Thương nhớ một thời đã qua
Ga Ðà Lạt hiện còn lưu giữ là chiếc đầu máy hơi nước chạy bằng than củi, do Nhật Bản sản xuất năm 1936. Trước đây, nhà ga có ba đầu máy loại này nhưng cách đây hơn chục năm, hai chiếc đã được Bảo tàng Xe lửa của Thụy Sĩ, bảo tàng xe lửa duy nhất trên thế giới, mua lại. Đa số người ta biết đến Đà Lạt có một nhà ga xe lửa Đà Lạt đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu Art-Deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở Âu Châu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939. Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên và kỳ thú khi nói đến đường xe lửa răng cưa! Đúng vậy, hệ thống đường rầy xe lửa loại này có thêm một đường rầy ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc.
Chúng ta hãy xem qua để biết công trình khó khăn và làm thế nào và người Pháp đã thiết lập được hệ thống đường xe lửa lên Đà Lạt vào đầu thế kỷ thứ 20. Năm 1903, người Pháp bắt đầu kiến tạo đường xe lửa nối liền thành phố Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên và thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven duyên hải với mục đích tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho các kiều dân Pháp lên sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi trên thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm.
Đoạn đường xe lửa Đà Lạt-Tháp Chàm chỉ có 84 cây số. 41 cây số từ Tháp Chàm đến Sông Pha (Krong Pha) được hoàn tất và xử dụng từ năm 1919 còn 43 cây số từ Sông Pha lên Đà Lạt phải mãi đến năm 1932, 13 năm sau mới hoàn tất và xử dụng được, 43 cây số cuối cùng này là núi đồi dốc, 3 nơi phải làm hệ thống đường rày có móc răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình kiến tạo là 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.
Tiến trình kiến tạo đường xe lửa Tháp Chàm-Đà Lạt
Khởi đầu từ 1893 đến 1913:- Từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Tân Kỳ, 41 Km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.
- 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha)
- 1928 hoàn thành từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue)
- 1929 hoàn thành từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran)
- 1930 hoàn thành từ Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye)
- 1933 hoàn thành từ Trạm Hành đến Đà Lạt
Tổng cộng 84 Km từ Tháp Chàm (tourcham) đến Đà Lạt.
Năm 1932, hai kiến trúc sư người Pháp, ông Moncet và Reveron thiết lập đồ án nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê một công ty Việt Nam để xây cất cách Hồ Xuân Hương khoảng 2 Km.
Nhà ga được thiết kế đặc biệt theo kiểu Tây phương cộng thêm một vài điểm đặc thù của vùng cao nguyên, phòng hành khách chính giữa mái cao và dốc. Nhà ga được chia làm ba gian nhà, mỗi gian đều rộng lớn với những cửa kính mầu và trần hình vòm cung.
Sau khi đường Hỏa Xa Lâm Viên với đường xe lửa có răng cưa (Cog railway) hoàn tất. Công ty Hỏa Xa “Chemin De Fer” (CFI) của Pháp nhập cảng đầu máy xe lửa chạy được trên đường xe lửa răng cưa vào Việt Nam làm hai đợt.
- Đợt đầu 7 đầu máy. 5 đầu tầu kiểu HG 4/4 của công ty Thụy sĩ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv- und Maschinenfabrik Esslingen) và 2 đầu tầu cũng kiểu HG 4/4 do Công Ty của Đức (German MFE – Maschinenfabrik Esslingen) sản xuất.
- Đợt hai, giữa năm 1930 - 1947 công ty CFI mua được 6 đầu máy cũ (used locomotives) của công ty Swiss FO (Furka-Oberwald), 2 loại HG 4/4 (serial number CFI 40-308 và 40-309) năm 1930 và 4 kiểu HG 3/4 (serial number CFI 31-201 đến 31-204 ) năm 1947.
Trong thời gian Nhật chiếm đóng Đông Dương, công ty CFI bị lấy mất 3 đầu tầu HG 4/4 không giấy tờ. Số đầu máy còn lại sau này khi người Pháp rút lui khỏi Việt Nam được chuyển giao cho Hỏa Xa Việt Nam . Số hiệu (serial number) của các đầu máy vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi 3 chữ đầu là VHX thay vì CFI
Sau 1968, hệ thống đầu máy kéo này đành phải ngưng hoạt động vì chiến tranh.
Phải mất đến một khoảng thời gian dài 30 năm, người Pháp trong thời kỳ Đông Dương mới kiến tạo được một tuyến đường xe lửa có răng cưa kỳ diệu này (extraordinary cog railway).
Ga DaLat xưa...
Một đường hầm giờ hoang phế...
Bác sỹ Yersin người khám phá Đà Lạt
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét