- Kiến trúc chùa Việt Nam
được xây dựng, phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử và không
gian khác nhau. Theo đó, phong cách kiến trúc ở các địa phương cũng
không đồng nhất. Tuy nhiên về cơ bản các chùa vẫn có những kiến trúc như sau:
Cổng Tam quan
|
Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là
cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có
hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam
quan có thể dùng làm gác chuông. |
|
Cổng chùa Đình Quán (Hà Nội)
|
Sân chùa
|
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các
chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên
cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và
đặc điểm riêng của từng chùa. |
Bái đường
|
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường
(hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường
phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi
chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây
gác chuông. |
|
Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người
đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui
mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian. |
Chính điện
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một
khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà
chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những
pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
Trong Chính điện sẽ có những ban thờ khác nhau. Ví dụ:
|
Ban thờ Tam Bảo
|
|
Ban thờ Ngọc Hoàng
|
|
Ban thờ Thánh Hiền
|
|
Ban thờ vong
|
|
Ban thờ Hộ pháp
|
Hành lang:
|
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian. |
|
Hoặc nhiều chùa hành lang treo những bảng như này, đó là những nội quy của Thiền gia, lời dạy của đức Phât, câu kệ...
|
Nhà hậu đường
|
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi
là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa
trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn
thờ Phật.Trong nhà tổ sẽ thờ ban Tổ - là các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch.
|
Trong
thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện
thờ Phật còn có điện thờ Thần. Hay còn gọi là nhà Mẫu
Bảo Tịnh (kienthuc.net.vn)
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét