Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Cầu Trung Đạo & Đại Cung Môn - Hữu Vu - Tả Vu

Cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch trong Hoàng Thành, là đường dẫn từ cửa thành Ngọ Môn vào điện Thái Hoà. Cầu Trung Đạo được xây dựng từ đầu đời Gia Long, đến năm Minh Mạng 14 thì được tu sửa và mở rộng hơn trong đợt tái thiết Hoàng Thành.


Cầu được xây bằng gạch, mặt dưới gồm nhiều vòm cuốn. Hai đầu cầu có hai cổng dựng bằng 4 cột đồng. Trên cột đồng trang trí hoa sen. Điều này mang ý nghĩa hoa sen tượng trưng cho những ngọn đuốc soi sáng cho nhà vua. Hai cột giữa cao chạm trổ rồng 5 mống. Tuy hai trụ đối xứng nhau nhưng một bên được tạo hình rồng vươn lên, một bên tạo hình rồng lao xuống tạo sự sinh động, hấp dẫn. Phía trên các trụ có những khung hình chữ nhật trang trí bằng pháp lam rực rỡ và có gắn chữ nổi khá lớn "Trung hòa vị đục" theo ý nghĩa "trung" là cái gốc lớn của thiên hạ, "hòa" là đạt đạo của thiên hạ. Khi thực hiện được sự trung hòa thì trời đất yên ổn, vạn vật sinh sôi nảy nở.


Cầu Trung Đạo dẫn đến sân chầu trước điện Thái Hòa. Cầu là công trình kiến trúc nằm trên trục chính của Hoàng thành, dành cho vua đi. Đối xứng hai bên cầu là hai công trình kiến trúc khác được xây dựng theo nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".



Toàn cảnh Hồ Thái Dịch, Trung Đạo Kiều và Điện Thái Hòa nhìn từ Ngọ Môn. Bức bưu ảnh có dòng lưu bút của người sử dụng đề ngày 11-04- 07. Ta có thể nhận thấy Điện Thái Hòa thời kì này không có cửa mà chỉ có rèm để che mưa nắng. Đến thời Khải Định, nhà vua mới cho xây thêm cửa trong dịp trùng tu điện Thái Hòa và Cần Chánh để chuẩn bị lễ mừng thọ.

Cổng đồng đầu cầu


Photobucket
Có 2 điều cần chú ý trên tấm ảnh này. Thứ nhất: Nhà xuất bản chú thích sai. Thứ hai: Hình trang trí trên cổng đồng hai đầu cầu Trung Đạo khác hẳn so với những bức ảnh dưới.

Cầu Trung Đạo còn gọi là Cầu Kim Thủy


Photobucket
Đầu cầu Trung Đạo có thêm hai cột đèn điện

Kị binh hộ tống sứ thần nước ngoài, hình ảnh này ta có thể gặp trong Lễ tú tuần Đại khánh vua Khải Định (ảnh dưới)
Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành, có 5 gian (không chái) được làm năm 1833 thời Minh Mạng, gồm 3 cửa. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua. Mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Công trình này cùng với điện Cần Chánh (và một loạt cung điện khác) trong Tử Cấm Thành đều bị đốt cháy năm 1947, hiện nay đang được Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Huế cùng chuyên viên của đại học Waseda nghiên cứu chuẩn bị cho phục dựng.
Các công trình khu vực Tử Cấm Thành. Sau Đại Cung Môn là sân bái mạng có đặt hai vạc đồng (đánh dấu bằng hai chấm tròn). Hay dãy hành lang hai bên dẫn đến Tả Vu và Hữu Vu. Đối diện Đại Cung Môn, qua sân bái mạng, là Điện Cần Chánh 


Nền Đại Cung Môn với những cây cột đánh dấu và mô hình ấn hoàng đế


Photobucket
Từ thềm sau của Điện Thái Hòa sẽ thấy một chiếc cổng lớn dẫn vào Tử Cấm Thành, gọi là Đại Cung Môn.


Photobucket
Góc chụp dưới sân từ bờ lan can hình rồng của Điện Thái Hòa

Công trình kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói lưu li. Bộ vì kèo theo phong cách đời Minh Mạng. Lối đi lát đá dẫn đến cổng. Ở bìa trái ảnh các quan đang bước xuống bậc thang đá rời Điện Thái Hòa


Photobucket
Cửa giữa dành riêng cho vua. Các ô hộc trang trí các đề tài cổ điển xen lẫn với thơ văn, sơn son thếp vàng lộng lẫy.


Photobucket
Hình rồng trang trí trên cửa có một chút thay đổi


Photobucket
Ba chữ Hán Càn Thành Cung cho biết cửa này dẫn vào điện Càn Thành

Hình ảnh Bảo Đại ngày phong vương. Đoàn hộ giá nhà vua đi ra từ khung cửa hình vòm. Đại Cung Môn có hai tầng mái với dải cổ diêm ngăn cách.

Theo con đường lát đá đoàn xa giá rước Bảo Đại ra điện Thái Hòa để làm lễ đăng quang


Photobucket
Bước vào trong cổng sẽ thấy sân bái mạng có đặt hai chiếc vạc đồng. Hai bên cổng có hai dãy hành lang (mép ảnh trái) nối với Hữu Vu (dành cho quan võ) và Tả Vu (dành cho quan văn)


Photobucket
Bên kia sân bái mạng là Điện Cần Chánh


Photobucket
Cùng một thời điểm. Góc chụp lệch đi cho thấy cây ngô đồng trồng bên Điện Cần Chánh. Cây thứ hai ở phía đối diện.


Bức ảnh phục chế này còn cho thấy hoa văn gạch lát nền
Hữu Vu nhìn từ Đại Cung Môn tại vị trí tiếp giáp với hành lang dẫn tới Hữu Vu


Ảnh hiện tại cùng góc chụp: hành lang (mới được phục dựng), vạc đồng, Hữu Vu, cây ngô đồng thứ nhất

Tả Vu nhìn từ Đại Cung Môn: vạc đồng, Tả Vu, cây ngô đồng thứ hai

Các quan bên vạc đồng
Hình ảnh ngày lễ Tứ tuần Đại Khánh vua Khải Định. Sau lưng các quan là Đại Cung Môn, được trang hòang bằng các hộp tranh. 


Photobucket
Vạc đồng không còn bị che khuất khi các quan quỳ xuống thủ lễ.
60

Hữu Vu
Đại Cung Môn chờ ngày trùng tu

Cây ngô đồng  phía Hữu Vu
Photobucket
Cây ngô đồng phía Tả Vu
source : tranthanhnhan1963g.blogspot
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét