Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Cửa Chương Đức & Cửa Hiển Nhơn

      Cửa Chương Đức ở phía Tây của Hoàng Thành, dành cho Hoàng hậu và các nữ nhân.Chương Đức được xây dựng vào năm1804, tuy nhiên lúc đó nó mới có cách thức đơn giản và chưa có vọng lâu.
Đến năm 1811, cửa Chương Đức được cải tạo và xây thêm phần vọng lâu bên trên, cùng đợt với 2 cửa Hiển Nhơn, Hoà Bình. Năm 1826, cửa Chương Đức được tu bổ và đến năm 1830 lại được tu bổ một lần nữa nhân dịp chuẩn bị lễ Tứ tuần Đại khánh của vua Minh Mạng. Lần cải tạo quan trọng nhất của cửa Chương Đức là vào năm 1921 thời vuaKhải Định. Trong lần này, người ta đã hạ giải hoàn toàn kết cấu gỗ của tam quan cũ và xây dựng lại trên nền cũ với quy mô lớn hơn một tam quan đồ sộ 2 tầng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa với hình thức trang trí đắp gắn mảnh sành sứ rất tiêu biểu của phong cách thời Khải Định.
 Photobucket

Photobucket
 
Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, dành cho quan lại, nam nhân ra vào Hoàng Thành. Cửa Hiển Nhơn được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Đến thời Minh Mạng, vào năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành. Đến thời Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa. Trong chiến sự năm 1968, cửa đã bị bom đạn phá huỷ hoàn toàn. Sau năm 1975, cửa được trùng tu như ngày nay.


Photobucket
Cửa Hiển Nhơn - Mậu Thân1968


source : tranthanhnhan1963g.blogspot
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét