Nền điện từ hơn 10 năm nay được sử dụng làm sân khấu các chương trình nghệ thuật cung đình
Cần Chánh là ngôi điện dùng làm nơi thường triều của vua Nguyễn. Điện được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Đây vốn là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành.
Về tổng thể, Điện Cần Chánh được bố trí trên trục chính (đường "Dũng đạo") của Đại Nội - nằm giữa điện Thái Hoà (nơi thiết triều chính) và điện Càn Thành (nơi ở của vua). Trước Điện Cần Chánh có "Sân bái mạng", là nơi tập hợp văn võ bá quan khi chầu vua, dâng biểu. Điện cùng với nhà tả vu, hữu vu (phục vụ việc chuẩn bị nghi lễ và chiêu đãi khách) họp thành bố cục kiến trúc hình chữ môn (門). Điện đặt trên một nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh. Diện tích mặt nền gần 1000m2. Chính điện 5 gian, 2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn, hai bên đông tây có 4 hồi lang nối qua điện Văn Minh, Võ Hiển và qua Tả Vu, Hữu Vu. Toàn bộ bộ khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim. Phần lớn kết cấu bộ khung bên trên đều được chạm trổ trang trí rất tinh xảo, công phu.
Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra điện còn là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính. Điện Cần Chánh còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm của Trung Hoa, các hòm tượng ấn vàng, ấn ngọc của triều đại...
Góc Điện Cần Chánh (bìa phải) từ Đại Cung Môn. Thời kì này điện không có cửa, mà dùng rèm che mưa nắng.
Điện đặt trên nền cao, có ba lối lên xuống. Hãy để ý đến hàng cột chống xuống sân và đám lá ngô đồng vun ở góc bậc.
Ba
bức ảnh với chú thích người đánh chuông điểm giờ trong cung. Bức đầu
tiên khác một chút so với hai bức còn lại. Đám lá ngô đồng ở chân cột
cho thấy các bức ảnh này được chụp cùng một thời điểm.
Ta nhận ra đây là Điện Cần Chánh. Ảnh cận cảnh khẳng định thời kì này điện không có cửa.
Một số chi tiết gặp lại ở ảnh dưới: hai chùm đèn, những bức tranh đầu cột, những ô tranh gương chữ nhật xếp thành hình ô van trên bức tường hồi
Các cây cột không có bệ kê. Bức tường hồi có đặt một giá gương lớn. Ảnh chụp trước 1404
Ghi chú trên ảnh là gương của Vương phi
Điện
sau một đợt tu bổ. Không thấy giá gương, lồng đèn thay thế cho chùm
đèn, các cây cột được kê lên bệ đá. Một tấm thảm trải từ cửa đến ngai
vua, trên đó có mấy chiếc bàn được đặt cách quãng. Trên ngai vua có bửu
tán như ở Điện Thái Hòa.
Một chiếc bình
Ở đây có vô số những báu vật hoàng cung
Hoàn toàn chính xác khi đánh giá đây là ngôi điện đẹp nhất
Rất nhiều đèn làm cho điện thêm lung linh
Từ trong điện nhìn ra, bên trái là Tả Vu với cây ngô đồng
Góc
chụp từ gốc cây ngô đồng thu vào ống kính phần lớn các công trình nơi
này. Từ bìa trái sang phải: Đại Cung Môn, Hữu Dược Lang, Hữu Vu, Điện
Cần Chánh.
Bên trong điện các quan dự tiệc trong phục phẩm.
Vua Khải Định chủ trì buổi tiệc
Các vũ công cạnh chiếc vạc đồng trước Đại Cung Môn
Biểu diễn nhã nhạc cung đình trên sân Bái Mạng
Vẻ ngoài Điện Cần Chánh khác lạ bởi hệ thống cửa được thay thế
Hình ảnh Điện Cần Chánh trong lễ đăng quang của vua Bảo Đại
Các vũ công cạnh chiếc vạc đồng trước Đại Cung Môn
Biểu diễn nhã nhạc cung đình trên sân Bái Mạng
Vẻ ngoài Điện Cần Chánh khác lạ bởi hệ thống cửa được thay thế
Hình ảnh Điện Cần Chánh trong lễ đăng quang của vua Bảo Đại
Năm 1947 toàn bộ Điện Cần Chánh bị thiêu rụi. Vàng son một thời còn lại là phần nền móng và bức tường sau điện
Điện Càn Thành trước năm 1811 có tên là điện Trung Hòa nằm trong Tử Cấm
thành, đây là nơi ăn ngủ của vua triều Nguyễn. Điện Càn Thành nằm sau
điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều), phía trước điện Khôn Thái (chỗ ở
của Hoàng Quý Phi). Phía trước điện, bên phải có điện Trinh Minh (nơi ở
của các bà phi), bên trái có điện Quang Minh (nơi ở của Đông cung hoàng
tử).
Bên phải, ở khoảng giữa điện Càn Thành và cung Khôn Thái là viện Thuận Huy (chỗ ở các bà Tân). Phía Tây viện Thuận Huy là viện Đoan Huy, Đoan Thuận, Đoan Hoà, Đoan Trang và Đoan trường (chỗ ở của các bậc Tiệp dư, Tài nhân, Mỹ nhân, Quý nhân cùng những tài nhân vị nhập giai), các viện trên gọi là "lục viện".
Bên phải điện Càn Thành là một vườn ngự uyển, trong đó có điện Minh Thận, hồ Quang Văn, gác Tứ Phương Vô Sự, lầu Nhật Thành... đều làm năm Thiệu Trị thứ nhất và bị triệt giải vào triều vua Thành Thái.
Trước điện có một sân rộng, giữa có đường dũng đạo lát đá, trước sân có một ao sen và một tấm bình phong. Chiến tranh đã biến toàn bộ các công trình này thành phế tích.
Bên phải, ở khoảng giữa điện Càn Thành và cung Khôn Thái là viện Thuận Huy (chỗ ở các bà Tân). Phía Tây viện Thuận Huy là viện Đoan Huy, Đoan Thuận, Đoan Hoà, Đoan Trang và Đoan trường (chỗ ở của các bậc Tiệp dư, Tài nhân, Mỹ nhân, Quý nhân cùng những tài nhân vị nhập giai), các viện trên gọi là "lục viện".
Bên phải điện Càn Thành là một vườn ngự uyển, trong đó có điện Minh Thận, hồ Quang Văn, gác Tứ Phương Vô Sự, lầu Nhật Thành... đều làm năm Thiệu Trị thứ nhất và bị triệt giải vào triều vua Thành Thái.
Trước điện có một sân rộng, giữa có đường dũng đạo lát đá, trước sân có một ao sen và một tấm bình phong. Chiến tranh đã biến toàn bộ các công trình này thành phế tích.
Bức
không ảnh chụp toàn bộ Tử Cấm Thành xưa. Trục Nam - Bắc từ mép dưới
ảnh: Sân Bái Mạng (với Hữu Vu và Tả Vu hai bên) - Điện Cần Chánh (với
điện Võ Hiển và điện Văn Minh hai bên) - Điện Càn Thành (với phía trước
là điện Trinh Minh và Quang Minh đối xứng) - Điện Khôn Thái (với phía
trước là Viện Thuận Huy và viện Dưỡng Tâm đối xứng) - Điện Kiến Trung -
Lầu Tứ Phương vô sự (mép trên cùng của ảnh)
Bức không ảnh chụp theo hướng ngược lại
Những gì còn lai sau những biến cố chiến tranh năm 1946 và 1968
Trong kho ảnh xưa không nhiều bức ảnh Điện Càn Thành, ngoài những bức đưa tin lễ tang vua Khải Định
Bảo Đại trong tang phục đứng trước xe tang
Lễ chuyển quan
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét