Phạm Duy thời trai trẻ ở chiến khu Bình Trị Thiên
(Nguồn http://amnhac.fm)
Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã có đôi lời tâm sự về
10 bài tục ca của ông đọc trên băng cassette được phổ biến hạn chế và đến nay gần
như “thất truyền”:
“Hai vị viết sách,
viết báo về tôi là Tạ Tỵ và Georges Gauthier đều cho rằng cái vui, cái tếu
không phải là chất liệu Phạm Duy, cho nên tục ca không thành công. Chưa kể có
người chê tôi đi tới chỗ nhảm nhí trong nghệ thuật. Tôi cũng hiểu được vì sao
có những người chống đối tục ca dù họ không biết cặn kẽ nội dung của nó. Tôi
không hề tung tục ca ra quần chúng. Tôi chỉ tặng vài người bạn thân một băng
cassette ghi lại buổi hát chơi ở Vũng Tầu và còn dặn dò đừng phổ biến!”
Đám cưới năm 1948: Phạm Duy trong bộ quân phục bên Thái Hằng
(Nguồn http://amnhac.fm)
Có lẽ không nhà phê bình nào có đủ thẩm quyền hơn chính tác
giả khi nhận xét về những điểm yếu trong cuộc đời sáng tác của mình. Trong
trường hợp Phạm Duy, ông đã thẳng thắn nhìn nhận đã có nhiều người “chê” tục ca vì nó đi tới chỗ “nhảm nhí trong nghệ
thuật” nhưng ông cũng vạch ra lý do: “họ
không biết cặn kẽ nội dung của nó”.
Để biết một cách cặn kẽ nội dung của 10 bài tục ca không có
cách gì khác hơn là phải nghe qua những bài hát này [1]. Về mặt tiết điệu, Phạm
Duy viết tục ca bằng nhiều thể loại, từ dân ca hay qua lối kể chuyện đến rock,
blues và đến cả loại nhạc mà ông gọi là “quốc ca” (tôi nhấn mạnh, hai chữ này
phải để trong ngoặc kép)
Hình thức ca từ trong tục ca của Phạm Duy rất đa dạng nhưng
nổi bật hơn cả là rất tục tĩu. Có những bài quá sỗ sàng trong cách dùng chữ, chẳng
hạn như dùng huỵch tẹt một số từ ta thường nghe từ cửa miệng những kẻ “đầu
đường xó chợ” hoặc dân “đá cá lăn dưa” hoặc chửi thề một cách không ngượng
miệng.
Phạm Duy – Thái Hằng, một tháng sau ngày cưới
(Ảnh chụp tại Chợ Neo, 1949)
(Nguồn http://amnhac.fm)
Bạn đọc sẽ tìm thấy trong 4 tục ca cuối cùng (từ số 7 đến số
10) cả một kho từ ngữ trần trụi đến đến độ “khó nghe”, huỵch tẹt đến độ sỗ sàng.
Tôi không tiện nhắc lại những từ ngữ đó, làm như vậy sẽ mất đi tính nghiêm túc
của bài phân tích, dù là phân tích về… tục ca.
Hình như mức độ tục tĩu càng tăng từ tục ca 1 đến tục ca 10.
Loạt tục ca này, còn được Phạm Duy gọi là “những bài ca xã hội”, khởi đầu bằng
bài số 1 với tựa đề Hát đối giữa đôi
trai gái theo âm điệu dân ca. Bài hát dựa theo ca dao:
Em như cục cứt trôi sông
Anh như con chó ngồi trông trên bờ...
Phạm Duy sáng tác thêm phần đối đáp giữa trai và gái:
Em đừng nói vậy em khờ
Ba em hồi đó cũng chờ như anh...
…
Anh như con đực chạy rông
Còn em như con mèo cái, chổng mông em gào...
…
Anh đừng nói chuyện tào lao
Má anh hồi trước... cũng ồn ào như em...
Phạm Duy - Thái Hằng, trên cầu Thê Húc, Hà Nội, 1953
(Nguồn http://amnhac.fm)
Trong Tục ca số 2, Phạm Duy “nhại” bài thơ Hai sắc hoa ti gôn của T. T. KH: “người ấy thường hay vuốt tóc tôi…” để
sáng tác thành Tình hôi. Đây là
chuyện tình của một cô gái có người yêu bị hôi nách. Bài hát kết thúc bằng đoạn
kết gây sốc cho người nghe ở câu cuối cùng:
Mỗi lần ngửi thấy chết đi thôi
Nhưng chót yêu anh, em ráng chịu cho rồi
Vả chăng em vẫn thường hay nói:
L… mình đôi lúc cũng... hôi hôi...
Con đầu lòng, Phạm Duy Quang
(Nguồn http://amnhac.fm)
Có những bài lại tục về ý. Chẳng hạn như bài số 3, Gái lội qua khe, mà Phạm Duy cho biết
ông lấy từ ý thơ của Bùi Giáng. Nhạc sĩ giải thích về chiếc khăn vấn trên đầu,
tượng trưng cho tổ tiên, đem cho cô gái mượn để lau mình sau khi bị ướt dầm vì
lội qua suối. Tôi nghĩ đó là “ý tục” trong tục ca của Phạm Duy. Bài Gái lội qua khe có những lời ca như sau trong
đoạn kết:
Tôi nghe tổ tiên dưới mồ thức dậy
Tổ tiên cũng nói rằng: gái cứ tự nhiên
Tùy nghi sử dụng
Lau bất cứ chỗ nào… cũng được.
Con thứ hai, Phạm Duy Minh
(Nguồn http://amnhac.fm)
Tục về cốt truyện thì có bài số 4 với nhan đề Úm Ba La! Ba Ta Cùng Khỏi! lấy ý của bố
Phạm Duy, Thọ An Phạm Duy Tốn, viết trong cuốn Truyện Tiếu Lâm An Nam xuất bản vào đầu thế kỷ 20. Bài hát này
mang một âm điệu dí dỏm bằng cách lập đi lập lại điệp khúc“Úm ba la! Úm ba la…”
Chuyện vây quanh 3 nhân vật: chồng đi vắng nên người vợ “tòm
tèm” với củ khoai từ, người chồng về, vợ cáo ốm nên đành “nghịch” với con chó
cái nhưng không ngờ dứt không ra. Cả hai năm đắp chăn nên phải nhờ thầy bùa đến
cúng kiến. Thầy lại tơ tưởng đến nậm rượu trên bàn thờ, bị mắc ngẫng lôi ra
không được.
Và đây là đoạn kết: chị vợ thấy ông thầy tay ôm khư khư nậm
rượu nên phì cười, củ khoai từ phọt ra. Tưởng là miếng thịt nên con chó cái
nhẩy vọt ra tìm cục mồi. Thầy bùa lại sợ chó cắn, hốt hoảng chạy và nậm rượu
đập vào bàn, vỡ tan tành. Thế là cả ba thoát nạn, thầy bùa bèn niệm chú: Úm ba la! Ba ta cùng khỏi!
Con thứ ba, Phạm Duy Hùng
(Nguồn http://amnhac.fm)
Khoảng thời gian 1954-1955 Phạm Duy học nhạc ở Pháp. Ông rất
mến mộ thi sĩ kiêm nhạc sĩ và ca sĩ Georges Brassens với những bài hát tục tĩu
(chansons grossières) nhưng bao giờ cũng được biểu diễn với tâm hồn nghiêm túc
của một thi nhân. Bài Gare Au Gorille của
Brassens được Phạm Duy chuyển ngữ sang Tục ca số 5 với tựa đề Khỉ đột. Câu chuyện rất dài dòng, bạn
đọc có thể nghe trong video clip Tục ca số 5. Bài hát có đoạn kết khá bất ngờ:
Nào ngờ khỉ ta tuy có tiếng tăm
Là tay khoẻ mạnh, vốn tay dâm thần,
Khỉ ta khờ lắm!
Phải chọn bà kia cho đúng lẽ ra
Ngờ đâu khỉ đột nắm tai ông Toà
Cùng ra chiến khu...
Con thứ tư, Phạm Duy Cường
(Nguồn http://amnhac.fm)
Tục ca số 6 có tựa đề Mạo
hóa, từ ngữ Phạm Duy dùng để ám chỉ đồ giả phụ nữ hay dùng như “đít giả, vú giả, tóc giả, răng giả” (sic).
Bài hát có tới 2 đoạn kết, đạo đức giả và đạo đức thực, được bắt đầu bằng 4
câu:
Tôi có người yêu cái đít to như Thẩm Thúy
Hằng
Cái đít nhìn qua đã khiến cho ta phải ngỡ
ngàng
Vừa to vừa lớn như những mặt vua
Đẹp như mặt chúa cũng phải thua
Cứ thế bài hát chuyển sang bộ ngực, mái tóc, hàm răng đều
giả nhưng điều may mắn là trái tim không thể nào giả được nên vẫn còn giữ được
tình yêu. Tôi nghĩ, nếu muốn biết thêm đoạn kết thứ 2 độc giả nên tự khám phá
thì tốt hơn vì quả thật tôi hoàn toàn mất hết khả năng diễn đạt.
Con thứ năm, Phạm Thị Thái Hiền
(Nguồn http://amnhac.fm)
Với Tục ca số 7, thoạt đầu người nghe cứ tưởng như “nhi đồng
ca”, nhưng thật ra lũ trẻ ranh con có một cái thú “tinh quái” là đi nhìn trộm
các bà các cô ngồi tại cầu tiêu công cộng. Ý đã tục rồi nhưng lời lại còn tục
hơn với cái tựa đề thậm chí còn tục hơn nữa: Nhìn l…
Sau khi mô tả mọi kiểu âm hộ của các bà, các cô ngồi trong
cầu tiêu, bài hát đưa ta đến một đoạn kết thật bất ngờ. Tôi lại đành phải để
bạn đọc tự tìm hiểu khi nghe Tục ca số 7. Lần này không phải vì câu chữ khá
“phản cảm” mà là cái bí mật rất hay của đoạn kết.
Đối với 3 tục ca cuối cùng (số 8, 9 và 10) tôi cảm thấy
không còn đủ kiên nhẫn để viết tiếp về dòng tục ca của Phạm Duy. Tuy nhiên, phần
chú thích vẫn ghi đầy đủ tựa bài hát và lời giới thiệu của tác giả trong cả 10
viedeo clips. Người đọc nếu tò mò muốn biết xin cứ tự khám phá.
Con thứ sáu, Phạm Thị Thái Thảo
(Nguồn http://amnhac.fm)
Theo Phạm Duy, xã hội miền Nam vào cuối thập niên 60 đã chuyển
từ trạng thái “ngả nghiêng” đến tình trạng “băng hoại”. Đồng đô-la được đổ vào để
đáp ứng nhu cầu càng ngày càng leo thang của chiến tranh. Trong khi đó, xã hội
nảy sinh những tệ nạn như đĩ điếm, ma túy, buôn lậu còn tướng tá, sư cố lại lao
vào chính trị… Có lẽ sự đảo lộn xã hội đạt đỉnh điểm với một trật tự mới: “nhất
đĩ, nhì cha, ba sư, bốn tướng” đã khiến Phạm Duy có một khúc ngoặt trong sáng
tác.
Từ nhạc trong kháng chiến, tình ca, trường ca, tâm ca, đạo
ca… ông chuyển sang “vỉa hè ca” qua những bài như Sức mấy mà buồn, Bỏ đi Tám,
Nghèo mà không ham, Ô Kê Salem… Những
bài hát này dùng loại “ngôn ngữ bình dân của thời đại” để phản ánh thực trạng
xã hội. Theo tôi, đối với “vỉa hè ca”, người nghe nhạc rất dễ cảm thông và chia
sẻ với tác giả qua ca từ bình dị lẫn nội dung mới lạ. Đây là ý và lời của vỉa
hè ca số 1: Sức mấy mà buồn [2]:
Sức mấy mà buồn! Buồn Giao Chỉ không lớn!
Sức mấy mà buồn! Chịu chơi cả với buồn...
…
Tôi buồn vì đấm đá mọi nơi.
Tôi buồn vì chém giết tơi bời.
Tôi buồn vì đất nước tả tơi...
…
Sức mấy mà buồn, cười lên để tranh đấu!
Sức mấy mà buồn vượt ra khỏi cái sầu!
Sức mấy mà buồn niềm vui ở ta đến.
Sức mấy mà buồn phải vui để sống còn!
Con thứ bẩy, Phạm Duy Ðức
(Nguồn http://amnhac.fm)
Phạm Duy trần tình: “Lúc
tôi soạn vỉa hè ca là lúc quân đội ngoại quốc đổ bộ ào ạt vào Việt Nam, trước
sự xâm nhập của nền văn minh vật chất, một số người mình quả thực có chạy theo
lối sống Âu Mỹ! Sự ham muốn những gì quá tầm tay của mình, chẳng hạn già như
tôi mà còn mê gái sẽ bị gái nguýt cho một cái “Xí! Già mà ham”.
Bài “vỉa hè ca” Nghèo
mà không ham [3] vẽ ra một bức tranh xã hội của buổi giao thời với văn minh
vật chất Âu Mỹ. “Không Honda ta cũng đi
xa, không đô-la ta cũng “xa-va”, không Sylvia ta có Thanh Nga, không Frank
Sinatra ta có câu hò xê cống xê sang sừ…”.
Hóa ra “vỉa hè ca” lại biến thành một loại “luân lý ca” với
quan niệm “sống đẹp, chết oai” dù có nghèo trong cuộc sống xa hoa do ngoại bang
du nhập:
Sống cho đẹp là mình sống cho đẹp
Chết cho oai là mình chết cho oai
Nghèo mình nghèo là nghèo chơi chơi
Chưa thực ai thực ai là nghèo...
Con thứ tám, Phạm Thị Thái Hạnh
(Nguồn http://amnhac.fm)
Phạm Duy cho biết:“Tôi
soạn vỉa hè ca và tục ca trước và sau khi đi Mỹ. Lúc đó, sự có mặt của người Mỹ
tại nước ta là một điều rất trầm trọng, mọi người đều sợ bị ngoại xâm xâm lăng
bằng văn hoá. Người ta không thích Cộng Sản, nhưng người ta cũng không thích
văn hoá Mỹ, nhất là không muốn lối sống Mỹ xâm nhập vào Việt Nam”.
Khi Phạm Duy được mời đi Mỹ theo Chương trình Trao đổi Văn
hoá, một số người nghĩ rằng ông đã bị mua chuộc. Ở Sài Gòn, người ta thường
quan niệm ai được Mỹ mời mọc, người đó phải chắc phải là “tay chân của Mỹ”. Ở
Hà Nội cũng vậy, những người được đi Liên Xô thì chắc chắn phải có liên hệ chặt
chẽ sao đó chứ không thể nào có xuất dành cho “phó thường dân”.
Khi đi Mỹ về, Phạm Duy mới bắt đầu viết tục ca. Ông giãi
bày: “Khi biết tôi soạn tục ca (chứ không
hề được nghe tôi hát tục ca) thì người ta có cái họ cho là sở đoản để tấn công.
Cũng có thể đây chỉ là hành động của những người ghen ghét về nghề nghiệp, chưa
chắc đã là do nơi những người làm chính trị chống Mỹ cứu nước”.
Đại gia đình Phạm Duy
(Nguồn http://amnhac.fm)
Thế nhưng, từ “vỉa hè ca” bước sang “tục ca” vào những năm
1967-1968 là một khoảng cách quá xa từ hình thức đến nội dung. Phải nói là quá
“xa lạ” với những ngôn ngữ tục tĩu để chuyển tải một nội dung cũng không kém
phần lạ lẫm.
Phạm Duy cho rằng “vỉa hè ca” chỉ là những bài hát thông tục
nhưng “tục ca” mới nói lên sự tức tối, giận dỗi để hét lên những tiếng chửi rủa
tục tằn. Tôi nghĩ, phàm những cái gì “thái quá” cũng sẽ sinh “bất cập”.
***
Chú thích:
[1] Xem tục ca của Phạm Duy được phổ biến trên YouTube qua
10 video clip do chính tác giả trình bày. Nguyên bản của những clips này được
chuyển thể từ băng cassette được tác giả ghi âm với phần đệm guitar và hát nên trong
video clips chỉ thấy chạy những lời giới thiệu và ca từ (audio) chứ không có
hình ảnh (video).
- Tục ca số 1: Hát đối
- Tục ca số 2: Tình hôi
- Tục ca số 3: Gái lội qua khe
- Tục ca số 4: Úm ba la! Ba ta cùng khỏi!
- Tục ca số 5: Khỉ đột
- Tục ca số 6: Mạo hóa
- Tục ca số 7: Nhìn lồn
- Tục ca số 8: Em địt
- Tục ca số 9: Chửi đổng
- Tục ca số 10: Cầm cặc
[2] Nghe Sức mấy mà
buồn tại:
[3] Nghe Nghèo mà
không ham do ban nhạc Số Dzách trình bày tại:
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét