Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Sài Gòn 1920 & Chợ Lớn 1950

Những hình do nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ khiến người xem ngỡ ngàng...



Nhà hát lớn Sài Gòn.



Quảng trường phía trước nhà hát.



Nhà thờ Đức Bà, nhìn từ mặt sau.



Mặt tiền của nhà thờ Đức Bà.



Vườn hoa gần Tòa đô chính.



Toàn cảnh chợ Bến Thành.



Tiệm cà phê La Rotonde trên đường Catinat (Đồng khởi).



Đường Quai de Belgique (nay là đường Tôn Đức Thắng).



Sông Sài Gòn và cầu Khánh Hội



Một góc Tòa đô chính nhìn từ đường Bonnard (Lê Lợi).



Chợ Bến Thành.



Tượng của Đức Giám mục Pigneau Behaine ở Quảng trường Nhà thờ.



Cột tín hiệu bên sông Sài Gòn.



Những người gánh nước thuê.



Hàng ăn vỉa hè Sài Gòn.



Trụ sở của Cục hải quan.



Một trụ sở tòa án.



Dinh thống đốc Nam Kỳ.



Sông Sài Gòn



Góc phố Catinat - Lagrandière.



Cây cầu của hãng vận tải Messageries Maritimes (nay là cầu Mống).



Trường đua Phú Thọ.



Tòa Đô chính.



Khu vực buôn bán tại Chợ lớn



Cầu X ở Chợ Lớn, do kiến trúc sư Brossard và Mopin xây dựng.



Nhà máy xay gạo của người Hoa.



Phố mua sắm của người Hoa.



Xưởng đóng tàu ở Sài Gòn.
Chợ Lớn 1950
Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình. Năm 1956, Chợ Lớn và Sài Gòn đã "nhập nhau" trên con đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay.
 


Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ ở Sài Gòn.



Đây vốn là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn. Từ những đầu thập niên 1930, Sài Gòn và Chợ Lớn mới dần dần sáp nhập vào nhau do quá trình đô thị hóa.



Vào thập niên 1940, dân số Chợ Lớn vào khoảng 200.000 người, đông hơn Hà Nội và chỉ sau Sài Gòn.



Năm 1950, thời điểm những bức ảnh này được thực hiện, quá trình dung hợp giữa Sài Gòn và Chợ Lớn gần như đã hoàn tất. Toàn bộ thành phố dùng một tên gọi kép là Sài Gòn – Chợ Lớn.



Vào lúc này, trung tâm Chợ Lớn là một khu buôn bán sầm uất, nơi tập trung nhiều cửa hàng của người Hoa và các thương nhân Hoa Kiều phát đạt.


Cuộc sống ở khu vực này mang đậm dấu ấn của văn hóa người Hoa.


Bên cạnh đó là những dấu ấn của Pháp về kiến trúc và các chỉ dẫn đường phố.


An ninh ở Chợ Lớn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp.


Nhiều ngôi nhà của người Hoa ở Chợ Lớn thời gian này treo cờ Tưởng Giới Thạch, một lực lượng ngoại quốc đã đóng quân ở Việt Nam sau năm 1945.


Đến năm 1956, tên gọi kép Sài Gòn – Chợ Lớn bị bãi bỏ. Toàn bộ khu vực Chợ Lớn chính thức thuộc về đô thành Sài Gòn.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét