Người Nhật luôn tinh tế trong ẩm thực, họ đã đưa cả thế giới đầy màu sắc vào hộp cơm nhỏ đầy hấp dẫn.8 món ăn Nhật thu hút giới trẻ
Lịch sử ra đời
Xuất hiện từ thời Kamakura từ năm 1185, khi nghệ thuật chiên gạo hoshi-ii phát triển thì cơm gạo thường được đựng trong chiếc túi nhỏ cho đến năm 1568, những hộp sơn mài bằng gỗ đựng cơm được sản xuất. Thế là Bento ra đời và trở nên phổ biến, nhất là trong lễ hội Hanami (lễ hội ngắm hoa anh đào). Sau này, những hộp cơm bằng gỗ đắt tiền, những hộp kim loại được thay thế bằng những hộp Bento nhựa với đủ màu sắc và hình dạng.
Cho đến nay, cơm hộp Bento ngày càng được phát triển và tại các nhà ga, bến xe buýt, các trường học và công sở, các chuyến đi picnic du lịch hay thậm chí là trong các bữa tiệc chúng ta đều có thể thấy hộp cơm Bento.
Thành phần của Bento
Có rất nhiều loại Bento với những mục đích sử dụng khác nhau. Kouraku được dùng trong các buổi dã ngoại picnic, Kamameshi và Ekiben được bán tại các nhà ga… cũng vì thế mà nguyên liệu các loại Bento không giống nhau.
Theo truyền thống, thành phần chủ yếu của một Bento, bao gồm cả “thức ăn trên rừng và dưới biển”, tức là gồm: gạo, cá và thịt, rau xào hoặc nấu và món tráng miệng (có thể là hoa quả) được sắp xếp theo tỉ lệ 4:3:2:1 (4 phần cơm, 3 phần thịt cá, 2 phần rau và 1 phần tráng miệng). Một nguyên liệu được yêu thích khác của Bento là một quả mơ Nhật Bản hay umeboshi được đặt ở giữa đĩa cơm để làm tăng mùi vị của cơm.
Mỗi hộp cơm Bento đều đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người thưởng thức nó. Cái hay của đồ ăn Nhật là dù được hâm nóng hay để nguội thì chất lượng không khác nhau là bao.
Sáng tạo Bento
Hộp đựng cơm có những hình dáng khác nhau, thường là hình chữ nhật, bầu dục hoặc tròn. Ngày nay các hộp Bento còn được làm theo hình các nhân vật hoạt hình, hình hoa lá nhiều ngăn rất đẹp và tiện dụng.
Sự sáng tạo phong phú là nét đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trong mỗi hộp cơm Bento. Bento thường được chuẩn bị rất tỉ mỉ và công phu; thông thường, thức ăn sẽ được sắp xếp theo hình dạng rất cầu kỳ, màu sắc hài hoà, đặc trưng cho từng mùa khiến cho mỗi lần mở nắp cơm hộp ra là một lần ngạc nhiên, thích thú.
Cơm được làm thành những “viên” gọn gàng, ngon mắt, còn thức ăn thì rất phong phú, nhiều. Những món ăn phụ phổ biến nhất là một số loại trứng chín như tamagoyaki (trứng tráng được cắt theo hình dài hoặc hình vuông, thường được thêm muối và đường), trứng rán, hay trứng luộc với nhiều thành phần khác nhau. Người ta tạo hình cho xúc xích giống như con bạch tuộc, hoặc các loài động vật khác thật sống động dùng làm món ăn phụ, giúp bữa ăn trở nên thú vị hơn.
Một loại Bento phổ biến khác bao gồm cá nướng, thịt rán, bánh cá và rất nhiều loại rau. Những loại rau này thường được xé tơi ra, luộc, hoặc hấp hơn là rau tươi sống. Món tráng miệng là một quả táo, hoặc quýt. Tất cả đều được tạo hình hấp dẫn đến bất ngờ.
Trình bày đẹp và chất lượng cao. Đó là hai đặc điểm có thể kết luận ngay về hộp cơm Bento.
Văn hóa Bento
Đây được xem là một loại hình văn hóa độc tôn của Nhật Bản, được dùng cả trong các lễ hội trà đạo với ý nghĩa đặc biệt trang trọng.
Món cơm hộp Bento khi được người vợ chuẩn bị với tất cả tấm lòng, sẽ gửi gắm tình yêu, sự lãng mạn và những cảm giác hạnh phúc nơi người chồng, còn được gọi là “aisai bento” – món cơm do “vợ yêu” nấu. Có như vậy, dù là đi đến đâu người đàn ông cũng luôn nhớ về hơi ấm của những hộp cơm gia đình.
Bento là một trong những loại đồ ăn phổ biến ở Nhật Bản vì trẻ em nào cũng phải mang đến trường để ăn trưa. Việc chuẩn bị Bento khá cầu kỳ và nếu bạn chuẩn bị càng đẹp và ngon mắt thì con bạn càng tự hào.
Cũng có những cửa hàng bán Bento tại chỗ, chuyên giao Bento đến tận nơi, cho nhân viên văn phòng, nhưng Bento phổ biến hơn tại các ga tàu điện hay xe bus, dành cho những người đi tàu xe.
Với người Nhật, một hộp cơm văn phòng hay bữa trưa "cặp lồng" ở trường học cũng được chuẩn bị kỹ càng, trau chuốt như một tác phẩm nghệ thuật vậy. Không chỉ ngon miệng mà còn rất đẹp mắt và bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn.
Những lúc đi chơi xa, cắm trại hoặc đi làm thì cơm hộp mang theo rất cần thiết vì hợp khẩu vị, vệ sinh và tiết kiệm. Ngày nay, cơm hộp ko chỉ đơn giản là hộp cơm với đồ ăn mà đã trở thành một nghệ thuật mà ai cũng có thể làm chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo phong phú của bạn trong việc tạo hình thức ăn.
Tạp chí món ngon
1. Bánh rán Đôremon
Những chiếc bánh rán thơm mềm đầy sức hút.
Tên gọi chính của món bánh này là terayaki song hầu hết mọi người đều gọi là bánh rán Đôrêmon, vì nó là món ăn yêu thích của chú mèo máy thông minh làm say mê bao thế hệ thiếu nhi trên thế giới. Điểm cộng của món bánh này là lớp vỏ tơi xốp, lớp nhân mềm mịn và vị ngọt vừa phải. Hiện, ngoài nhân đậu đỏ truyền thống, bánh đã có thêm các vị nhân mới như socola, dâu, xoài và trà xanh.
Giá một cái bánh rán Đôrêmon dao động từ 30.000 - 35.000 đồng.
2. Bentou
Bentou đậu hũ lươn Nhật.
... hay bentou sushi nhiều màu sắc.
Trong ẩm thực nhật, có nhiều loại bentou với nhiều tên gọi gắn với từng trường hợp sử dụng song tựu chung đều có một nghĩa là gói cơm mang theo. Dù dùng trong bất kỳ trường hợp nào, bentou cũng có cùng một tỷ lệ nhất định về các thành phần bên trong (thịt, cá, ray, cơm, tráng miệng). Với giới trẻ Việt, bentou hầu như có một nghĩa chung là bữa cơm phong cách Nhật với sự bài trí hài hòa và đẹp mắt.
Một phần bentou có giá từ 119.000 - 159.000 đồng
3. Mì
Nếu bạn có cảm giác "không no đủ" với tô mì có phần đơn độc...
... thì một set mì với bánh xếp dùng kèm là lựa chọn không tồi.
Vị ngọt thanh của nước được hầm hoàn toàn từ xương trong nhiều giờ, cái mềm mịn của những sợi mì, những nguyên phụ liệu đẹp mắt trong tô hay những chiếc bánh xếp béo ngậy ăn kèm là điểm nhấn của loại mì đến từ đất nước hoa anh đào. Bên cạnh đó, những biểu cảm đáng yêu của các nhân vật anime trong các bộ truyện hay phim hoạt hình cũng “lôi kéo” không ít thực khách.
Mì Nhật có các loại như ramen, soba... Giá một tô mì dao động từ 89.000 - 119.000 đồng
4. Sushi
Màu sắc bắt mắt của sushi.
5. Sashimi
Sashimi làm khó thực khách với vị cay của wasabi và cảm giác "ăn sống".
Nếu sushi với 3 dòng nguyên liệu khác nhau phù hợp với 3 nhóm đối tượng thực khách khác nhau thì với việc 100% tươi sống, ashimi dành riêng cho những ẩm khách dám thử thách và chinh phục bản thân. Món ăn này có điểm cộng là tươi, ngon, nhiều dưỡng chất, song điểm trừ lại vị cay nồng không phải ai cũng thích ứng được của wasabi hay cảm giác "ăn đồ sống" của nhiều người.
6. Matcha
Không chỉ dùng để uống...
... matcha (trà xanh Nhật) cũng góp phần mang vị lạ đến cho những dòng bánh lạnh, bánh cupcake.
... hay chocola tươi ngọt mềm.
Với những người lần đầu tiên thưởng thức thì matcha hay trà xanh của Nhật hơi “khó uống” bởi có vị hơi giống rong biển cùng cảm giác hơi tanh tanh. Thế nhưng, chỉ cần đến lần thứ 2 hoặc nhiều quá là lần thứ 3 thực khách lại đâm ghiền cái hương ngai ngái, vị đắng, chát lạ của nó. Điều đó lý giải tại sao loại hương vị này gần đây xuất hiện mật độ dày ở nhiều quán nước, hàng bánh chuyên hay không chuyên về món Nhật.
7. Socola tươi
Một trong những vị socola tươi Nhật đắt nhất hiện nay là vị trà xanh (300.000 đồng/hộp). Ngoài ra còn có các vị như hạt dẻ, sữa, hạt dẻ, đặc biệt, vị rượu… Điểm cộng của socola tươi là vị thơm, mềm, ngọt và cảm giác tươi nguyên vì không sử dụng chất bảo quản cùng cái thú của việc ngắm, chạm vào lớp cacao mịn màng bên ngoài.
Hiện có hộp/phần chocolate nhỏ (4 viên) có giá 65.000 đồng. Hộp lớn có giá từ 220.000 đồng.
8. Kem
Không ít bạn trẻ nhận xét kem Nhật có giá "chát" - một viên tí xíu ăn chưa đã miệng đã có giá khoảng 100.000 đồng. Song cũng chính những vị khách ấy thừa nhận dòng kem đến từ vương quốc truyện tranh này không chỉ nhiều hương, vị mà còn nổi bật với độ mềm, ngọt, xốp, mịn. Không chỉ vậy, kem Nhật đắt vì nó còn đính kèm nhiều loại nguyên phụ liệu khác như chè, trái cây, mứt... khiến món ăn thêm phong phú và rất đáng đồng tiền.
Theo Infonet
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét