Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Điện Kiến Trung & Điện Phụng Tiên & Vườn Cơ Hạ

Điện Kiến Trung tọa lạc trong Tử Cấm thành. Điện được vua Khải Định cho mở rộng vào năm 1921-1923 cùng thời gian với xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ngày 6-11-1925 vua Khải Định đã băng hà cũng tại điện này.


Nguyên thuỷ vị trí này là lầu Minh Viễn do Minh Mạng xây năm 1827, lầu có 3 tầng cao 10.8m, lợp ngói hoàng lưu ly, trên lầu có kính viễn vọng để vua quan sát cảnh từ xa. Năm Tự Đức thứ 29, lầu Minh Viễn bị triệt giải, đến năm 1913, vua Duy Tân cho làm lại lầu khác theo kiểu mới gọi là lầu Du Cửu. Đến năm 1921 - 1923, vua Khải Định mở rộng thành cung điện và đặt tên là điện Kiến Trung, dùng làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Bên trái toà lầu có phòng Đông Cung, bên phải có Võ Hộ Giá phòng.

Sau này, vua Bảo Đại cho tu sửa lại điện, tân trang các tiện nghi Tây phương và cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung. Tại điện này, Hoàng hậu Nam Phương đã lần lượt hạ sanh 5 người con: Thái tử Bảo Long, Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên, Công chúa Phương Dung và  Hoàng tử Bảo Thắng. 

Ngày 9 tháng 3, Nhật đảo chính Pháp và thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai ngày sau, 11 Tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo.

Điện Kiến Trung đã bị Việt Minh phá huỷ vào tháng Chạp năm 1946 trong chiến lược tiêu thổ kháng chiến, chỉ còn nền điện.



Photobucket



Kiến trúc của điện và quy hoạch không gian xung quanh mang phong cách châu Âu kết hợp cùng những đặc điểm truyền thống của cung điện triều Nguyễn


Photobucket

Vạc đồng


Photobucket

Bậc thềm rồng


Photobucket

Súng thần công


Photobucket

Hàng chậu cảnh kê trên đôn



Cung Thiên Định trong lăng Khải Định, công trình xây dựng cùng thời,  có cùng kiểu kiến trúc và trang trí


Photobucket

Một góc Điện Kiến Trung



Photobucket

Sau khi điện Kiến Trung hoàn tất, vua Khải Định dùng nơi này làm chỗ cư trú và làm việc hàng ngày, vì đầy đủ tiện nghi (điện, nước, điện thoại.
. .), có lẽ vì thế khi vua Khải Định chết người ta đốt cho vua đồ mã Điện Kiến Trung đầy đủ đến từng chi tiết.

Photobucket

Vua Bảo Đại bên Điện Kiến Trung

Photobucket

Cung điện vàng son bị giật mìn phá huỷ, nay chỉ còn lại phần nền điện với những bậc thềm rồng

   Điện Phụng Tiên (điện thờ phụng người trước) là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành. Điện cũng thờ các vị vua và hoàng hậu triều Nguyễn. Nhưng khác với Thế Miếu,nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế.Điện cũng là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhà Nguyễn, nhưng đến tháng 2 năm 1947, toàn bộ đã bị thất thoát hoặc bị đốt cháy theo điện. Hiện giờ chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành tương đối nguyên vẹn.

Điện Phụng Tiên là một tòa nhà lớn ngang với Thế Miếu. Mái điện được lợp ngói lưu ly vàng, nền được lát bằng gạch Bát Tràng tráng men. Sân trước điện khá rộng cũng được lát bằng gạch Bát Tràng. Sát hiên trước có một hàng chậu sứ trồng cây cảnh được đặt trên các đôn bằng đá chạm. Cuối sân có một bể cạn lớn làm bằng đá, bên trong có hòn non bộ, xây bằng đá tựa vào một bức bình phong giăng dài phía sau cửa tam quan. Ở giữa mặt trước khuôn viên có vòng thành bao quanh.

Khi còn hoạt động với chức năng thờ tự của mình, Điện Phụng Tiên là một đền thờ nguy nga lộng lẫy với rất nhiều đồ tự mà khi sinh thời các vua Nguyễn đã dùng. Một người Pháp tên Robert R. de la Susse đã gọi điện
Phụng Tiên là một bảo tàng ở Hoàng cung Huế. Hầu hết các bảo vật của các Vua và Hoàng hậu được thống kê và đưa vào tủ kính để ở đầu điện. Đồ đặt trong tủ có rất nhiều loại: các khẩu súng hỏa mai do Pháp chế tạo của vua Tự Đức, các đồ đồng do người Việt đúc thời Minh Mạng, các loại đồ đồng tráng men, bộ sưu tập tiền đồng, các bảo vật của các đời vua và các chậu lung với cây cỏ, cành san hô được làm bằng vàng và ngọc, cùng với các đồ dùng của vua Tự Đức.... Trong đó bảo vật đặc biệt nhất là hai bộ đồ thờ "tam sự" bằng ngọc bích, hai đĩa lớn đường kính 40cm; hai bức trấn phong bằng ngọc thạch nguyên bản. Ngoài ra điện còn lưu trữ các bảo ấn, các kim sách, vương miện, đồ uống trà làm bằng vàng nguyên chất.Về việc chăm sóc hương khói, Điện Phụng Tiên do "các cô phụng trực", với đa số là thành viên của Hoàng tộc góa bụa hoặc không lấy chồng ăn ở trong các ngôi nhà phụ trong khuôn viên điện đảm nhiệm.





Điện Phụng Tiên và các "cô phụng trực"


Bên trong Điện Phụng Tiên


Cửa Tam Quan còn lại

Vườn Cơ Hạ ở phía Đông Hoàng thành là một đại danh thắng của kinh đô, có đến 14 cảnh được vua Thiệu Trị đề vịnh, cho vẽ tranh gương, tranh mộc bản để in thành sách, dựng cả bia đá để khắc thơ...nhưng tất cả nay chỉ còn trên tư liệu.




Cơ Hạ là một vườn cảnh nằm trong Hoàng thành Huế, do vua Thiệu Trị lập nên vào năm 1843.  Vườn Cơ Hạ bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ, cung điện liên hoàn, kết hợp hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên. Cũng như các kiến trúc vườn trong hoàng thành, vườn Cơ Hạ cũng được kiến tạo theo phong thủy, lấy mô típ kiến trúc chữ Khẩu làm trung tâm để liên kết các công trình.

Giữa vườn có hồ nước rộng gọi là Minh Hồ. Bên trái Minh Hồ có đài tạ gọi là Hoà phong. Cầu bắc qua Minh Hồ gọi là Kim Nghệ Ngọc Đống. Hành lang bên phải Minh Hồ gọi là Khả Nguyệt. Giữa Minh Hồ có một đảo nhỏ, trên đảo có lầu gác gọi là Quang Biểu. Lầu đài phía sau Minh Hồ gọi là Thưởng Thắng. Điện chính trong vườn là điện Khám Văn. Đại sảnh trong vườn gọi là Minh Lý. Ngoài ra, vườn còn có nhiều công trình khác như: hang Phúc Duyên, hang Đào Nguyên, ao Thuỵ Liên, sông Trại Võ... Ngày nay, vườn Cơ Hạ đã tàn tạ, hư hỏng gần hết, chỉ còn lại dấu vết của hang động, đồi núi, sông hồ.



Photobucket


Vườn Cơ Hạ đầu thế kỉ trước đã đổ nát như thế này
 Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét