việc buôn bán với nước ngoài, trên thực tế nó chỉ là nơi tiếp xúc, bàn bạc giữa đại diện của hai nước Pháp - Việt. Cung quán có từ
thời vua Gia Long không những được dùng để tiếp đón các sứ thần
các nước ngoài như Xiêm, Chân Lạp, Lào mà còn dùng để đón tiếp các tiểu
vương của các dân tộc ít người ở Việt Nam.
source : tranthanhnhan1963g.blogspot
Dưới triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho xây dựng Cung Quán còn gọi là Công
Quán tại phía Đông - Bắc kinh thành Huế, ở bên trong cửa Đông Bắc (cửa
Kẻ Trài), trước mặt đồn Mang Cá là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước
ngoài. Năm Tự Đức 28 (1875), do không muốn đón tiếp các sứ giả ngoại
quốc trong khu vực Kinh Thành nên vua Tự Đức cho làm Thương Bạc Viện tại
vị trí mới, bên ngoài của Thượng Tứ (cửa Đông Nam), bao gồm nhiều công
trình để tiếp đón các sứ thần và là nơi làm việc hàng ngày của các quan
lo việc ngoại giao, đồng thời cũng để tiện việc đối phó với các đại diện
của toà Khâm sứ Pháp.
Ngày 6 tháng 6 năm 1884, trên một chiếc tàu đậu giữa sông Hương, trước
tòa Thương Bạc, đại diện nhà Nguyễn là các đại thần: Nguyễn Văn Tường,
Phạm Thuận Duật, Tôn Thất Phan; đại diện Pháp là Đại sứ Patenôtre đã ký
kết Hòa ước Patenôtre, còn gọi là Hòa ước Giáp Thân. Đây là hòa ước cuối
cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp để công nhận sự đầu hàng của mình.
Sau ngày kinh đô Huế thất thủ (5 tháng 7 năm 1885), tướng Tôn Thất
Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), tòa Thương Bạc không
còn được dùng làm nơi đón tiếp các sứ giả nước ngoài nữa, mà lần lượt
làm bản doanh của quân đội Pháp, tiếp đến làm phủ của các đại thần, làm
trường Hậu Bổ, trường Uyên Bác và cuối cùng làm Viện Cổ học, trước khi
nó bị bỏ hoang rồi sụp đổ dưới triều vua Bảo Đại.
Năm 1936, vua Bảo Đại cho phát hoang và dựng lên đó một tiểu đình, cách
vị trí Thương Bạc Viện cũ khoảng 100m để ghi nhớ di tích ấy. Công trình
này được xây bằng vật liệu mới như xi măng, sắt thép; mặt nền hình bát
giác, mái chia 2 tầng lợp ngói lưu ly, cấu trúc thanh nhã, hài hòa với
cảnh vật xung quanh.
Trên trục dọc trước mặt Kinh thành, Nghinh Lương Đình là điểm nối kết
giữa Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình. Nghinh Lương Đình
là một nhà thủy tạ được xây dựng dưới thời Nguyễn, dùng làm nơi nghỉ
chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên Thuyền rồng hoặc làm
nơi hóng mát mỗi khi đến tiết hạ nóng nực.
Tòa nhà này được dựng năm Tự Đức thứ 5 (1852) ở bờ Bắc sông Hương, đối
diện với Phu Văn Lâu.Năm Thành Thái thứ 15 (1903) Nghinh Lương Đình được
trùng tu, năm Khải Định thứ 3 (1918) lại được tôn tạo thêm một lần nữa
để phục vụ vua thường xuyên đến nghỉ mát.
Nghinh Lương Đình có kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái. Phía
trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài. Bộ khung gỗ ở phần trên,
nhất là các vì vỏ cua, hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà
chính lợp ngói hoàng lưu ly, hai nhà vỏ qua lợp ngói liệt men vàng. Nền
cao 90cm, bó vỉa bằng gạch vồ, đá thanh, có 13 bậc tam cấp dẫn xuống một
hành lang xây sát mặt nước. Cảnh quan xung quanh Đình thoáng đãng, thơ
mộng.
Phu Văn lâu ở cận cảnh bức ảnh. Còn Nghinh Lương Đình được chú thích là nơi vua tắm
Trên trục chính của Hoàng
thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc rất
duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công
trình ấy là Phu Văn Lâu.
Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Để tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu, trước đây có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên công trình, quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.
Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ "Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh mà vua Thiệu Trị đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Để tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu, trước đây có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên công trình, quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.
Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ "Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh mà vua Thiệu Trị đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Nằm thẳng trên trục Dũng đạo, nhìn từ phía sông Hương, tiếp sau Phú Văn Lâu là Kì Đài
Nhìn từ Kì Đài. Bờ bên kia thấy rõ Bia chiến sĩ vong trận xây dựng năm 1920
Kỳ Đài (kinh thành Huế,
còn gọi là Cột cờ Cố đô Huế) là di tích kiến trúc thời Nguyễn nằm chính
giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là
nơi treo cờ của triều đình.
Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ.
• Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5 m, tầng giữa cao khoảng 6 m, tầng trên cùng cao hơn 6 m. Tổng cộng của ba tầng đài cao khoảng 17,5 m. Từ mặt đất lên tầng dưới bằng một lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Ðài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng một cửa vòm rộng 4 m, tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng một cửa vòm rộng 2 m. Ðỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng. Nền ba tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. Trước đây còn có hai chòi canh và tám khẩu đại bác
• Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm hai tầng, cao gần 30 m. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài hơn 32 m. Đến năm Thành Thái thứ 16 (1904), cột cờ này bị một cơn bão lớn quật gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37 m hiện nay mới được xây dựng
Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Thỉnh thoảng, lính canh phải trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát ngoài bờ biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét