một gia đình quyền quý và được mời tới dinh thự Hương Trang ở Nam Giao chơi... Trong số đó có một cô gái rất trẻ tên là Võ Tá Hoài Trinh. Cô này còn làm thơ nữa, lấy bút danh Minh Đức Hoài Trinh... Nói rằng tôi biết ái tình ở dòng sông Hương là thế, nhưng lúc quen nhau rồi thì cũng phải xa nhau. Tôi tiếp tục sống đời giang hồ, người mới quen dần trôi vào dĩ vãng...”.Nhạc sĩ Phạm Duy, năm 2007 - Ảnh: Diệp Đức Minh |
|
Minh Đức Hoài Trinh, trong ký ức của Phạm Duy là một người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ pha chút “bạt mạng”. Thói đời thích ban cho người đàn bà đẹp cuộc sống trắc trở. Có lẽ vì thế mà đằng sau mỗi nhan sắc yêu kiều thường là tâm hồn cứng cỏi vượt lên mọi nghịch cảnh. Cuộc giao duyên thơ - nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy và nữ sĩ Hoài Trinh đã kịp cho ra đời hai bản tình: Kiếp nào có yêu nhau và Đừng bỏ em một mình.
“Nhạc tình của tôi trong loại nhạc tình cảm tính, nhạc của lứa đôi, nên tôi rất chú trọng tới chữ “nhau”: Cho nhau, Đừng xa nhau... Một bài thơ cũng ở trong chữ ''nhau'' của Hoài Trinh đã nói lên mối tình xanh vẫn còn lo sợ... Bài thơ nhan đề Kiếp nào có yêu nhau...
Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi
....
Cả bài thơ là một sự nức nở, nghẹn ngào, tiếc nuối... để có thể làm cho người đọc thấy trong lòng buốt giá, tái tê, chết lặng.
Chắc bạn đọc cũng thấy bài thơ phổ nhạc được tôi thêm câu, thêm chữ. Phổ nhạc là chấp cánh cho thơ bay cao. Bài thơ ngắn ngủi, cô đọng này, vì có thêm chữ nên không còn tiết vần đều đều, bằng phẳng nữa. Bây giờ nó quay cuồng theo nét nhạc, câu nhạc. Giai điệu của câu “đừng nhìn em nữa anh ơi” chuyển rất đột ngột, đi từ nốt trầm lên nốt cao nhất với hai “nhẩy bực” quãng 5 để diễn tả sự tột độ của tình cảm. Cái syncope sau câu “đừng nhìn em” làm cho mọi người thấy được sự nghẹn ngào của bài thơ và bài hát...
Nói thêm cho rõ: ca khúc gồm 154 chữ, dài gấp rưỡi bản gốc. Bản gốc là thơ năm chữ theo luật thi, nhịp lẻ; ca từ nhịp chẵn 6-10 theo sườn lục bát vần lưng kết hợp với vần chân; hai câu ngũ ngôn trở thành bát cú (hémistiche) cho câu 10 từ với vần giữa câu. Như vậy, chỉ về âm luật thôi, bài hát đã khác bài thơ. Những câu, những từ, những âm (đừng... đã) luyến láy tạo ý nghĩa mới cho lời thơ - chưa kể nhạc thuật phong phú, tha thiết mang chất bi kịch.
Hẳn người thôi đã quên ta!
Trăng thu gẫy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.
Gặp người chăng? Gặp người chăng, nhắn cho ta
Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ.
Về bài thơ Đừng bỏ em một mình. Sau khi đã thu xếp gọn gàng cuộc tình mười năm với những tình ca đôi lứa như Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Con đường tình ta đi... rồi chia tay với người yêu qua những tình ca một mình như Mùa thu chết, Tình hờ, Giết người trong mộng... tại Midway City, vào năm 1970, tôi phổ nhạc một bài thơ như gửi từ dưới mộ:
Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh
...
Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình
Tôi còn gặp lại Minh Đức Hoài Trinh thêm một lần nữa khi chúng tôi di cư qua Mỹ, tới ngụ cư tại Midway City. Nàng cũng tới thị trấn giữa đàng và ở nhà xế cửa nhà tôi”.
(Trích Vang vọng một thời - Mùa hè 2012)
(thanhnien.com.vn) Hiếu Dũng - Ngân Vi
Phạm Duy và bạn thơ P1.
Kỳ 1: Tao ngộ hoa sim
Màu tím hoa sim - một kiệt tác của nhà thơ Hữu Loan đã làm lay động biết bao tâm hồn. Được Phạm Duy phổ nhạc, bài thơ mang tên mới Áo anh sứt chỉ đường tà, và trở thành một trong những ca khúc bi hùng nhất về người lính.Nhạc sĩ Phạm Duy lúc vui vẫn kể rằng, sinh thời bố ông - nhà văn Phạm Duy Tốn thường viết truyện cười châm biếm các thi sĩ nửa mùa. Cũng vì có người bố như vậy mà “đời tôi, có những khi nổi hứng định làm thi sĩ thì tôi vội vàng bỏ ý định đó ngay. Chỉ sợ ông bố đội mồ sống dậy đưa mình vào truyện tiếu lâm!”. Phạm Duy chia sẻ, học tập bố mình, ông cũng có thể gọi là khắt khe trong việc nhận thức cái hay cái đẹp, đặc biệt là đối với thơ ca.
Nhà thơ Hữu Loan (trái) và nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: nhân vật cung cấp |
|
Năm 2005, nhạc sĩ Phạm Duy trở về quê hương sau ba mươi năm xa cách...
Vào một ngày mưa gió năm 2006, nhân chuyến du lịch trên đường cái quan, Phạm Duy đi ngang qua tỉnh Thanh Hóa. Hỏi thăm mới biết, nhà thơ Hữu Loan còn sống tại làng nhỏ Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn. Ông liền đi xe ôm tìm đến. Trước mặt Phạm Duy, anh cán bộ trong ủy ban kháng chiến ngày ngày cưỡi ngựa đi công tác khắp nơi hôm nào giờ đã là cụ già tóc bạc. Hồi đó ở chiến khu, hai người vẫn hay hàn huyên chuyện văn chương non nước. Một nửa thế kỷ trôi đi, cả hai gặp lại nhau trong hoàn cảnh gần đất xa trời (lúc ấy Hữu Loan đã hơn 90 tuổi), chỉ kịp ôn lại dăm ba câu chuyện cũ rồi chia tay… Cảm xúc về buổi gặp gỡ cuối cùng với nhà thơ Màu tím hoa sim vẫn đọng mãi nơi tiềm thức người nhạc sĩ: “Lúc đó tôi thấy anh Hữu Loan đã hơn 90 tuổi mà hãy còn khỏe mạnh thì mừng lắm”.
Phạm Duy nhớ lại: “Cuối năm 1947, tôi từ Việt Bắc (Cao-Bắc-Lạng) xuống Khu 3 (Chợ Đại, Cống Thần) rồi có ý định đi theo Trần Văn Giàu vào Nam chiến đấu. Nhưng khi vào tới Thanh Hóa (Khu 4 - làng Quần Tín) thì tôi gặp tướng Nguyễn Sơn và ở lại đó, gia nhập Ban Văn nghệ của Trung đoàn 304. Tại đây tôi gặp Hữu Loan...
Đầu húi cua, tiếng nói lớn, và khi ngủ thì ngáy như sấm, vậy mà khi làm thơ thì toàn thơ buồn. Anh vừa góa vợ và có một bài thơ rất buồn thương là bài Màu tím hoa sim mà nhiều người đã phổ nhạc, trong đó có tôi (có hai người khác phổ nhạc nữa là: Dzũng Chinh với tên Những đồi hoa sim và Anh Bằng thì lấy tên là Chuyện hoa sim). Nhưng đến khi tôi phổ nhạc xong bài thơ thì chính quyền hồi đó (1948) cho rằng bài thơ tiêu cực quá, nên tôi không muốn phổ biến bài hát đó. Sau này, khi tôi vào Sài Gòn sinh sống, tới năm 1971 tôi mới chính thức tung ra bài hát. Khi đó, tôi đặt tên cho bài hát là Áo anh sứt chỉ đường tà.
Theo tôi, bài Áo anh sứt chỉ đường tà tuy có vẻ buồn thương, nhưng không bi lụy mà bi hùng! Tôi nghĩ, bổn phận của người nghệ sĩ trong thời chiến phải biến cái bi thành cái hùng. Bài thơ của anh Hữu Loan có cả hai yếu tố đó và trong bản nhạc người nghe cũng nghe được cả hai tiếng: tiếng hùng và tiếng bi. Tôi soạn thành một “ca khúc” dài tới 7 đoạn gồm khoảng 80 khuông.
Vì là một truyện ca dài, bài hát được chia ra
6 đoạn, nói tới chuyện một anh chiến binh từ mặt trận trở về, cưới xong
người con gái anh yêu, rồi lại phải trở về quân ngũ. Ở chiến trường,
nhiều khi nhớ vợ, lo lắng cho vợ. Ở quê nhà, bỗng không may người vợ trẻ
bị chết đuối, anh không được gặp mặt vợ. Lòng anh rất buồn nhưng vẫn
hăng hái theo đoàn chiến sĩ ra đi. Trên đường hành quân, qua những đồi
sim, anh nghe thấy có tiếng văng vẳng ru: À ơi, Áo anh sứt chỉ đường tà,
vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu...”.
(Trích Vang vọng một thời - Mùa hè, 2012)
(thanhnien.com.vn) Hiếu Dũng - Ngân Vi
Đệ Nhất Khoái
Phê với bánh tráng thịt heo kiểu Ban Mê
Đến thủ phủ cà phê vào một ngày mát mẻ, khi hỏi có món ăn vặt gì hay, cô bạn “thổ địa” nói luôn: "Không ăn bánh tráng thịt heo ở đây, coi như là chưa biết “mùi” Buôn Ma Thuột".
Bánh tráng ở đây gần giống bánh cuốn, là món ăn không xa lạ. Nhưng bánh tráng thịt heo ở Ban Mê lại khác. Sự lạ lẫm và thú vị của món ăn đến từ chính cách thưởng thức và trình bày vô cùng đặc biệt.
Toàn bộ phụ liệu để thưởng thức bánh tráng thịt keo kiểu mới |
Trong khi chờ đợi người phục vụ mang bánh ra, bạn đừng ngạc nhiên bởi những chồng đĩa cao đến chục chiếc ở bàn bên cạnh, bởi bánh tráng ở đây đều được tráng mỏng và mỗi chiếc chỉ để trên một đĩa.
Lần lượt mỗi chiếc bánh vừa tráng xong được dọn ra là cả một sự trải nghiệm thú vị, khi thực khách tự tay cuốn cho mình một chiếc bánh với nguyên liệu theo ý.
Thịt heo nướng từng miếng rất đậm đà, thơm mùi vừng rang cùng vị ngọt của thịt Bánh tráng mỏng te rắc bột tôm và hành tươi |
Cùng chọn nguyên liệu, cuốn và thưởng thức - Ảnh: Giang Kenji |
Từ ý tưởng “phù hợp với khẩu vị của tất cả mọi người” mà bánh tráng thịt heo kiểu mới đã ra đời. Chỉ cần nhìn vào sự đông đúc của quán và hàng xe dài trước cửa là bạn đã có thể biết được sự hấp dẫn và lôi cuốn kì lạ của món bánh này.
Địa chỉ duy nhất để thưởng thức bánh tráng “cuốn” ở xứ cà phê Đắk Lắk là 43 Trần Nhật Duật (TP Buôn Ma Thuột), và giá cả thì vô cùng bình dân.
Linh San
Cá lao “mồ côi”
Cá lao có miệng dài ngoằn giống mỏ vịt, chả trách lên dĩa một con đã “chật chỗ”. Cá lao có da đỏ hồng thật bắt mắt, thịt trắng tươi lại không có xương vụn. Vậy nên, đem nướng là giải pháp an toàn, gọn nhẹ với những con cá thịt mềm , không "tắm" nước biển trên 3 - 4 ngày.
Tuy vậy, cũng có nơi cá vắng biển không quá một ngày đêm, được “nằm” máy bay vào tận Sài Thành, vẫn chung phận nướng.Cá được nướng nghệ, ngọt thơm phải biết! “Tiễn” cá, có mớ rau Trà Quế xứ Quảng thơm nức tiếng. Những cọng húng lủi, dấp cá, húng quế... lá nhỏ “xíu xìu xiu” mà ngát thơm dìu dặt đến lặng người. Ai mê ớt Quảng, tỏi “đẹt” thì cung điệu còn réo rắt và lâm li hơn nhiều, cay rớt nước mắt mà miệng vẫn cười giòn!
Cá lao nướng - Ảnh: Tạ Tri
Được biết, ở mỗi vùng biển, cá trên mang tên khác nhau. Ngư dân Khánh
Hòa, Phú Yên dựa vào thân hình thon dài của nó nên gọi cá lao. Còn ở
Quảng Ngãi, Đà Nẵng trông mặt “mà bắt hình dong”, đặt tên cá chìa vôi
biển.Tuy nhiên cá lao ngon nhất được cho đánh bắt từ biển Phú Yên, do có lượng phiêu sinh tốt hơn những vùng biển khác. Cá lao thuộc giống cá hiền, sống gần bờ và ven rạng, có hai loại đỏ và đen. Con màu đỏ thì đắt tiền hơn. Có con to bằng cổ tay người lớn, nặng trên một ký.
Ở Nha Trang cũng có khô cá lao, cho thịt ngọt dẻo tựa khô cá đuối. Ngoài Đà Nẵng, Hội An vẫn còn món lẩu cá chìa vôi biển (cá lao) - thơm thịt ngọt nước, từng là “sợi nhớ sợi thương” cho bao du khách.
Thường người ta đánh bắt nó bằng ghe cào hoặc câu đêm. Mùa biển động, khoảng tháng chín đến gần tháng chạp, vẫn có cá nhưng không tàu ghe nào dám liều mạng ra đánh bắt.
Tạ Tri
Kỳ 9: Đồn Rạch Cát & Kỳ 29: Ngôi chùa của ân nhân chúa Nguyễn
Theo dấu người xưa
Ít ai ngờ giữa rừng ngập mặn hoang vu sát biển của huyện Cần Đước (Long An) lại có một trận địa pháo lớn tầm cỡ nhất nhì Đông Dương đã tồn tại hơn một trăm năm qua…
Giữa tháng 8.2012, tôi được tháp tùng đoàn nhạc sĩ của Hội Âm nhạc TP.HCM đi thực tế sáng tác ở Long An. Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến là đồn Rạch Cát (thuộc ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước). Đoàn được hướng dẫn bởi chị Lê Thị Hồng Hạnh (Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Long An) và anh Nguyễn Công Toại (Chánh văn phòng sở), nên được tham quan thoải mái dù đây là nơi đồn trú của một đơn vị quân đội. Tôi khá ngạc nhiên khi trung úy Nguyễn Hữu Nam (trưởng đồn) mời đoàn… lên nóc nhà. Nhưng khi lên đây rồi mới thấy “choáng” bởi quy mô của đồn, nhất là sừng sững trước mắt chúng tôi một ụ trọng pháo bằng thép như chiếc mu rùa khổng lồ, còn ở hai đầu hồi là hai khẩu pháo 138 mm đang “trơ gan cùng tuế nguyệt”.Đường lên ụ pháo - ẢNH: H.Đ.N |
Đồn Rạch Cát có hình cung đối xứng, chiều dài khoảng 300 m, chiều ngang 100 m. Mặt tường bố trí 100 lỗ châu mai hình vuông. Trên cổng đồn vẫn còn có thể đọc được dòng chữ “Ouvreges du Rach Cat 1910”.
Khẩu pháo 138 mm |
Hỏa lực chính của đồn là 2 tháp pháo ở hai đầu cánh. Mỗi tháp pháo có đường kính 6 m, đặt song song 2 khẩu canon 240 mm. Đây là loại pháo hạm do Pháp sản xuất đặt trên tàu chiến, sau đó được điều chỉnh lại để bố trí ở các pháo đài. Mỗi khẩu pháo nặng 140 tấn, đạn nặng 162 kg, tầm bắn xa nhất là 22,7 km. Tháp pháo kiểu Schneider bằng thép dày, có thể quay vòng tròn để bắn ra mọi hướng. Phía trên nóc tháp pháo còn nhô lên một ụ nhỏ hình mu rùa để quan sát và chỉnh pháo. Nếu các loại pháo bộ binh hiện đại khi bắn còn phải móc 2 càng sắt ở phía sau của khẩu pháo vào đất để chịu sức giật khi bắn, thì với các ụ pháo này, ta đủ biết độ chắc chắn, kiên cố của nóc đồn như thế nào. Đến nay, dù đã hơn trăm năm nhưng các tháp pháo ở đồn Rạch Cát vẫn rất vững chắc, đặc biệt là không bị han gỉ. Tiếc là, các khẩu pháo đã bị gỡ đi, chỉ còn lại hai lỗ trống hoác hình bầu dục trên thân tháp pháo.
Ngoài hỏa lực chính ở hai tháp pháo trên, đồn Rạch Cát còn được trang bị 6 khẩu pháo phòng không 75 mm (sản xuất năm 1897) và 4 khẩu pháo 95 mm (1888). Việc xây dựng pháo đài này ngốn hết 7 tỉ franc thời đó (hơn nhiều so với 2 tỉ franc - tiền Pháp, cho việc xây dựng Nhà hát Lớn Hà Nội).
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc mà khu vực trấn giữ của đồn Rạch Cát vẫn vô sự nên thực dân Pháp chở 4 khẩu trọng pháo 240 mm đi chi viện cho chiến trường khác, chỉ để lại các loại pháo nhỏ… Đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1938 - 1945), trước nguy cơ phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương, Pháp sửa sang lại đồn Rạch Cát và xây thêm 2 mâm pháo lộ thiên ở hai đầu hồi để đặt 2 khẩu pháo 138 mm (sản xuất năm 1924 và 1927), mỗi khẩu nặng 5,5 tấn. Đến nay 2 khẩu pháo này vẫn còn nằm đó nhưng không còn sử dụng được.
Tháng 3.1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm đồn và chở đi những khẩu pháo 75 mm. Đến tháng 8 năm ấy, Nhật đầu hàng đồng minh, đồn Rạch Cát lọt vào tay cách mạng nhưng chỉ giữ được 3 tháng rồi rút đi khi quân Anh hỗ trợ cho Pháp tái chiếm đồn. Từ đó cho đến tháng 4.1975, quân đội Sài Gòn và lính Mỹ thay nhau trấn giữ đồn này…
Sau ngày giải phóng, đã có khoảng 10 bộ phim mượn đồn Rạch Cát để quay những cảnh pháo đài cổ, bởi toàn miền Nam không có pháo đài nào sánh được với đồn Rạch Cát về mức độ hoành tráng, cổ xưa và thơ mộng… |
Hà Đình Nguyên
Kỳ 23: Âm vang Tiêu tự thần chung & Kỳ 24: Ba Chúc bên núi Tượng
Theo dấu người xưa
Tọa lạc tại số 75 đường Phương Thành, TX.Hà Tiên (Kiên Giang), Sắc tứ Tam Bảo là một trong những ngôi chùa xưa nhất ở Hà Tiên. Đây là ngôi chùa do Tổng binh Mạc Cửu xây dựng để thân mẫu của ông là Thái Thái phu nhân tu hành trong những năm cuối đời.
Theo sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang thì chùa Tam Bảo được xây dựng vào năm 1730. Thời Tao đàn Chiêu Anh các, tiếng chuông chùa là nguồn cảm hứng để Mạc Thiên Tích sáng tác bài thơ Tiêu tự thần chung. Nhưng lịch sử ngôi chùa qua nhiều thăng trầm, biến đổi nên cũng còn những điều chưa rõ.Lịch sử chùa Sắc tứ Tam Bảo
Căn cứ bài thơ Tiêu tự thần chung của Mạc Thiên Tích, ni trưởng Như Hải, trụ trì Sắc tứ Tam Bảo, giải thích rằng “Tiêu tự” là nơi tu hành tĩnh mịch, “thần chung” là tiếng chuông thỉnh buổi sáng và suy luận ngôi chùa xưa ở sát công thự (của Tổng binh Mạc Cửu). Cách giải thích này khá gần với thông tin mà nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt cung cấp cho chúng tôi: “Thời Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, nơi ngôi chùa tọa lạc hiện nay vốn là Trấn thượng/dinh cơ của Mạc Cửu, phía sau hậu liêu ông có cất một gian phòng cho mẫu thân ông tu hành. Vào năm 1718, Hà Tiên bị quân Xiêm tấn công. Bấy giờ bà Mạc Cửu chạy nạn qua Lủng Kỳ và hạ sinh Mạc Thiên Tích”.
Đến giai đoạn Mạc Thiên Tích kế vị cha, ngôi chùa cổ có lẽ vẫn nằm trong khu vực Trấn thượng. Năm 1771, vua Xiêm PhyaTak Sin (Trịnh Tân) lại đem quân sang tấn công Hà Tiên, đánh bại Mạc Thiên Tích. Lần này ông chạy sang Cà Mau trong khi Hà Tiên gần như bị san bằng. Trấn thượng vì vậy cũng không còn tồn tại và ngôi chùa cũng trở thành phế tích, mặc dù người Xiêm sùng đạo Phật và không có hành vi phá chùa.
Chùa Sắc tứ Tam Bảo ở Hà Tiên - Ảnh: H.P |
Từ đó đến nay, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Song điều đáng quý là phế tích bức tường thành được xem là dấu vết của Trấn thành thời Tổng binh Mạc Cửu hiện vẫn còn gìn giữ.
Chiếc đại hồng chung
Hiện nay, trong khuôn viên chùa Sắc tứ Tam Bảo còn hai tháp lớn: một là của hòa thượng Ấn Trừng, hai là của hòa thượng Phước Ân. Hòa thượng Phật Hội - Ấn Trừng đời thứ 35 Lâm tế chánh tông (theo dòng kệ Đạo bổn nguyên thành phật tổ tiên) là vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa xưa.
Tương truyền, đêm nọ mẹ của quan Tổng binh Mạc Cửu nằm mộng thấy con rồng vàng ngậm cành hoa sen quấn trên cột buồm chiếc ghe thương hồ từ hướng bắc đến. Hôm sau bà thuật lại cho Mạc Cửu nghe. Ít lâu sau có một vị tu sĩ tướng mạo bất phàm đến xin diện kiến. Khi hỏi ra mới biết ông là một danh tướng của nhà Minh, vì không phục nhà Thanh nên rời bỏ quê hương sang Nam triều rồi chán cảnh thế nhân xuất gia theo Phật, được pháp hiệu là Ấn Trừng. Nghe xong, ngài tổng binh thấy ứng với điềm báo mộng của mẹ bèn lưu ông lại trấn phủ truyền giáo quy giới cho mẹ tu hành. Một số bài viết giới thiệu về Sắc tứ Tam Bảo tự còn ghi rằng, tu hành được một thời gian, Thái bà bà (mẫu thân Mạc Cửu) tọa hóa trước Phật đài. Ngài Mạc Cửu cho đúc kim thân của mẹ để thờ, đúc một đại hồng chung để cúng và nghe tiếng chuông mà tưởng niệm mẹ hiền.
Tuy nhiên, theo ni trưởng Như Hải thì Thái bà bà vãng sanh ngay lúc làm lễ xuất gia tại chánh điện và hiện trong chùa cũng không có (tượng) kim thân của bà. Chỉ có bài vị thờ mà các nhà nghiên cứu cho rằng bút tích của Mạc Thiên Tích và ngôi mộ của bà ở phía sau chùa. Cách đây mấy năm, hậu duệ họ Mạc ở Cà Mau đã qua đây trùng tu xây tháp, còn trước đó thì chỉ là ngôi mộ bình thường. Trong chùa nay chỉ còn lưu giữ bức kim thân A Di đà do Tổng binh Mạc Cửu mang từ Trung Quốc sang. Nhưng bức tượng hiện đã sơn phết nhiều lớp, khó xác định. Riêng chiếc đại hồng chung được người đời truyền tụng là chiếc chuông mà Tổng trấn Mạc Thiên Tích cảm tác qua bài thơ nổi tiếng Tiêu tự thần chung được đúc vào thời Minh Mạng.
Liên quan đến các dữ kiện trên, ông Trương Minh Đạt cho rằng Hà Tiên là vùng đất giặc giã liên miên, Trấn thành bị phá nhiều lần, cho nên di vật người xưa khó tồn tại. Bức tượng kim thân A Di đà hiện nay cũng có thể là bức tượng của ngôi chùa cũ được tìm thấy sau này, song chưa có tư liệu nào nói đây là bức tượng của ông Mạc Cửu mang từ Trung Quốc sang hay do ông đúc tại Hà Tiên. Họ Mạc từng đúc tiền riêng thì khả năng đúc tượng không phải không thực hiện được. Riêng về chiếc đại hồng chung, chữ khắc trên chuông quá mờ khó đọc, nhưng theo tư liệu ông có được thì đây là chiếc chuông do hai vợ chồng phật tử hiến cúng vào khoảng năm 1890. Hòa thượng Hoằng Nghĩa hiện còn mộ ở chùa Giác Viên, đã được mời đến làm lễ chứng minh cho chiếc đại hồng chung này. Do đó, không thể nói chiếc chuông được đúc vào thời Minh Mạng. Chiếc chuông trong “Tiêu tự thần chung” một thời âm vang có thể đã bị hủy hoại trong lúc quân Xiêm chiếm đóng Hà Tiên.
Sắc tứ Tam Bảo tự nổi tiếng với Tiêu tự thần chung còn chịu đựng những biến cố thời cuộc về sau. Ni trưởng Như Hải cho biết, năm 1974 khi bà về trụ trì, chùa đã xuống cấp nghiêm trọng vì trước đó mấy năm, do chính quyền Lon Nol đàn áp, nhiều Việt kiều chạy về quê lánh nạn đã đến chùa căng lều tạm ở nhờ. Rồi năm 1978 - 1979, bọn diệt chủng Pôn Pốt tràn sang Hà Tiên bắn giết dân lành, ni sư lại tiếp tục bỏ chùa chạy lên Bãi Ớt lánh nạn.
Kỳ 24: Ba Chúc bên núi Tượng
Miếu Vạn Ban nằm sát chân núi Tượng thuộc ấp An Định, thị trấn Ba Chúc, H.Tịnh Biên (An Giang) là một trong những cơ sở tín ngưỡng của Tứ ân hiếu nghĩa - một dạng tôn giáo cứu thế, nhánh phát triển của Bửu sơn Kỳ hương.
Thị trấn Ba Chúc ngày nay được hình thành từ các cuộc khởi nghĩa chống Pháp hồi cuối thế kỷ 19 ở một số tỉnh Nam kỳ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa do Đức Bổn sư Ngô Lợi lãnh đạo.Chiêu binh khởi nghĩa
Ngô Lợi có thể tên là Ngô Văn Lợi, chữ Hán viết trang trọng là Ngô Tự Lợi. Theo tài liệu của nhà văn Sơn Nam, Ngô Lợi quê ở làng Trà Tân (nay là xã Long Trung, H.Cai Lậy, Tiền Giang), nhưng cũng có người nói quê ông ở Trà Lọt (H.Cái Bè) hoặc Mỏ Cày (Bến Tre)…
Miếu Vạn Ban dưới chân núi Tượng - Ảnh: N.P |
Năm 1878, ông về chùa Hiếu Nghĩa ở làng Hòa Khánh, tổng Phong Hòa (Cái Bè) cùng một đệ tử người địa phương tên là Nguyễn Văn Vi, thường gọi ông Đạo Tư, tổ chức một cuộc lễ làm chay có đến 2.000 người dự. Thực tế đây là cuộc lễ cúng tế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa hồi tháng 5.1885 của nghĩa quân làng An Định. Lúc đăng đàn thuyết pháp, Bổn sư Ngô Lợi kêu gọi mọi người hưởng ứng nổi lên chống lại giặc Lang sa cướp nước. Đồng thời để xây dựng phong trào và phát triển lực lượng, ông cấp phát cho hai đệ tử thân tín của mình là Lê Văn Ong và Võ Văn Khả hai cấp bằng Lãnh binh và Phó lãnh binh. Cả ba người Nguyễn Văn Vi, Lê Văn Ong và Võ Văn Khả nguyên là thuộc tướng của Thiên Hộ Dương.
Sau đó Lê Văn Ong và Võ Văn Khả về làng Tân Phú Đông, tổng Thuận Bình (Mỹ Tho) chiêu mộ nghĩa quân, tích trữ lương thực, mua sắm vũ khí, chờ thời cơ chuẩn bị khởi nghĩa. Cai tổng Thuận Bình cho tay chân theo dõi và đến bắt được một số người nộp cho chính quyền cấp trên khai thác.
Khởi nghĩa không thành
Trước nguy cơ bại lộ, Lãnh binh Ong và Phó lãnh binh Khả quyết định khởi nghĩa. Chiều 30.4.1878, nghĩa quân tập trung tại làng Tân Phú Đông chờ lệnh. Thực dân Pháp hay tin vội điều động binh lực tăng viện cho đồn Thuộc Nhiêu và đồn Cai Lậy. Đích thân Chánh Tham biện Mỹ Tho chỉ huy một đội quân gồm 10 tên lính thủy và 38 lính mã tà với đầy đủ vũ khí dùng một tàu chiến theo sông Tiền tiến về Cai Lậy.
Ngày 2.5.1878, nghĩa quân làm lễ xuất quân ở bờ kinh Bà Bèo (vùng tiếp giáp Đồng Tháp Mười). Hàng trăm người vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác đánh trống reo hò, dùng kế nghi binh như sắp tấn công Cai Lậy. Nhưng thực tế đạo quân chủ lực lại tập trung ở làng Cửu Viễn, tổng Thuận Trị (nay là xã Thân Cửu Nghĩa, H.Châu Thành, Tiền Giang) để theo lộ Đông Dương tấn công vào Mỹ Tho. Trên đường tiến quân, nghĩa quân được nhân dân đi theo ủng hộ, thanh thế rất cao.
Cùng lúc đó, tín đồ đệ tử của Ngô Lợi ở Vũng Liêm (Vĩnh Long) cũng sẵn sàng nổi lên hưởng ứng và phối hợp chiến đấu. Theo tờ châu bản ngày mồng 1 tháng 6 năm Tự Đức thứ 31, hai viện Cơ mật và Thương bạc đã dâng lên vua Tự Đức một tờ bẩm về cuộc nổi dậy của “bọn phỉ” ở các xứ Tháp Mười, Cai Lậy và Vũng Liêm. Tờ bẩm này nói rõ bọn nổi lên phần nhiều người trong đạo Thích, nhưng khi hành binh dùng nhiều ảo thuật, hoặc kết cỏ thành hình nộm, sai cầm cờ, cầm kiếm, đánh trống reo hò tiếng người... (Châu bản triều Nguyễn tháng 4, ngày mồng 7 - viện Cơ mật (HTBC-No 2171) - Châu bản triều Nguyễn - Tư liệu Phật giáo - Lý Kim Hoa - NXB Văn hóa Thông tin 2003).
Tuy nhiên, nhờ có hệ thống “dây thép” nên thực dân Pháp đã được thông tin nhanh chóng và có sự chuẩn bị đối phó. Tham biện Mỹ Tho đã ra lệnh cho Đốc phủ Trần Bá Lộc dẫn quân đàn áp. Ông Lê Văn Ong rút về Tháp Mười tiếp tục chỉ huy kháng chiến. Ông Võ Văn Khả bị bệnh nặng phải lánh về quê nhà ở làng An Mỹ, tổng Lợi Thuận (nay là xã Phú An, H.Cai Lậy, Tiền Giang) điều trị. Nhưng sau đó quân Pháp đã bắt được hai ông và đem ra xử chém tại đồn Thuộc Nhiêu:
“Rủi ro Ong, Khả vận nghèo
Bắt đều chém tại Thuộc Nhiêu cựu đồn”.
(Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca - Nguyễn Liên Phong - 1909)
Sau cuộc khởi nghĩa, Trần Bá Lộc tổ chức các cuộc đàn áp gắt gao. Nhiều hương chức đã đem quỹ nộp cho nghĩa quân đều bị bắt tra tấn, tù đày. Làng Tân Phú Đông bị cắt chuyển về tổng Lợi Trinh, gần Cai Lậy để dễ kiểm soát hơn. Những tín đồ của Đức Bổn sư Ngô Lợi ở vùng Cai Lậy và Vũng Liêm phải rời địa phương tìm nơi khác lánh nạn. Theo nghiên cứu của nhà văn Sơn Nam, trong số này có 30 nghĩa quân lánh nạn ở núi Tượng (Châu Đốc). Ba chục người này đã khai phá lập một xóm nhỏ gọi là xóm Ba Chục, về sau phát triển thành làng xã, nói trại thành Ba Chúc, tức thị trấn Ba Chúc bây giờ. Do đó, ngày nay khi đến Ba Chúc hỏi thăm có nhiều người cho biết quê quán của mình ở vùng Cai Lậy hoặc Bến Tranh, tỉnh Tiền Giang.
Theo ông Nguyễn Văn Thắm, ông từ quản lý chăm sóc miếu Vạn Ban bên chân núi Tượng, hiện nay quanh núi Tượng có khoảng vài ngàn tín đồ Tứ ân hiếu nghĩa. Những người có trách nhiệm trong đạo đều để tóc để râu - biểu thị tâm huyết giữ gìn cổ tục của người xưa.
(thanhnien.com.vn) Ngọc Phan - Hoàng Phương
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Kỳ 27: Chùa Phù Dung trên nền Chiêu Anh các & Kỳ 28: Áo cưới trước cổng chùa
Theo dấu người xưa
Tọa lạc dưới chân núi Bình San (P.Bình San, TX.Hà Tiên, Kiên Giang), Phù Dung cổ tự là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của đất Hà Tiên. Những năm gần đây, trên các diễn đàn học thuật có nhiều tranh luận về lịch sử ngôi chùa này.
Tao đàn Chiêu Anh cácChuyện bắt đầu từ địa chỉ của Tao đàn Chiêu Anh các cùng đền thờ Đức Khổng tử do Mạc Thiên Tích cất năm 1736. Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, trước đây nhiều người xác quyết rằng Chiêu Anh các chỉ là danh xưng của một hội Tao đàn, ý nói là Chiêu Anh các không có nơi sinh hoạt. Nhưng muốn xác định vị trí ngôi nhà này phải dày công nghiên cứu qua thơ văn của Tao đàn và qua thư tịch, như Kiến Văn tiểu lục và Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh và cả Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức...
Chùa Phù Dung ở thị xã Hà Tiên - Ảnh: H.P |
“Về thơ văn, trong bài Giang Thành dạ cổ của Mạc Thiên Tích có câu mô tả chi tiết liên quan đến nền nhà “Khách phượng trì cũng gồm thao lược/Chốn thi đàn bảy bước tranh phong”. Tôi ngờ ngợ cái “thi đàn bảy bước này” nói thềm nhà có 7 bậc. Ngoài ra, trong bài viết Tương quan giữa nền nhà Chiêu Anh các xưa và chùa Phù Dung ngày nay đăng trên tạp chí Chiêu Anh Các cách đây mười năm, tôi đã có phân tích về những cột đá sa thạch mà tôi nghi ngờ đó chính là những cây cột đá của kiến trúc Tào đàn Chiêu Anh các”, ông Đạt nói.
Di tích Chiêu Anh các và đền thờ Đức Khổng tử có lẽ tồn tại đến năm 1833. Thời điểm ấy, quân Xiêm cử đại binh sang chiếm đất Hà Tiên, theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi. Trận đó nhiều công trình, dinh thự ở Hà Tiên đã bị giặc hủy hoại. Cho đến năm 1845, cơ sở này vẫn còn một vài kiến trúc. Vì vậy, khi Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn đến đây, có viết như sau: “Cảnh còn đó mà người xưa đâu tá? Vừa rời khỏi yên ngựa ta đã hạ lệnh cho tướng sĩ mau dâng lên tập Hà Tiên thập vịnh của Mạc tướng công... Bấy giờ là nửa đêm… ta đương trầm ngâm đọc bài Giang Thành dạ cổ của Mạc Tướng công, trong thư phòng của chính người xưa”.
Chùa Phù Dung cất lại
Phù Dung là tên một ngọn núi đã có từ trước, ngôi chùa xưa vì cất trên núi nên được gọi cùng tên. Theo sách Hoàn Vũ ký của Nguyễn Thu, được biên soạn vào khoảng năm 1841-1847 thì “Núi Phù Cừ cách tỉnh về phía tây bắc hơn một dặm, hang động xanh rì, chân núi có chùa Phù Cừ, do đó tên núi là núi Phù Cừ”. Đối chiếu với Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì thấy chùa Phù Dung ở triền tây nam núi Phù Dung, sang đời Thiệu Trị đổi tên núi và chùa là Phù Cừ.
Tuy nhiên, trên thực tế thì Phù Dung cổ tự trên núi Phù Dung đã không còn kể từ năm 1833. Khi giặc Xiêm chiếm Hà Tiên, chúng bắt hết già trẻ lớn bé ở đây và người trụ trì chùa Phù Dung cũng bị bắt. Sau khi đánh đuổi giặc Xiêm khỏi đất Hà Tiên, nhà Nguyễn không phục hồi ngay mà dời lên Giang Thành đặt lỵ sở Hà Tiên ở đó. Năm 1845, Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn về đây và gặp hòa thượng Tiên Giác - Bửu Châu. Hai người ngồi trên nền Chiêu Anh các đàm đạo việc cất lại chùa Phù Dung. Ngài Tổng đốc không muốn cất lại chùa ở chỗ cũ, vì vậy đã quyết định đem chùa về núi Bình San, tức nền Chiêu Anh các. Đại Nam nhất thống chí có nhắc chi tiết này: “Chùa Phù Dung được cất trên nền di tích xưa của Mạc Thiên Tích”. Nhưng “nền di tích xưa” đó lại không được phân định rõ là nền gì, nên người đời sau đã phải vất vả tìm lại di tích Chiêu Anh các.
Khi chùa Phù Dung được cất lại ở núi Bình San nhưng không được tiếp tục duy trì tên cũ vì kỵ húy “tên cúng cơm” của vua Thiệu Trị. Thời đó, từ Bắc chí Nam, các địa danh có chữ Dung đều phải đổi. Chẳng hạn như huyện Phù Dung ở ngoài Bắc đổi lại là huyện Phù Cừ. Còn ở Hà Tiên, núi Phù Dung cũng đổi lại là núi Phù Cừ. Do đó, sau khi cất lại chùa, ông Doãn Uẩn quyết định đổi tên là chùa Phù Anh (tức Phù Dung và Chiêu Anh các ghép lại). Thời đó lũy chung quanh núi cũng gọi là lũy Phù Anh.
Nguyên nhân lầm lẫn vị trí và tên gọi chùa Phù Dung, Phù Cừ là từ sách vở. Theo ông Trương Minh Đạt thì: “Đời Minh Mạng có Gia Định thành thông chí, đời Thiệu Trị có Hoàn Vũ ký, đời Tự Đức có Đại Nam nhất thống chí. Khi thực hiện bộ sách Đại Nam nhất thống chí, trình lên vua Tự Đức xem thì vua bảo, sách còn sai nhiều chỗ, đem về làm thêm bản phụ biên để sửa. Nhưng trong lúc tập phụ biên đang làm thì Pháp tấn công Đà Nẵng rồi sau đó chiếm luôn Gia Định và Nam kỳ. Triều đình Tự Đức trong giai đoạn này, văn khố lộn xộn, nhiều tài liệu sách vở bị thất lạc. Bộ sách Đại Nam nhất thống chí được người đời sau tìm những gì còn sót chép lại, còn phần bổ biên không tìm thấy. Sau khi Tự Đức qua đời, đến thời vua Duy Tân, Đại Nam nhất thống chí được làm lại. Bấy giờ Nam kỳ đã không còn là thủy thổ của triều đình Huế, sách không nói đến lục tỉnh, nên không có Hà Tiên”.
Theo ông Đạt thì một người Pháp tìm ra bộ Đại Nam nhất thống chí còn rơi rớt ở đâu đó trong văn khố triều đình rồi đem về Hội Những người nghiên cứu Đông Dương dịch, xem chỗ nào thiếu thì thêm vô và cho ra đời Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt. Chính việc thêm vô này khiến vấn đề chùa Phù Anh trở nên mờ mịt. Vì vậy người đọc bộ Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt được ấn hành trước năm 1975 ở Sài Gòn, thì thấy chùa Phù Anh bị sửa lại là chùa Phù Cừ. Còn trong thực tế không có ngôi chùa nào mang tên là Phù Cừ, lỗi là do tác giả sách Hoàn Vũ ký không cập nhật thông tin sau năm 1845, khi chùa Phù Dung đã dời điểm và được ông Doãn Uẩn đổi tên là Phù Anh.
“Trong khi vấn đề còn đang tranh cãi chưa ngã ngũ thì di chỉ người xưa tiếp tục bị hủy hoại. Trụ đá còn sót lại của đền thờ Đức Khổng tử hay Chiêu Anh các hiện thời đã bị đập bỏ, một số công trình của người xưa đã bị xâm hại nghiêm trọng do sự thiếu hiểu biết của người nay”, ông Đạt bức xúc.
Chùa Phù Dung ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) gắn liền với chuyện kể về bà Dì Tự - dân gian còn đặt một cái tên khác là bà Phù Dung, đồng thời cho đó là vị sư nữ đầu tiên trụ trì chùa. Thực ra giai thoại trên là do dân gian kể theo tiểu thuyết lịch sử Nàng Ái Cơ trong chậu úp của bà Mộng Tuyết, xuất bản năm 1961. Trước đó ở Hà Tiên chưa hề có câu chuyện này.
Người đẹp trong chậu…Câu chuyện tóm lược như sau: Mạc Lịnh công tức Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tích có một người vợ thứ tên là Dì Tự “sắc nước hương trời và văn hay chữ tốt”. Do đó Mạc Lịnh công vô cùng sủng ái khiến cho bà chánh thất Nguyễn phu nhân ghen tức, lập mưu hãm hại.
Một hôm, nhân Mạc Lịnh công bận đi duyệt binh, ở nhà, Nguyễn phu nhân đem nhốt bà thứ vào trong một cái chậu, úp lại cho ngộp mà chết. Bất thình lình, vừa lúc đó trời bỗng đổ mưa to và Mạc Lịnh công cũng vừa về đến. Thấy trời đang mưa mà sao chậu to không ngửa lên hứng nước, ông bèn truyền lệnh giở chậu ra thì phát hiện nàng Dì Tự đang thoi thóp, nhưng may mắn hãy còn cứu kịp. Tuy thoát chết, nhưng Dì Tự trở nên chán chường sự thế, bèn xin Mạc Lịnh công cho phép đi tu. Trước sự tình ngang trái đó, ngài Tổng binh không còn cách nào khác, đành chiều ý, cất một ngôi am tự cho “Ái cơ” của mình tu hành. Bên am tự, ngài cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Đến khi bà qua đời, Mạc Lịnh công cho xây ngôi mộ kiên cố, cấu trúc theo hình cái chậu để tỏ lòng tưởng nhớ đến giai nhân đã vì ông mà phải chịu oan ức, khổ ải...
Một góc Phù Dung cổ tự ở thị xã Hà Tiên - Ảnh: H.P |
Theo phong tục, cấu trúc ngôi mộ hình chum này thuộc loại mộ cải táng và chữ nghĩa trên bia không thể hiện bà là người tu hành. Căn cứ dòng lạc khoản này cho thấy mộ được lập vào năm Tân Tỵ (1761), lúc này Mạc Thiên Tích còn sống. Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt nói: Theo sách Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh chép: “Về sau, các bà thê thiếp sanh trai gái thật đông đảo, tựa hồ Chu Văn, số đến chín chục. Điều này chứng tỏ Mạc Thiên Tích có rất nhiều vợ. Theo tôi thì ít nhất là 7 bà, căn cứ vào 7 ngôi mộ được tìm thấy: vợ chánh và thứ thiếp, chưa kể những cung phi tỳ nữ thời ấy”.
Tất nhiên tiểu thuyết không cần phải ghi chép đúng theo sự thật. Điều quan trọng là các sử quan về sau đừng căn cứ vào tiểu thuyết mà đưa vào chính sử, coi đó là một phần trong lịch sử của chùa Phù Dung.
Áo cưới trước cổng chùa
Ông Trương Minh Đạt kể lại: “Từ năm 1958 tôi đã đi dạy học. Khi nhà văn Sơn Nam từ Sài Gòn về, tìm tư liệu để viết bài về Hà Tiên, trong một đêm tá túc ở chùa Phù Dung, nhà văn đã gặp nhà sư trụ trì. Sư vốn là người trong dân gian không rành lịch sử, nên nảy sinh ý tưởng sáng tác ra câu chuyện về ngôi mộ không theo hình dạng bình thường mà giống như cái ảng chụp lại. Ông lại nghe Mạc Thiên Tích có 2 vợ. Và theo ông người vợ thứ hai là bà Dì Tự, khi bà qua đời được chôn ở gần chùa. Còn bà lớn chôn ở khu vực lăng Mạc Cửu. Ông nghĩ bà này bị ghen, hồi còn sống đã bị bà lớn chụp cái ảng lên đầu, nên khi chôn người ta làm mộ úp lên để làm kỷ niệm”.
Cũng theo ông Đạt thì trước khi kể chuyện cho ông Sơn Nam nghe, nhà sư đã kể cho ông Trần Thiêm Trung viết trong bộ địa phương chí đánh máy. Theo đó: “Ông Mạc Thiên Tích vắng mặt nhiều ngày trong chiến trận, Mạc phu nhân chánh thất ghen tuông, cho nhốt bà Dì Tự vào một cái mái xưa úp lại...” . Rồi “... bà Dì Tự chán chường kiếp sống, xin Mạc Công đi tu. Ngài chiều ý nên cất ngôi am tự cho bà tu hành. Đến khi bà mất, lại xây cất một ngôi mộ đẹp đẽ dưới ao có hoa sen trắng”. Sai lầm lớn nhất của tác giả bộ địa phương chí là nói ngôi chùa được cất lại lần thứ ba, do ông Mạc Thiên Tích cất cho bà thứ thiếp là Dì Tự. Ông Trung cũng đã gửi bản địa phương chí này cho nhà thơ Đông Hồ và nữ sĩ Mộng Tuyết, bấy giờ bà Mộng Tuyết ở Sài Gòn. Khi nhà văn Sơn Nam về Hà Tiên đã phối kiểm với Trần Thiêm Trung rồi viết lại câu chuyện đăng trên báo Nhân Loại, với tiêu đề Hà Tiên đất Phương Thành, trong đó có kể câu chuyện vợ lớn ghen, úp bà vợ nhỏ trong chậu…
Ông Đạt kể tiếp: “Năm đó, Trần Thiêm Trung có gặp tôi và hỏi, em ở Hà Tiên có biết về lịch sử bà Dì Tự không? Rồi bà Mộng Tuyết cũng hỏi tương tự, nhưng tôi trả lời là chưa biết. Bà Mộng Tuyết bảo rồi mai mốt em sẽ hiểu rõ, cô Bảy (tức bà Mộng Tuyết) sẽ dựng lại câu chuyện này. Như vậy, chính bà Mộng Tuyết là tác giả của câu chuyện Nàng Ái Cơ trong chậu úp. Sau khi nhà thơ Đông Hồ qua đời, bạn bè thân hữu tổ chức họp mặt kỷ niệm một năm ngày mất của ông. Buổi đó có bà Mộng Tuyết, Kiên Giang Hà Huy Hà, Trương Minh Hiển, nhà văn Sơn Nam và tôi. Dịp này, soạn giả Kiên Giang đã xin phép bà Mộng Tuyết chuyển thể tiểu thuyết lịch sử Nàng Ái Cơ trong chậu úp thành tuồng cải lương. Từ đó câu chuyện về bà Dì Tự có thêm nhiều tình tiết lâm ly, bi đát qua tuồng cải lương Áo cưới trước cổng chùa của nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà”.
“Từ tiểu thuyết rồi đến cải lương đã làm cho người ta biết lịch sử chùa Phù Dung chỉ qua nghệ thuật hư cấu, dàn dựng theo cảm hứng của các tác giả. Rồi chùa Phù Dung cũng theo đó lập bàn thờ mới, nói là bàn thờ bà Dì Tự. Điều đáng buồn là những thông tin không xác đáng ấy lại được một số người trong giới học thuật theo hướng đó mà nghiên cứu, tiếp tục quảng bá sự sai lệch”, ông Đạt nói.
(thanhnien.com.vn) Hoàng Phương - Ngọc Phan
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013
LÊ MINH BẰNG (1966-1975)
Có rất nhiều vị yêu thích tân nhạc
cũng như có rất nhiều độc giả của Nguyệt san Nghệ Thuật yêu thích nhạc
của Lê Minh Bằng mà phần đông không biết Lê Minh Bằng là ai, người Nam,
người Bắc hay người Trung, già trẻ bé lớn thế nào, hiện nay ở đâu? Ngoài
ra, còn có những biệt danh như Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích
Dung, Vũ Chương, Dạ Cầm, Dạ Ly Vũ, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy
Khương... nghe rất quen thuộc mà cũng thật là xa lạ vì không một ai hình
dung được Mạc Phong Linh là ai? Mai Bích Dung là ai? Đàn ông hay đàn
bà?
Trước 1975, những người thuộc lớp tuổi từ đôi mươi trở lên, có ít ai mà không nghe, không nhớ đôi ba câu lời trong nhạc phẩm "Đêm Nguyện Cầu" của Lê Minh Bằng:
Rồi một bài hát khác cũng ghi đậm nét son trong lòng giới ngưỡng mộ từ thị thành đến thôn quê, đó là ca khúc "Chuyện Tình Lan Và Điệp 1":
Hoặc vài lời ca của nhạc phẩm "Linh Hồn Tượng Đá" của Mai Bích Dung:
Thính giả tự hỏi, Lê Minh Bằng là ai? Mai Bích Dung là ai?
Đôi khi cao hứng, thính giả cũng hát theo lời ca của ca sĩ trong băng nhạc:
Ca khúc này có tên là "Cô Hàng Xóm" của Nhóm Lê Minh Bằng nhưng được ghi tên tác giả là Giang Minh Sơn, cũng là một trong những ca khúc được thính giả ưa chuộng, không kém những bài "Đêm Nguyện Cầu" (Lê Minh Bằng), "Linh Hồn Tượng Đá" (Mai Bích Dung).
Lê Minh Bằng, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung hay Giang Minh Sơn... là những bút hiệu khác của Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng, tức Nhóm Lê Minh Bằng.
Có người hỏi tại sao người ta muốn tạo một tên tuổi rất khó mà các anh lại đem đứa con mình sinh ra, bỏ nó vào viện mồ côi, không nhìn nhận nó?
Như đã có đôi lần chúng tôi đã xin thưa cùng quý vị là trong thời gian đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng, chúng tôi muốn thử nghiệm một loại nhạc hợp với đa số người thưởng thức, giản dị, nhạc dễ nhớ, lời dễ hiểu, dễ thuộc... nếu nó có được khán thính giả chấp nhận thì là một điều hay, còn nếu không thì cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến tên tuổi của 3 anh em chúng tôi. Nhưng chúng tôi không ngờ, thật không ngờ, những bài như "Chuyện Tình Lan và Điệp 1", "Cô Hàng Xóm" và nhiều bài khác - cũng thuộc loại bài có lời ca hợp với đa số người bình dân - lại được phần đông mến chuộng. Bằng cớ là mỗi lần xuất bản 10,000 bài, chỉ trong vòng một tuần lễ là hết sạch, các đại lý yêu cầu tái bản tới tấp, chúng tôi phải có mặt suốt đêm trong nhà in Tương Lai, đường Trần Hưng Đạo, để lo in cho kịp, và có nhiều bài mức phát hành lên đến cả trăm ngàn bản. Chúng tôi đồng ý đi đến một kết luận là muốn một bài nhạc được phổ thông, được chấp nhận thật sâu trong dân chúng thì, ngoài nét nhạc dễ thuộc, dễ nhớ... còn phải thật dễ thương, nghĩa là âm điệu phải uyển chuyển, có hồn nhạc, mới nghe qua một lần, nhưng thính giả còn nhớ thoang thoáng âm điệu. Về phần lời ca, đừng quá giản dị (đại loại như «Ước gì mình đừng ngăn cách, nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay»), nhưng cũng đừng quá cầu kỳ, đừng bắt người ta nghe nhưng không hiểu gì hết, đừng hỏi «sỏi đá có buồn không»?
Điểm này - tên tác giả lạ - có cái hay nhưng cũng có cái bất tiện của nó. Chẳng hạn như bài "Trở Về Cát Bụi", vì tác giả không phải là Lê Dinh hoặc Minh Kỳ hay Anh Bằng (con vô thừa nhận) cho nên có một nam ca sĩ ở bên Pháp tự tiện in "poster" buổi đại nhạc hội do anh ta tổ chức mà trong đó có bài "Trở Về Cát Bụi" bảo rằng của chính anh ta sáng tác và cũng chính anh ta sẽ trình bày trong nhạc hội đó. Tưởng đâu là bài "Trở Về Cát Bụi" nào khác - do anh ta mới viết, nhưng trùng tên - nhưng té ra là một vụ đạo nhạc, vì đó là bài "Trở Về Cát Bụi" của chúng tôi:
Về điểm trùng tựa bài - chỉ trùng tựa thôi - tôi nhớ có một lần, trước mặt tôi, cố nhạc sĩ Võ Đức Tuyết, lúc đó là Chủ sự Phòng Văn nghệ Đài Phát Thanh Saigon đang duyệt một bài nhạc của một nhạc sĩ trẻ, hỏi nhạc sĩ này tại sao anh lấy trùng tựa một bài nhạc đã nổi tiếng của một nhạc sĩ đàn anh, nhạc sĩ trẻ này trả lời tại anh không biết. Nhạc sĩ Võ Đức Tuyết mới nói:
- Tại anh sinh sau đẻ muộn, làm sao anh biết được?
Bắt đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng, ngoài việc cố vấn cho ông Nguyễn Tất Oanh, giám đốc hãng Đĩa hát Asia - Sóng Nhạc ở số 37 đường Phạm Ngụ Lão (Saigon), trong việc chọn bài để thu thanh và xuất bản, cũng như phụ trách phần phụ diễn ca nhạc cho chương trình Tuyển lựa ca sĩ hàng tuần ở rạp Quốc Thanh do Đài Phát thanh Saigon tổ chức, chúng tôi còn mở lớp nhạc có tên là Lớp nhạc Lê Minh Bằng, (1966-1975) tại số 102/8, đường Hai Bà Trưng, Tân Định.
Trong giai đoạn này, cũng có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ, liên quan đến tâm tính ở ngoài đời cũng như trong lớp nhạc, nói lên cá tính của mỗi ông thầy Minh Kỳ, Anh Bằng và Lê Dinh mà các em nhạc sinh như Kim Loan, Giáng Thu, Hải Lý, Trang Mỹ Dung, Nhật Thiệt Lan, Thu Thủy... chắc cũng không quên.
Các em thường nói với nhau rằng thầy Kỳ nghiêm trang quá, thầy Bằng dễ dãi quá, thầy Dinh thì dung hòa giữa hai trạng thái nghiêm nghị và dễ tính.
Mỗi lần các em gặp giờ thầy Kỳ thì trong lớp im phăng phắc tuy rằng thầy Kỳ cũng cười nói vui vẻ với các em, nhưng ở con người anh, xuất ra một nét gì đó làm các em sờ sợ. Trong giờ thầy Kỳ, đâu vào đó, nhạc lý ra nhạc lý, thực tập ra thực tập. Trong bộ môn nào cũng vậy, nhất là âm nhạc, phần lý thuyết là phần nhàm chán nhất đối với các em cho nên các em mong cho mau hết phần nhạc lý để sang phần thực tập, hát hò nhộn nhịp vui vẻ hơn. Vì sự luân phiên cho nên khi các em gặp giờ của thầy Bằng thì tất cả đều hớn hở, về nhạc lý thầy Bằng chỉ bảo những điểm cần thiết, phần căn bản để cho thầy Kỳ và thầy Dinh lo, vì các em muốn thực tập nhiều hơn lý thuyết. Thế nào là xuống ton, lên ton, thăng, giáng, một cung, nửa cung, âm giai trưởng, âm giai thứ, nhất là phần xướng âm... rắc rối quá. Thế là thầy Bằng làm cho các em vui vẻ lên, lớp học rộn rịp lên bằng cách cầm cây guitare, mở ampli, đưa micro cho các em, rồi thì tiếng vỗ tay hoan nghinh thầy Bằng vang dội từ trên lầu xuống dưới nhà.
Riêng thầy Dinh, áp dụng thuyết trung dung của Khổng Tử làm kim chỉ nam. Mà chính các em cũng bảo thế, «Thầy Dinh là thầy Kỳ và thầy Bằng cọng lại rồi chia làm hai».
Mà quả thật vậy, ra khỏi lớp nhạc, ở ngoài đường phố, ở ngoài đời, cũng vì tính tình của mỗi ông thầy mà trong vấn đề tình cảm, mỗi người cũng có một đời sống tâm tình khác nhau.
Năm bắt đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng là năm tôi 32 tuổi, Minh Kỳ lớn hơn tôi 4 tuổi và Anh Bằng hơn Minh Kỳ 3 tuổi.
Ở vào lứa tuổi bước vào đời, thời son trẻ bay bướm, nhất là trong địa hạt văn nghệ, làm sao tránh khỏi những chuyện tình ái giăng tơ. Nhìn vào cá tính của mỗi người, một phần nào chúng ta cũng đoán được chuyện bồ bịch của mỗi người trong nhóm chúng tôi. Minh Kỳ, theo chỗ tôi biết - tuy đây là chuyện riêng tư, nhưng trong vòng anh em, tất cả đều biết hết chuyện của nhau - với bản tính cứng rắn, là người không dính líu nhiều vào chuyện tình ái lăng nhăng. Còn Anh Bằng, như trên đã nói, cũng vì tính tình quá dễ dãi mà anh như con nhện mắc vào giữa màn lưới, đôi khi phải nhờ chúng tôi giải thoát mới ra được. Còn tôi, thuyết trung dung của đạo nho được áp dụng ở mọi trường hợp cho nên mọi việc phải được tính toán bằng cách cọng chung lại rồi chia làm hai để lấy trung bình giải quyết vấn đề.
Tôi nhớ có lần, hết giờ dạy, chúng tôi ra về khi thành phố bắt đầu lên đèn. Ra tới chỗ đậu xe, tôi ngạc nhiên thấy một em - mà tôi biết mặt chứ không nhớ tên, vì lớp nhạc có trên một trăm em - đang đứng cạnh xe tôi.
Tôi hỏi em sao em còn đứng đây chưa về, trời cũng bắt đầu mưa lăm răm rồi.
Em bảo:
- Em đợi thầy về để em xin thầy cho em quá giang.
- Nhà em ở đâu?
- Dạ ở ngã tư Phú Nhuận.
Thấy nhà em cũng ở trên lối về nhà tôi, đường Ngô Tùng Châu (Gia Định) tôi bảo em lên xe và tôi lái từ đường Hai Bà Trưng về hướng ngã tư Phú Nhuận. Trên xe, tôi cũng không hỏi tên em và thầy trò chúng tôi cũng không nói với nhau một lời nào.
Xe chạy trên đường Võ Di Nguy, gần đến ngã tư Phú Nhuận, tôi mới hỏi em:
- Nhà em đâu, để thầy đưa em đến nhà cho, trời đã bắt đầu mưa to rồi.
- Dạ em khôâng muốn về nhà, thầy đưa em đi chơi một vòng được không?
Thật quá bất ngờ, trong bụng tôi đã bắt đầu nổi sùng, thứ nhất là vì đã hơn 7 giờ tối, bụng cũng đã đói, thứ hai là tôi biết là giờ này, vợ và con tôi đang chờ tôi về để cùng ăn cơm.
Không biết tính sao, tôi không trả lời mà quẹo xe về phía mặt trên đưòng Chi Lăng và nói với em rằng em phải về nhà kẻo ba má em lo. Nhưng em nhất quyết ngồi trên xe luôn và còn nói «thầy đưa em đi đâu, em đi đó». Xe chạy chậm chậm trên đường Chi Lăng, hướng về phía dinh tỉnh trưởng Gia Định, đến ngã ba Chi Lăng và Ngô Tùng Châu là lối rẽ về nhà tôi, tôi dừng xe lại trước Ty Hiến Binh Gia Định và bảo em xuống xe để tôi đưa tiền em đi cyclo về nhà. Nhưng em cũng không chịu xuống và cuối cùng tôi phải dùng lời lẽ khi nhẹ, khi nặng em mới chịu bước xuống đường. Và kể từ hôm đó, tôi để ý thấy em không còn có mặt trong lớp nhạc nữa.
Văn tức là người, hay nói về nhạc sĩ sáng tác, tâm tính con người được biểu lộ qua lời ca, và nhờ vậy, chúng ta biết tại sao Minh Kỳ ít viết lời ca cho nhạc của anh. Phần nhiều nhạc của Minh Kỳ, trước khi quen với chúng tôi, nhờ thi sĩ Hồ Đình Phương làm lời ca (Nha Trang, Nhớ Nha Trang...) hoặc Hoài Linh (Biệt Kinh Kỳ, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Nhớ Một Người, Mấy Độ Thu Về...) hay Y Vân (Chuyến Tàu Tiễn Biệt) và sau này khi chúng tôi biết nhau thì anh đưa cho tôi làm lời cho một số bài như Một Chuyến Xe Hoa, Đường Về Khuya, Tôi Đã Gặp, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Hạnh Phúc Đầu Xuân, Mùa Xuân Gửi Em, Tiếng Hát Mường Luông, Đường Chiều Sơn Cước v.v...). Minh Kỳ làm nhạc xuất sắc nhanh mà hay, nhưng anh không văn chương, bóng bẩy trong lời ca, không phải anh không làm được nhưng kém hay hơn nếu nhờ một người khác làm. Còn Anh Bằng thì hoàn toàn cả 2 phương diện, âm điệu cũng như lời ca, phần nào nói lên tâm tính lãng mạn của anh, sự mềm lòng của anh cho nên lời ca của anh thật trau chuốt, tình tứ và vô cùng êm ái, như nhung, như lụa.
Riêng về phần tôi, cũng bởi thuyết trung dung, tôi ở vào giữa của hai thái cực, một bên nghiêm trang đến độ cứng rắn, một bên yếu mềm, một bên quá khô khan, một bên quá ướt át... tôi viết lời ca cũng trung dung, ở giữa, không quá sa mạc nắng cháy mà cũng không quá mưa dầm dề lầy lội.
Cũng ở trong sự nhận xét này, chúng ta nhìn lại tổng quát gia tài sáng tác trước đây của Minh Kỳ, của Anh Bằng và của Lê Dinh, trước ngày chúng tôi thành lập Nhóm Lê Minh Bằng thì thấy rõ ngay. Minh Kỳ có những bản thuộc loại tuyên truyền mạnh dạn, hùng dũng như Biệt Động Quân, Cảnh Sát Hành Khúc..., Anh Bằng ít viết loại nhạc hùng, còn tôi, vì làm việc tại đài Phát thanh Saigon, cho nên cũng thỉnh thoảng có viết vài bài hành khúc cho chiến dịch. Về nhạc chiến dịch, tôi thích viết loại tình cảm, chẳng hạn như bài nhạc tố cáo CS pháo kích dã man vào trường tiểu học ở Cai Lậy giết chết hơn 10 em bé học sinh:
Trước 1975, những người thuộc lớp tuổi từ đôi mươi trở lên, có ít ai mà không nghe, không nhớ đôi ba câu lời trong nhạc phẩm "Đêm Nguyện Cầu" của Lê Minh Bằng:
Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh chiến qua bao năm trường rồi miệt mài
Và lòng còn mang vết thương, vết thương trần ai...
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh chiến qua bao năm trường rồi miệt mài
Và lòng còn mang vết thương, vết thương trần ai...
Rồi một bài hát khác cũng ghi đậm nét son trong lòng giới ngưỡng mộ từ thị thành đến thôn quê, đó là ca khúc "Chuyện Tình Lan Và Điệp 1":
Tôi kể người nghe đời Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng
Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca...
Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca...
Hoặc vài lời ca của nhạc phẩm "Linh Hồn Tượng Đá" của Mai Bích Dung:
Trên dốc đá, tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau, gọi tên nhau để rồi xa nhau...
Ngồi bên nhau, gọi tên nhau để rồi xa nhau...
Thính giả tự hỏi, Lê Minh Bằng là ai? Mai Bích Dung là ai?
Đôi khi cao hứng, thính giả cũng hát theo lời ca của ca sĩ trong băng nhạc:
... Tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở,
Nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều
Làm tôi thấy trong tâm tư xôn xao
Như lời mặn nồng của đôi lứa yêu nhau...
Nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều
Làm tôi thấy trong tâm tư xôn xao
Như lời mặn nồng của đôi lứa yêu nhau...
Ca khúc này có tên là "Cô Hàng Xóm" của Nhóm Lê Minh Bằng nhưng được ghi tên tác giả là Giang Minh Sơn, cũng là một trong những ca khúc được thính giả ưa chuộng, không kém những bài "Đêm Nguyện Cầu" (Lê Minh Bằng), "Linh Hồn Tượng Đá" (Mai Bích Dung).
Lê Minh Bằng, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung hay Giang Minh Sơn... là những bút hiệu khác của Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng, tức Nhóm Lê Minh Bằng.
Có người hỏi tại sao người ta muốn tạo một tên tuổi rất khó mà các anh lại đem đứa con mình sinh ra, bỏ nó vào viện mồ côi, không nhìn nhận nó?
Như đã có đôi lần chúng tôi đã xin thưa cùng quý vị là trong thời gian đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng, chúng tôi muốn thử nghiệm một loại nhạc hợp với đa số người thưởng thức, giản dị, nhạc dễ nhớ, lời dễ hiểu, dễ thuộc... nếu nó có được khán thính giả chấp nhận thì là một điều hay, còn nếu không thì cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến tên tuổi của 3 anh em chúng tôi. Nhưng chúng tôi không ngờ, thật không ngờ, những bài như "Chuyện Tình Lan và Điệp 1", "Cô Hàng Xóm" và nhiều bài khác - cũng thuộc loại bài có lời ca hợp với đa số người bình dân - lại được phần đông mến chuộng. Bằng cớ là mỗi lần xuất bản 10,000 bài, chỉ trong vòng một tuần lễ là hết sạch, các đại lý yêu cầu tái bản tới tấp, chúng tôi phải có mặt suốt đêm trong nhà in Tương Lai, đường Trần Hưng Đạo, để lo in cho kịp, và có nhiều bài mức phát hành lên đến cả trăm ngàn bản. Chúng tôi đồng ý đi đến một kết luận là muốn một bài nhạc được phổ thông, được chấp nhận thật sâu trong dân chúng thì, ngoài nét nhạc dễ thuộc, dễ nhớ... còn phải thật dễ thương, nghĩa là âm điệu phải uyển chuyển, có hồn nhạc, mới nghe qua một lần, nhưng thính giả còn nhớ thoang thoáng âm điệu. Về phần lời ca, đừng quá giản dị (đại loại như «Ước gì mình đừng ngăn cách, nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay»), nhưng cũng đừng quá cầu kỳ, đừng bắt người ta nghe nhưng không hiểu gì hết, đừng hỏi «sỏi đá có buồn không»?
Điểm này - tên tác giả lạ - có cái hay nhưng cũng có cái bất tiện của nó. Chẳng hạn như bài "Trở Về Cát Bụi", vì tác giả không phải là Lê Dinh hoặc Minh Kỳ hay Anh Bằng (con vô thừa nhận) cho nên có một nam ca sĩ ở bên Pháp tự tiện in "poster" buổi đại nhạc hội do anh ta tổ chức mà trong đó có bài "Trở Về Cát Bụi" bảo rằng của chính anh ta sáng tác và cũng chính anh ta sẽ trình bày trong nhạc hội đó. Tưởng đâu là bài "Trở Về Cát Bụi" nào khác - do anh ta mới viết, nhưng trùng tên - nhưng té ra là một vụ đạo nhạc, vì đó là bài "Trở Về Cát Bụi" của chúng tôi:
«Sống trên đời này, người giàu sang cũng như người nghèo khó
Trời đã ban cho, xin cám ơn Trời, cuộc sống hôm nay...
Trời đã ban cho, xin cám ơn Trời, cuộc sống hôm nay...
Về điểm trùng tựa bài - chỉ trùng tựa thôi - tôi nhớ có một lần, trước mặt tôi, cố nhạc sĩ Võ Đức Tuyết, lúc đó là Chủ sự Phòng Văn nghệ Đài Phát Thanh Saigon đang duyệt một bài nhạc của một nhạc sĩ trẻ, hỏi nhạc sĩ này tại sao anh lấy trùng tựa một bài nhạc đã nổi tiếng của một nhạc sĩ đàn anh, nhạc sĩ trẻ này trả lời tại anh không biết. Nhạc sĩ Võ Đức Tuyết mới nói:
- Tại anh sinh sau đẻ muộn, làm sao anh biết được?
Bắt đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng, ngoài việc cố vấn cho ông Nguyễn Tất Oanh, giám đốc hãng Đĩa hát Asia - Sóng Nhạc ở số 37 đường Phạm Ngụ Lão (Saigon), trong việc chọn bài để thu thanh và xuất bản, cũng như phụ trách phần phụ diễn ca nhạc cho chương trình Tuyển lựa ca sĩ hàng tuần ở rạp Quốc Thanh do Đài Phát thanh Saigon tổ chức, chúng tôi còn mở lớp nhạc có tên là Lớp nhạc Lê Minh Bằng, (1966-1975) tại số 102/8, đường Hai Bà Trưng, Tân Định.
Trong giai đoạn này, cũng có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ, liên quan đến tâm tính ở ngoài đời cũng như trong lớp nhạc, nói lên cá tính của mỗi ông thầy Minh Kỳ, Anh Bằng và Lê Dinh mà các em nhạc sinh như Kim Loan, Giáng Thu, Hải Lý, Trang Mỹ Dung, Nhật Thiệt Lan, Thu Thủy... chắc cũng không quên.
Các em thường nói với nhau rằng thầy Kỳ nghiêm trang quá, thầy Bằng dễ dãi quá, thầy Dinh thì dung hòa giữa hai trạng thái nghiêm nghị và dễ tính.
Mỗi lần các em gặp giờ thầy Kỳ thì trong lớp im phăng phắc tuy rằng thầy Kỳ cũng cười nói vui vẻ với các em, nhưng ở con người anh, xuất ra một nét gì đó làm các em sờ sợ. Trong giờ thầy Kỳ, đâu vào đó, nhạc lý ra nhạc lý, thực tập ra thực tập. Trong bộ môn nào cũng vậy, nhất là âm nhạc, phần lý thuyết là phần nhàm chán nhất đối với các em cho nên các em mong cho mau hết phần nhạc lý để sang phần thực tập, hát hò nhộn nhịp vui vẻ hơn. Vì sự luân phiên cho nên khi các em gặp giờ của thầy Bằng thì tất cả đều hớn hở, về nhạc lý thầy Bằng chỉ bảo những điểm cần thiết, phần căn bản để cho thầy Kỳ và thầy Dinh lo, vì các em muốn thực tập nhiều hơn lý thuyết. Thế nào là xuống ton, lên ton, thăng, giáng, một cung, nửa cung, âm giai trưởng, âm giai thứ, nhất là phần xướng âm... rắc rối quá. Thế là thầy Bằng làm cho các em vui vẻ lên, lớp học rộn rịp lên bằng cách cầm cây guitare, mở ampli, đưa micro cho các em, rồi thì tiếng vỗ tay hoan nghinh thầy Bằng vang dội từ trên lầu xuống dưới nhà.
Riêng thầy Dinh, áp dụng thuyết trung dung của Khổng Tử làm kim chỉ nam. Mà chính các em cũng bảo thế, «Thầy Dinh là thầy Kỳ và thầy Bằng cọng lại rồi chia làm hai».
Mà quả thật vậy, ra khỏi lớp nhạc, ở ngoài đường phố, ở ngoài đời, cũng vì tính tình của mỗi ông thầy mà trong vấn đề tình cảm, mỗi người cũng có một đời sống tâm tình khác nhau.
Năm bắt đầu thành lập Nhóm Lê Minh Bằng là năm tôi 32 tuổi, Minh Kỳ lớn hơn tôi 4 tuổi và Anh Bằng hơn Minh Kỳ 3 tuổi.
Ở vào lứa tuổi bước vào đời, thời son trẻ bay bướm, nhất là trong địa hạt văn nghệ, làm sao tránh khỏi những chuyện tình ái giăng tơ. Nhìn vào cá tính của mỗi người, một phần nào chúng ta cũng đoán được chuyện bồ bịch của mỗi người trong nhóm chúng tôi. Minh Kỳ, theo chỗ tôi biết - tuy đây là chuyện riêng tư, nhưng trong vòng anh em, tất cả đều biết hết chuyện của nhau - với bản tính cứng rắn, là người không dính líu nhiều vào chuyện tình ái lăng nhăng. Còn Anh Bằng, như trên đã nói, cũng vì tính tình quá dễ dãi mà anh như con nhện mắc vào giữa màn lưới, đôi khi phải nhờ chúng tôi giải thoát mới ra được. Còn tôi, thuyết trung dung của đạo nho được áp dụng ở mọi trường hợp cho nên mọi việc phải được tính toán bằng cách cọng chung lại rồi chia làm hai để lấy trung bình giải quyết vấn đề.
Tôi nhớ có lần, hết giờ dạy, chúng tôi ra về khi thành phố bắt đầu lên đèn. Ra tới chỗ đậu xe, tôi ngạc nhiên thấy một em - mà tôi biết mặt chứ không nhớ tên, vì lớp nhạc có trên một trăm em - đang đứng cạnh xe tôi.
Tôi hỏi em sao em còn đứng đây chưa về, trời cũng bắt đầu mưa lăm răm rồi.
Em bảo:
- Em đợi thầy về để em xin thầy cho em quá giang.
- Nhà em ở đâu?
- Dạ ở ngã tư Phú Nhuận.
Thấy nhà em cũng ở trên lối về nhà tôi, đường Ngô Tùng Châu (Gia Định) tôi bảo em lên xe và tôi lái từ đường Hai Bà Trưng về hướng ngã tư Phú Nhuận. Trên xe, tôi cũng không hỏi tên em và thầy trò chúng tôi cũng không nói với nhau một lời nào.
Xe chạy trên đường Võ Di Nguy, gần đến ngã tư Phú Nhuận, tôi mới hỏi em:
- Nhà em đâu, để thầy đưa em đến nhà cho, trời đã bắt đầu mưa to rồi.
- Dạ em khôâng muốn về nhà, thầy đưa em đi chơi một vòng được không?
Thật quá bất ngờ, trong bụng tôi đã bắt đầu nổi sùng, thứ nhất là vì đã hơn 7 giờ tối, bụng cũng đã đói, thứ hai là tôi biết là giờ này, vợ và con tôi đang chờ tôi về để cùng ăn cơm.
Không biết tính sao, tôi không trả lời mà quẹo xe về phía mặt trên đưòng Chi Lăng và nói với em rằng em phải về nhà kẻo ba má em lo. Nhưng em nhất quyết ngồi trên xe luôn và còn nói «thầy đưa em đi đâu, em đi đó». Xe chạy chậm chậm trên đường Chi Lăng, hướng về phía dinh tỉnh trưởng Gia Định, đến ngã ba Chi Lăng và Ngô Tùng Châu là lối rẽ về nhà tôi, tôi dừng xe lại trước Ty Hiến Binh Gia Định và bảo em xuống xe để tôi đưa tiền em đi cyclo về nhà. Nhưng em cũng không chịu xuống và cuối cùng tôi phải dùng lời lẽ khi nhẹ, khi nặng em mới chịu bước xuống đường. Và kể từ hôm đó, tôi để ý thấy em không còn có mặt trong lớp nhạc nữa.
Văn tức là người, hay nói về nhạc sĩ sáng tác, tâm tính con người được biểu lộ qua lời ca, và nhờ vậy, chúng ta biết tại sao Minh Kỳ ít viết lời ca cho nhạc của anh. Phần nhiều nhạc của Minh Kỳ, trước khi quen với chúng tôi, nhờ thi sĩ Hồ Đình Phương làm lời ca (Nha Trang, Nhớ Nha Trang...) hoặc Hoài Linh (Biệt Kinh Kỳ, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Nhớ Một Người, Mấy Độ Thu Về...) hay Y Vân (Chuyến Tàu Tiễn Biệt) và sau này khi chúng tôi biết nhau thì anh đưa cho tôi làm lời cho một số bài như Một Chuyến Xe Hoa, Đường Về Khuya, Tôi Đã Gặp, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Hạnh Phúc Đầu Xuân, Mùa Xuân Gửi Em, Tiếng Hát Mường Luông, Đường Chiều Sơn Cước v.v...). Minh Kỳ làm nhạc xuất sắc nhanh mà hay, nhưng anh không văn chương, bóng bẩy trong lời ca, không phải anh không làm được nhưng kém hay hơn nếu nhờ một người khác làm. Còn Anh Bằng thì hoàn toàn cả 2 phương diện, âm điệu cũng như lời ca, phần nào nói lên tâm tính lãng mạn của anh, sự mềm lòng của anh cho nên lời ca của anh thật trau chuốt, tình tứ và vô cùng êm ái, như nhung, như lụa.
Riêng về phần tôi, cũng bởi thuyết trung dung, tôi ở vào giữa của hai thái cực, một bên nghiêm trang đến độ cứng rắn, một bên yếu mềm, một bên quá khô khan, một bên quá ướt át... tôi viết lời ca cũng trung dung, ở giữa, không quá sa mạc nắng cháy mà cũng không quá mưa dầm dề lầy lội.
Cũng ở trong sự nhận xét này, chúng ta nhìn lại tổng quát gia tài sáng tác trước đây của Minh Kỳ, của Anh Bằng và của Lê Dinh, trước ngày chúng tôi thành lập Nhóm Lê Minh Bằng thì thấy rõ ngay. Minh Kỳ có những bản thuộc loại tuyên truyền mạnh dạn, hùng dũng như Biệt Động Quân, Cảnh Sát Hành Khúc..., Anh Bằng ít viết loại nhạc hùng, còn tôi, vì làm việc tại đài Phát thanh Saigon, cho nên cũng thỉnh thoảng có viết vài bài hành khúc cho chiến dịch. Về nhạc chiến dịch, tôi thích viết loại tình cảm, chẳng hạn như bài nhạc tố cáo CS pháo kích dã man vào trường tiểu học ở Cai Lậy giết chết hơn 10 em bé học sinh:
Hỡi bé thơ ơi, sao tội tình gì em lại bỏ đi, em lại bỏ đi
Kìa thầy giảng bài tình thương trong lớp,
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em vội bỏ mái trường ngày xưa thân mến, vội bỏ ra đi...
Kìa thầy giảng bài tình thương trong lớp,
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em vội bỏ mái trường ngày xưa thân mến, vội bỏ ra đi...
Lê
Minh Bằng, sự kết hợp của 3 miền đất nước, sự quy tụ của 3 trạng huống
tính tình - nghiêm trang, ôn nhu và dễ dãi - bổ túc cho nhau, bù đắp cho
nhau để tồn tại trong 9 năm dài, góp phần tô bồi cho gia tài âm nhạc VN
thêm hương sắc.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Sa Đéc.
< Du khách nước ngoài đến tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
Nét đặc biệt của ngôi nhà cổ này là sự giao thoa kiến trúc Việt - Pháp - Hoa cùng câu chuyện tình lãng mạn giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras với công tử họ Huỳnh.
Khi chúng tôi đến đây, đoàn du khách Úc hơn 40 người đang chăm chú ngồi nghe cô hướng dẫn viên của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp giới thiệu về ngôi nhà và chuyện tình giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras và ông Huỳnh Thủy Lê. Cái không khí sầm uất ở khu phố Sa Đéc dọc bờ sông Tiền trong buổi chiều muộn càng làm cho du khách cảm nhận được cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp ngày nào.
< Hoa văn, họa tiết, phù điêu trên cột và vòm hiên của ngôi nhà rất độc đáo và hài hòa.
Ngôi nhà cổ này được xây dựng năm 1895 bằng vật liệu chính là gỗ. Mái nhà lợp ngói âm dương, hai bên đầu cong vút hình chiếc thuyền, tượng trưng cho miền sông nước Tây Nam Bộ. Năm 1917, ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha ông Huỳnh Thủy Lê) cho trùng tu lại ngôi nhà mang dáng dấp một biệt thự Pháp, kết hợp hài hòa giữa hai lối kiến trúc Đông - Tây. Từ đó đến nay, mặc dù đã hơn 100 năm nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.
< Một số vật dụng lưu giữ trong ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
Ngôi nhà là một công trình kiến trúc khác lạ. Phía ngoài ấn tượng với lối kiến trúc Pháp qua các chi tiết mặt tiền, trần nhà, khung cửa sổ. Những bức tượng, phù điêu đắp nổi được trang trí theo kiểu Phục hưng. Vòm cửa cong vòng theo lối kiến trúc La Mã, cửa sổ với khối kính nhiều màu kiểu Gothic đón ánh sáng. Nhìn từ ngoài vào ngôi nhà, du khách thấy sự uy nghiêm, bề thế, cho thấy gia chủ là người rất giàu có và uy quyền.
Nhưng, vào trong ngôi nhà, du khách lại có cảm giác yên bình và thân thuộc. Lối kiến trúc phương Đông thể hiện sự mềm mại qua những đường nét chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ hình chim muông, cây trái, tùng, cúc, trúc, mai... trên gỗ quý.
Điều đặc biệt là các họa tiết đó lại khắc họa cảnh sông nước Nam bộ sầm uất, cây trái xanh tươi, tượng trưng cho vùng đất trù phú. Ngôi nhà được chia thành 3 gian, gian giữa thờ Quan Công theo văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hoa.
< Bên trong ngôi nhà, lối kiến trúc phương Đông thể hiện qua những đường nét chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ.
Hai gian hai bên là nơi tiếp khách cùng hai phòng ngủ, một hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới. Nền nhà cao ráo, lát gạch hoa, tường xây bằng gạch đặc dày 30cm - 40cm, bao lấy kết cấu khung gỗ, làm tăng khả năng chịu lực. Tất cả vật liệu này đều được mang từ Pháp về để xây dựng.
Ngôi nhà này là nơi đây bắt đầu cho một câu chuyện tình giữa gia chủ và nữ văn hào Pháp Marguerite Duras. Cuối năm 1929, trên chuyến phà Mỹ Thuận chạy ngang sông Tiền, ông Huỳnh Thủy Lê thấy một giai nhân nổi bật có nước da trắng, tóc nâu vàng, dáng người cao ráo, đứng lơ đễnh trên phà nhìn những đám lục bình trôi tản mạn trên sông.
< Du khách nước ngoài nghe kể về lịch sử ngôi nhà.
Ông đã chủ động đến làm quen với cô gái bằng tiếng Pháp và cả hai đều trúng“tiếng sét ái tình”. Tình yêu ấy kéo dài gần hai năm trong bí mật và kết thúc trong nước mắt khi ông Huỳnh Thủy Lê phải cưới một cô gái đã được cha ông an bài từ trước. Nhìn tình nhân cưới người khác, Marguerite Duras đau khổ tột độ, quyết định cùng gia đình lên tàu trở về nước Pháp.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Marguerite Duras vẫn ôm nặng mối tình ấy. Trong dòng hồi tưởng, nữ văn sĩ đã viết nên tiểu thuyết “Người tình” (tên tiếng Pháp là L’amant, xuất bản năm 1984) để kể về cuộc tình trắc trở của bà. Đến nay, tiểu thuyết “Người tình” được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Năm 1992, đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud cho ra đời bộ phim cùng tên dựa theo tiểu thuyết của bà. Bộ phim công chiếu đã nhận được nhiều sự tán thưởng của khán giả khắp nơi trên thế giới.
< Hướng dẫn viên kể về câu chuyện tình đẹp và lãng mạn giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras và ông Huỳnh Thủy Lê.
Tiểu thuyết “Người tình” và bộ phim cùng tên ngày càng nổi tiếng thì nhà cổ Huỳnh Thủy Lê lại càng được du khách năm châu quan tâm, tìm hiểu. Rất nhiều đoàn khách nước ngoài từ Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… đã đến đây và rất thích thú. Năm 2009, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia.
Nguồn sưu tầm, Du lịch, GO! Dien Gia Dung - Theo Nguyễn Oanh - Lê Minh (Vnanet.vn)
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)