Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Kim tự tháp kỳ lạ ở Việt Nam - Vương quốc gạch Mang Thít

Nói đến Vĩnh Long hầu như ai cũng biết đến vùng đất được mệnh danh là "xứ sở miệt vườn", quanh năm cây trái xum xuê, nhưng xem ra còn thiếu nếu không nói đến một "đặc sản" khác của vùng đất này, đó là nghề làm gạch và gốm.

Nếu ai đã một lần đến với Vĩnh Long, cũng nên cất công làm một chuyến khám phá dọc theo con kênh Thầy Cai ở huyện Mang Thít để được tận mắt chứng kiến những hình ảnh đặc trưng không thể nào quên của vùng đất được mệnh danh là “Vương quốc gạch gốm”. Đi dọc theo con kênh Thầy Cai này chúng ta như lạc vào thế giới thần thoại bởi hình ảnh của hàng ngàn chiếc lò trông như những kim tự tháp hình tròn thu nhỏ nằm dọc theo bờ kênh rực đỏ dưới ánh mặt trời. Nghề làm gạch gốm nơi đây đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 ngàn lao động địa phương và làm giàu cho hàng ngàn doanh nghiệp của huyện.

NSNA Phạm Trí Nhân, một người con của chính mảnh đất Mang Thít đã cất công hơn 3 năm để thực hiện bộ ảnh đẹp về quê hương mình. Dưới đây là những hình ảnh về "Vương quốc gạch gốm Mang Thít" của NSNA Phạm Trí Nhân mong muốn được gửi đến bạn đọc gần xa.




Dọc theo kênh Thầy Cai có hàng ngàn chiếc lò gạch lớn nhỏ khác nhau.


Để xây được một cái lò cao hơn 10m, người ta phải tỉ mỉ sắp xếp hàng chụn nghìn viên gạch thẻ đều tăm tắp theo kiến trúc hình tròn.

 Những người thợ xây lò như những con ong chăm chỉ và cần mẫn.



Vật liệu trát bên tròng thành lò không phải là xi măng trộn cát, mà là đất mùn trộn với cát sông hoà quyện với nước cho thật nhão.



Từ trên cao nhìn xuống, dãy lò gạch trông tựa như những kim tự tháp thu nhỏ.



Mỗi miệng lò có khi phải đốt suốt 1 tháng, cho nên người ta phải dùng nhiên liệu chủ yếu là trấu, bởi vì chi phí thấp hơn so với các nhiên liệu khác, và cho đến nay vẫn chưa có nguồn nhiên liệu nào thay thế trấu cho đỡ tốn kém hơn.



Đây là khâu “bít đọt lò", tức là sau khi gạch sống đã được chất vào lò đủ số lượng thì người thợ phải trèo lên đỉnh lò để bít cho thật kín phần trên ngọn nhằm chuẩn bị cho công đoạn đốt lò.



Trước đây, khâu đóng gạch được làm thủ công, ngày nay nhờ có máy móc hiện đại, nhỏ gọn nên chi phí thấp, hiệu quả cao mà người làm cũng ít hơn.



Sau suốt 1 tháng nung luyện gạch mới chín đỏ, đủ tiêu chuẩn chất lượng và được xuất lò.



Từ dòng kênh này, gạch Mang Thít được vận chuyển đi khắp mọi vùng miền tổ quốc để xây dựng nên những công trình to đẹp, góp phần làm cho quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Theo VNP

Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét