Núi Nga Mi, còn gọi là Đại Quang Minh sơn, nằm ở miền trung nam tỉnh Tứ Xuyên (miền Tây Nam Trung Quốc), trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh Tạng. Đỉnh Vạn Phật là ngọn núi cao nhất của núi chính Kim Đỉnh, có độ cao 3.099 m so với mặt biển.
Núi Nga Mi là một trong bốn núi Phật giáo nổi tiếng Trung Quốc. Việc truyền bá Phật giáo, xây dựng chùa chiền cũng như sự phồn vinh của nó đã làm tăng thêm nhiều màu sắc thần kỳ cho núi Nga Mi. Nền văn hóa tôn giáo, đặc biệt là nền văn hóa Phật giáo đã cấu thành chủ thể của lịch sử và văn hóa núi Nga Mi, tất cả các vật kiến trúc, các tượng, vật dùng để niệm kinh, cũng như lễ giáo, âm nhạc, hội họa ở đây đều thể hiện không khí văn hóa tôn giáo đậm đà. Trên núi Nga Mi san sát những ngôi chùa. Trong số tám chùa lớn Kim Đỉnh thì chùa Báo Quốc, chùa Vạn Niên là nổi tiếng nhất.
Xin giới thiệu một số hình ảnh về núi Nga Mi:
Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của
Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh,
với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta
nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú".
Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26
ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất.
Khu vực Nga Mi sơn có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào.
Hồ trên núi Nga Mi
Tượng Phật Lạc Sơn nằm trên ngọn Thê Loan dưới
chân núi Nga Mi về phía đông, xưa gọi là Đại tượng Mi Lạc, Đại Phật Gia
Định. Đại Phật bắt đầu được tạc vào đầu năm Khai nguyên thời nhà Đường
(năm 713), trong suốt 90 năm mới hoàn thành.
Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư
Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể
giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông.
Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự
khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này
chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công
trình xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá
và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm
cho tàu bè qua lại an toàn hơn.
bức tượng Phật tạc trên vách
đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.
Lạc Sơn Đại Phật ( Lèshān Dàfó), còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định
Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc
này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu
của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên
của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông.
Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân
Khu vực núi Nga Mi có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào.
Khí hậu trên khu vực bình nguyên này là cận nhiệt đới gió mùa và thay
đổi theo độ cao. Từ độ cao 1.500m đến 2.100m là kiểu khí hậu ôn đới ấm,
từ 2.100m đến 2.500m là khí hậu ôn đới trung gian, từ 2.500m trở lên
là khí hậu cận hàn đới. Còn từ 2.000m trở lên, thời gian băng tuyết bao
phủ ước chừng khoảng 6 tháng mỗi năm, kéo dài từ tháng 10 năm trước
tới tháng 4 năm sau.
Từ chân đến đỉnh núi có rất nhiều suối, thác nước, cây cổ thụ, đường mòn. Cùng với sự thay đổi của thời tiết và sự khác nhau của địa thế, núi Nga Mi phân chia thành các khu vực có khí hậu khác nhau và những thảm thực vật phong phú. Trên dọc đường đi, thỉnh thoảng du khách sẽ bắt gặp một số chú khỉ rất đáng yêu, kết thành bầy chạy ra nô đùa và xin thức ăn, tạo cho du khách có cảm giác rất thú vị.
Nga Mi là nơi có cảnh quang hùng vĩ, rộng lớn, núi non mây trời hòa quyện. Bên cạnh, những ngôi chùa do người dân xây dựng rất ấn tượng. Đường lên đỉnh núi dài 1km, có những bậc đá liên tiếp để du khách dễ dàng chinh phục.
Nếu không thích đi bộ, ở trạm cuối, du khách sẽ lên cáp treo và 3 phút sau sẽ đặt chân đến rất gần Kim Đỉnh. Đường đi vòng vèo giữa những rặng thông phủ đầy tuyết trắng. Phong cảnh đẹp khó tả khiến du khách không thể không chụp hình liên tục bất chấp cái lạnh tê cứng mặt mũi.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
nguồn (daophatngaynay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét