Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Huế Xưa - Đại triều nghi lễ qua quang cảnh Ngọ Môn

Đoạn miêu tả lễ đăng quang của vua Khải Định dưới đây trích từ bài viết "Vua Khải Định, hình ảnh và sự kiện" của Võ Hương An giúp ta hình dung phần nào nghi lễ đại triều và công việc của thị vệ hoàng cung. 
 source : tranthanhnhan1963g.blogspot

Bên ngòai, từ sân Đại triều nghi ra cho đến bên trong Ngọ Môn, Bộ Lễ đã cho dàn bày nghi trượng đúng nghi thức qui định, nào quân hầu, tàn, lọng, lỗ bộ, đại nhạc v.v. Chỉ có các ông Hoàng và 5 viên quan có phận sự đặc biệt được đứng trong điện Thái Hòa, mà thôi. Trong năm người đó, một người đọc Kim sách, và một người đọc hạ biểu còn ba người kia là quan Nội Các túc trực phụ giúp khi hành lễ. Tất cả đều đứng ở căn tận cùng phía đông, tựa lưng vào bức đố. Tất cả các quan văn, võ còn lại đều theo thứ bậc mà sắp hàng trên sân, quan văn bên trái, quan võ bên phải. Các Tôn tước sắp hàng chung với quan võ.

Khi mọi việc sắp xếp đâu vào đấy, hai viên quan, một thuộc Bộ Lễ, một thuộc bên võ, lần lượt xướng to lên:

- Tấu: Trung nghiêm (Tâu: bên trong đã nghiêm)

- Tấu: Ngọai chỉnh (Tâu: bên ngoài đã chỉnh tề)

Bấy giờ người ta mới mời vua ra. Từ chỗ ở là điện Quang Minh, vua đi qua điện Cần Chánh. Cửa điện chưa mở, hai người lính hầu gõ cặp sanh và hô to:

- Giá hạ! (Vua đến)

Lập tức cửa mở ra, vua bước vào điện, đi đến ngồi trên chiếc sập sơn son thếp vàng kê ở căn giữa. Một viên Vệ úy theo cửa bên phải của Đại Cung Môn đi ra, hai tay cầm trường kiếm đưa lên trước mặt và hô to

- Hộ vệ bài loan giá! (Quân hộ vệ, hãy sẵn sàng xe vua đi)

Liền có tiếng “Dạ” đáp lại rập ràng vang lên.

Viên quan truyền lệnh xong bèn trở vào, thu gươm lại, quì trước sân hô to:

-Tấu: Thỉnh thăng liễn! (Tâu: xin mời vua lên liễn)

Vua bước xuống thềm điện và lên ngồi trên liễn. Sau khi vua đã an tọa, viên Vệ úy lại hô “Dịu” (nâng lên một cách nhẹ nhàng). Mười sáu người lính lập tức cúi mình xuống từ tốn nâng các tay đòn lên và gánh chiếc liễn đi. Viên vệ úy dẫn đầu đòan rước, tiểu nhạc được tấu lên suốt lộ trình. Lúc bấy giờ chuông và trống trên lầu Ngọ Môn cũng được đánh lên, báo hiệu vua đang thăng điện.
Khi xa giá đến thềm phía bắc (tức mặt sau) của điện Thái Hòa thì dừng lại, chiêng trống trên lầu Ngọ Môn cũng vừa ngưng. Mọi việc được tính toán kỹ, diễn ra rất là ăn khớp, nhịp nhàng. Vua xuống liễn, đi vào điện và bước lên ngồi trên ngai.

Lúc đó là tám giờ, vừa lúc, Khâm sứ Trung Kỳ, Charles, dẫn đoàn tùy tùng, gồm những quan chức cao cấp người Pháp đang làm việc tại Huế, xuống xe trước cửa Ngọ Môn. Đại diện triều đình là Thượng thư Bộ Binh Nguyễn Hữu Bài và Thượng thư Bộ Học Hồ Đắc Trung đón phái đoàn tại đầu cầu Kim Thủy (bên ngòai Ngọ Môn) và hướng dẫn vào điện Thái Hòa. Khâm sứ Charles chào vua; vua đứng trên bệ hơi nghiêng mình đáp lễ.

Đại diện Chính phủ Pháp, Khâm sứ Charles đọc diễn văn, chào mừng vua mới, không quên kể công nước Pháp, và bày tỏ hy vọng một sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước … Sau khi vua đáp từ, phái đòan Pháp đứng lui phía sau, phía tay trái của vua.

Buổi lễ đăng quang theo nghi thức triều đình bắt đầu.



Photobucket
Quang cảnh trên sân Ngọ Môn


Photobucket
Binh lính và voi ngựa đi qua hai lối cửa hình vòm của Ngọ Môn (Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn)

Đại Triều nghi lễ phải có đủ ngựa ...


Photobucket
... voi dàn hầu

Photobucket
Kị binh diễu hành


Photobucket
Phút nghỉ ngơi


Photobucket
Loạt ảnh này chup cùng một thời điểm.


Photobucket
  Trong đội hộ vệ nổi bật một vị chỉ huy


Photobucket
mặc phục phẩm


Photobucket
Những người có cấp bậc cao hơn có thể bài đeo trên ngực


Photobucket
Lính phụ trách tàn, lọng và lỗ bộ (đồ binh khí dùng để rước) đang tập trung bên trong Ngọ Môn để dàn hầu.


Photobucket


Photobucket
Ngoài cờ quạt, tàn lọng, lỗ bộ ta còn thấy lính hộ vệ mang theo các bình xông hương (encensoir)


Photobucket
Nhất đẳng thị vệ - vị quan có chức sắc cao nhất trông coi các công việc trong cung


Photobucket
Hãy chú ý đến cổng đồng đầu cầu Trung Đạo


Photobucket

So với những bức ảnh phía trên, ở đầu cầu Trung Đạo có thêm hai cột đèn điện chiếu sáng


Photobucket
Dòng lưu bút đề ngày 12/03/1926. Một khoảng thời gian khá dài đã trôi qua (một trong số ảnh trước có nhật ấn bưu điện là 1906)


Huế Xưa - Ngọ Môn


Trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế (Ngọ Môn, chương Đức, Hiển Nhơn, Hòa Bình) Ngọ Môn là cổng chính phía nam, lớn nhất


Trước kia tại vị trí này là Nam Khuyết Đài, xây dựng đầu thời Gia Long. Trên đài này có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Đến năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức qui hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành, Nam Khuyết Đài bị giải thể hoàn toàn để lấy chỗ xây dựng Ngọ Môn. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam. Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn - tốn (tây bắc - đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ (hướng nam). Theo Dịch học hướng nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để “hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt”.
Cửu vị thần công đặt trước Ngoại Kim Thủy (hệ thống hào bao quanh Hoàng Thành) ở hai bên Ngọ Môn


Photobucket
Ngọ Môn trước 1906, không thấy cây cối


Photobucket
Hệ thống hào cạn khô


Photobucket
Chụp từ Kì Đài


Photobucket


Photobucket


Photobucket
Trong các bức ảnh chụp thập kỉ 30 đều thấy trên sân Ngọ Môn có trồng cây cảnh, cắt tỉa hình cầu


Photobucket
Quảng trường Ngọ Môn được cải tạo  lại


Photobucket
Hệ thống điện chạy phía trước


Photobucket
Cây cảnh trên sân Ngọ Môn bị dẹp bỏ hết

Về mặt kiến trúc Ngọ Môn có dáng dấp tương tự Ngọ môn ở Cố cung Bắc Kinh nhưng vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc Việt Nam. Ngọ Môn có hai phần chính là: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng.

Đài có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,06m. Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1560m2 (kể cả phần trong lòng chữ U). Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Lầu Ngũ phụng là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẳn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói lưu ly màu xanh.



Quan lại trong triều phục tập trung trên sân Ngọ Môn



Photobucket

Quang cảnh đại lễ trước Ngọ Môn

964_001
Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1968, sau trận đánh Mậu Thân, Ngọ Môn bị hư hỏng rất nặng. Mãi đến năm 1970, Ngọ Môn cùng một số công trình khác (cũng bị hư hỏng) được sửa chữa lớn.


Photobucket
Ngọ Môn nhìn từ hồ Thái Dịch


Photobucket
Đoàn xa giá hồi cung từ Lễ Tế Nam Giao


Photobucket
Góc chụp từ sân Đại triều trước Điện Thái Hòa. Thời kì này  Ngọ Môn đang tu sửa, không thấy phần lầu hai bên.

Ngọ Môn nhìn từ khu vườn bên hông Điện Thái Hòa



Photobucket

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét