Đó chính là cung điện Potala, viện bảo tàng sống
động nhất cho văn hoá Tây Tạng, một Công trình mang biểu tượng quyền lực
gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Cung điện Potala – biểu tượng Phật giáo Tây Tạng,
tọa lạc ngay trên đỉnh ngọn núi Hồng Lĩnh (Red Mountain) cao 3.700m ở
phía Tây thành phố Lhasa, thủ phủ của cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc),
được đặt theo tên ngọn núi Potalaka, nơi từng được Đức Đạt Lai Lạt Ma
đời thứ 1 sinh sống cho đến khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tị nạn sang
Dharamsala, Ấn Độ trong cuộc nổi dậy của người Tây Tạng năm 1959.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Lozang Gyatso (1617 –
1682) đã cho tiến hành xây dựng cung điện Potala từ năm 1645 sau khi
được vị cố vấn tâm linh Konchog Chophel khuyên chỉ rằng đây là vùng đất
lý tưởng để xây dựng chính quyền, bởi bao quanh vùng đất là hai tu viện
Drepung và Sera và thành phố Lhasa cổ kính.
Hiện nay, cung điện Potala đã trở thành một bảo
tàng nổi tiếng, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1994. Tòa
cung điện rộng 400m về phía đông tây và 350 về phía bắc nam với những
bức tường đá dốc dày trung bình 3m, có chỗ dày đến 5m. Toàn bộ hệ thống
móng của tòa cung điện được đổ cùng với đồng nhằm chống lại những cơn
động đất gây sạt lở.
Cung điện Potala cao 117m, gồm 13 tầng, trong đó
có trên 1000 gian phòng, 10.000 Phật điện và khoảng 200.000 bức tượng
điêu khắc khác nhau của 8 vị Lạt ma cùng rất nhiều bức tranh quý khác.
Thánh điện trung tâm có tên “Cung điện Đỏ” mang
màu sắc và kiến trúc khác hẳn so với các thánh điện khác, bao gồm các
khu đại sảnh, nhà nguyện và đền thờ Đức Đạt ma từ xa xưa.
Cung điện Trắng (Potrang Karpo) là một trong những
công trình quan trọng khác của Potala, được sử dụng để làm các khu nhà
ở, chủng viện và nhà in. Tòa điện trắng đầu tiên được xây dựng trong
khoảng thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 sinh sống vào năm 1649. Sau đó
ngày càng được mở rộng về quy mô cho đến đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
trong thế kỷ 20.
Bên cạnh tòa điện trắng là tòa điện màu vàng được
đặt giữa cung điện chính với các biểu ngữ khổng lồ và các biểu tượng
Phật giáo treo ở phía nam của Potala trong dịp năm mới.
Từ ngày 1/5/2003, số lượng khách du lịch đến cung
điện nay đã bị giới hạn trong con số 1.600 lượt khách/ngày trong 6 giờ
mở cửa để giảm sự đông đúc, chen chúc làm “động” đến chốn uy linh và
tránh những thiệt hại cho công trình.
Năm 2006, sau khi Trung Quốc cho trùng tu lại điện
và cùng với việc hoàn thành xong tuyến đường sắt Qingzang, chạy từ
Thanh Hải đến Lhasa, Tây Tạng, thì lượng khách du lịch đã tăng lên đến
con số 2.300 lượt khách/ngày.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét