Nguồn : http://hoangkimviet.blogspot.fr/2013/05/xe-con-coc-citroen-2-cv.html
Thử nghiệm trước Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945. Được sản xuất sau khi
Pháp quốc phục hồi đất nước, xe Citroën 2 CV đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
của dân pháp, vào đúng thời điểm người dân lao động được hưởng thụ
những tuần lể nghỉ hè đầu tiên có trả lương, với chiếc xe rẻ tiền và mọi
người cùng nhau hướng về phía nam nước Pháp đi tìm những tia nắng ấm
của muà hè.
Tuy xếp hạng cách xa những chiếc xe nổi tiếng về số lượng bán ra trên
toàn cầu như Ford T và Volkswagen Bettle. Chiếc Citroën đã đi vào lịch
sử của nước Pháp trong thời hậu chiến để mãi mãi trở thành một huyền
thoại… gần đây Citroën muốn lập lại cuộc phiêu lưu như họ đã từng làm
vào thập niên 30.
Tại Việt Nam, chiếc 2 CV còn được gọi là xe «con cóc» chạy trên các nẻo đường ở miền nam Việt Nam, sánh vai cùng những chiếc Citroën La Dalat được chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam, và chiếc 2 CV cũng đã xuất hiện trong phim Good Morning Vietnam.
Tổng Thống Auriol bên cạnh ông Boulanger trong Triển Lảm 1948
Sơ lược về xe Citroën 2 CV
Chiếc xe biểu tượng của nhà sản xuất Citroën, xe 2 CV (CV=cheval vapeur =
mã lực) đã trải qua một thế kỷ gợi đến sự ngưởng mộ của nhiều người.
«Ngoài chiếc xe ra, còn là một biểu tượng của đời sống», người ta đọc
được những dòng chử viết trên báo chí vào thập niên 40. Bền chắc, thực
dụng và chỉ cần bảo quản tối thiểu, xe 2 CV đã trải qua nửa thế kỷ 20,
gợi nhớ đến sự hâm mộ của nhân dân pháp chưa từng thấy cho một chiếc xe.
Kiểu xe thử nghiệm 2 CV Prototype vào năm 1939
Nguồn gốc của chiếc xe 2 CV bắt đầu từ những năm 30. Đúng năm 1936, Pierre-Jules Boulanger, người phát động việc chế tạo chiếc xe Citroën Traction nổi tiếng, đã khởi động một kế hoạch chế tạo xe TPV (Très Petite Voiture = xe ô-tô nhỏ, ô-tô con). Một nhóm tham gia vào kế hoạch đã chẳng bao giờ thấy và chạy thử chiếc xe, như André Lefèbre hay Flaminio Bertoni. Chiếc xe mẩu đầu tiên xuất xưởng vào năm 1937, được trang bị một cổ máy xe mô-tô 500 cm3.
Kiểu xe thực dụng mẩu thử nghiệm vào năm 1937
Đệ Nhị Thế Chiến đã làm hoản lại việc phát triển chiếc xe «hai cẳng». Những chiếc xe mẩu đã được che dấu kỷ, ngay cả dưới dạng cơ phận rời và phân tán khắp nơi trên nước Pháp. Trong suốt thời gian đó, Pierre-Jules Boulanger đã bỏ công sức nghiên cứu và cải thiện chiếc TPV trong suốt 6 năm. Đến năm 1946, sau chiến tranh, kế hoạch TPV mới được tiếp tục. Để bảo toàn bí mật mà ông Boulanger cho là cần thiết, ông đã thu mua một khoảng đất rộng về phía tây thủ đô Paris. Khu phố Ferté-Vidame mà ngày nay vẫn còn xử dụng làm khu chạy và thử nghiệm xe của hảng Citroën.
Sơ Đồ (Bấm vào xem hình lớn hơn)
Thời điểm quan trọng đã đến, vào ngày 7 tháng mười 1948, trong hội chợ Triển Lãm Xe Ô-tô, chiếc xe 2 CV đã gây chấn động. Đợt phê bình đầu tiên thật chua chát. Hình dạng chiếc xe đã gây «sốc», dáng vẻ chiếc xe làm những người ưa chuộng sản phẩm Citroën bối rối, họ đã quen xử dụng những xe Traction và những loại xe cao cấp đắt tiền của hảng Citroën. Nhưng có điều mà người ta không thể chối cải được là chiếc xe đã gây ấn tượng mạnh mẽ, ngay cả những người ra vẻ thờ ơ. Ngay cả giới báo chí dù có nghi ngờ, cuối cùng công chúng đã đón nhận chiếc xe một cách nhanh chóng, những đơn đặt hàng chồng chất cao như núi làm hoa cả mắt. Sự thành công khổng lồ đã làm kẹt cứng dây chuyền sản xuất tại hảng Citroën. Vào thời buổi đó, không hiếm gì việc phải chờ đợi hơn cả năm mới nhận được chiếc xe đã đặt mua.
Một xe 2 CV AZL vào năm 1956
Dù sao chăng nữa, kết quả mang lại tốt đẹp. Chiếc xe 2 CV đã là một thành công lớn cho hảng Citroën vào thời điểm đó và chỉ là mới bắt đầu.
Thiết kế xe Citroën 2 CV
Hình dáng thiết kế xe 2 CV tương đối cân bằng. Các cánh cửa song song
với nhau là những phần đập vào mắt. Hình dạng trước đầu xe làm người ta
có ấn tượng, nắp đậy máy trước mũi xe làm bằng tôn lá thép ép dợn sóng
xuôi xuống đất với một vỉ che máy gồm có những thanh ngang với hình 2
chử V ngược trên một lổ khoét hình bầu dục.
Một xe thùng 2 CV Fourgonnette AU vào năm 1951
Thật sự chiếc 2 CV là chiếc xe chứa đầy những thiết kế khéo léo. Mỗi một bộ phận thân xe được lắp ráp hoặc tháo rời ra dễ dàng nhờ những bản lề được thiết kế bởi 2 hoặc 3 con ốc đặt đúng chổ.
Sau cùng, chiếc xe 2 CV cân nặng khoảng 300 kg và đạt tốc độ 65 km/giờ, tiêu thụ 4,5 lít xăng/100 km.
Một xe 2 CV Fourgonnette vào năm 1978
Nhờ vào các ưu điểm, xe Citroën 2 CV trở thành chiếc xe phổ thông được quần chúng chọn mua như ông Pierre-Jules Boulanger đã bỏ công nghiên cứu. Nhỏ gọn và vừa túi tiền của mọi người, nhưng số mạng của những người góp công vào việc thiết kế, nghiên cứu, phác họa kiểu xe nầy đều vắn số, Pierre-Jules Boulanger tạ thế vào năm 1950. Ông ta biết đến sự thành công khi trình làng chiếc xe 2 CV nhưng không thể tưởng tượng ra được kết quả rực rở mà ông ta đã chờ đợi.
Một băng ghế ngồi tháo rời từ xe ra
Một buổi Pic-nic với những ghế ngồi tháo từ xe ra
Những phát triển từ 1950 đến 1960
Trong những năm 50 người ta thấy chiếc xe 2 CV được sử dụng khắp mọi
nơi. Vào năm 1951 khi chiếc xe thùng 2 CV Fourgonette kiểu AU xuất hiện
đã làm kinh ngạc đến mọi người.Bước kế tiếp vào năm 1954, là năm đánh dấu sự tiến bộ: xe 2 CV được tái thiết lại phần kỹ thuật và trang bị cổ máy mới 425 cm3 mạnh mẽ hơn.
Một chiếc 2 CV trong truyện họa hình Tintin của Hergé
Vào tháng chạp 1956, hảng Citroën cho xuất xưởng chiếc 2 CV kiểu AZL. Khung kiếng hậu được nới rộng ra, mui bằng vải, v.v. Việc thiết kế mới đã cho phép Citroën ra lò một kiểu 2 CV với thiết bị sang trọng hơn. Trong năm đó, dây chuyền sản xuất cho ra xưởng 95.864 chiếc 2 CV.
Một chiếc 2 CV AZAM 1966
Năm sau, 1957 lại càng tốt hơn với trên 100.000 chiếc xe xuất xưởng, nói chung thập niên 50 là thập niên phát triển tốt đẹp cho chiếc xe 2 CV, nhưng những năm thăng tiến hơn lại vào thập niên kế tiếp...
...từ 1960 đến 1970
Năm 1960 là năm trẻ trung hoá cho xe 2 CV. Một cách trang trí nhẹ mà
phần lớn nhắm vào phần bên ngoài chiếc xe. Nắp máy được thiết kế với 5
đường lỏm và hơn nữa, hai cửa kiếng nhỏ được thêm vào hai bên hông xe.Năm 1961, trong hội chợ Triển Lãm Xe Ô-tô, hảng Citroën giới thiệu một kiểu mới: chiếc 2 CV AZLP. Với sức mạnh 13,5 mã lực khi máy quay 4.000 vòng/phút, chiếc 2 CV trở nên mạnh mẽ, đạt tốc độ 85 km/giờ và tiêu thụ 5,5 lít xăng/100 km.
Một chiếc 2 CV Export 1967
Năm 1964 chiếc 2 CV tiếp tục biến dạng, và có một vài điều tiến bộ cho chiếc xe «hai cẳng» : Những cánh cửa không còn mở từ phiá trước ra sau mà ngược lại từ sau đẩy ra phiá trước theo chiều của các dòng xe hiện đại.
Một chiếc 2 CV 6
Vào năm 1966, mặt trước của xe được cải tiến theo kiểu cách mà khách dùng ưa chuộng, kể từ đây, tấm vỉ chắn trước còn có 3 đường viền ngang bằng nhôm. Người ta cũng nhận ra rằng thanh cản chấn đằng trước thường là bằng kim loại trần, nay được bọc một lớp nhựa mủ đen.
...từ 1970 đến 1980
Khởi đầu thập niên nầy là sức mạnh thăng tiến của chiếc 2 CV, với nhiều
kiểu khác nhau, chiếc 2 CV tung cánh bay với một loạt thiết bị mới. Thêm
2 kiểu 2 CV 4 và 2 CV 6, hảng Citroën giới thiệu vào năm 1970 với nhiều
xe mẩu mã khác nhau đạt tốc độ trên 100 km/giờ. Về phương tiện truyền
thông, Citroën trở lại thị trường với 2 kiểu xe nầy, mẩu mã trẻ trung
hơn với những việc bảo trì ít tốn kém và giá thành phải chăng, Citroën
đã trở lại chào đón khách hàng như lúc khởi đầu.
Một chiếc 2 CV 6 1975
Một chiếc 2 CV Special 1976
Một chiếc 2 CV 6 Club
Trong những năm đó, những cuộc đua xe đường trường được tổ chức như cuộc chạy đua Paris-Kaboul (Afganhistan).
Citroën 2 CV Sahara
Serie đặc biệt 007 bán tại Pháp
Trong hội chợ Triển Lãm Ô-tô ở Paris vào năm 1974, chiếc xe 2 CV lại được biết đến với những cải tiến quan trọng: Mặt vỉ lưới trước xe làm bằng nhựa, ổ đèn chiếu hình chử nhật, v.v. Quả nhiên là chiếc «Deuche» (hai cẳng - tên gọi thân mật) đã đem đến nhiều kinh ngạc và mọi việc đều tốt đẹp trong thập niên nầy.
…từ 1980 đến 1990
Thập niên 80 là thập niên với những đợt xe 2 CV đặc biệt rất thành công.
Citroën 2 CV Charleston
Kể từ năm 1981 là chiếc «Charleston» mở cánh cửa rộng cho loại xe 2 CV. Kiểu xe nầy nhái lại kiểu 2 CV trong thập niên 30 với ổ đèn xe vuông vức và được sơn 2 mầu đỏ bordeaux và đen đã là một thành công ngay lập tức và được giử lại trong catalogue cho năm kế tiếp.
Một chiếc 2 CV Spot
Năm 1985 lại xuất hiện những chiếc «Dolly». Loại xe 2 CV sơn 2 mầu hoà hợp với nhau (vàng va-ni và xám, trắng và xanh lá cây, đỏ và xám…), và cũng được giử lại trong catalogue, trở thành «nạn nhân» của sự khuyến mãi thành công.
Citroën 2 CV Special Aventure
Năm 1986, xe 2 CV vẫn là chiếc xe thông dụng của dân pháp. Một đợt xe đặc biệt sơn mầu cờ tam tài của Pháp «Cocorico», theo tiếng gáy con gà trống, biểu tượng của nước Pháp, bán hết sạch trong vài tháng.
Một xe 2 CV Four Wheels Drive 4x4 với 2 động cơ, 1 phía trước và 1 phía sau
Vào tháng hai 1989, dây chuyền ráp xe 2 CV ngừng lại - với những điều kiện an toàn lưu thông và những thiết bị kỹ thuật cao đòi hỏi, xe 2 CV không thể đáp ứng lại với chuẩn mực an toàn mới, đành phải ngừng sản xuất. Chiếc xe 2 CV cuối cùng xuất xưởng tại nhà máy Mangualde ở Bồ Đào Nha vào ngày 27 tháng bẩy 1990 lúc 16 giờ. Tổng cộng gần 50 năm, Citroën sản xuất được 3.868.633 chiếc 2 CV.
Động cơ Citroën 2 CV
Một cổ máy xe 2 CV kiểu 1974
Cổ máy nầy đã trang bị cho toàn thể các kiểu xe 2 CV, loại máy 2 xy-lanh nằm dẹp đối đầu ra bên ngoài và mát máy bằng gió. Thật chắc chắn và bền bỉ, tiếc rằng nó không được thiết kế lại cho phù hợp với chuẩn mực chống ô-nhiểm môi trường và biến mất vào năm 1990 cùng với chiếc xe 2 CV. Khoảng gần 10 triệu chiếc xe sử dụng cổ máy nầy trên thế giới.
Bộ khung và máy xe 2 CV
Vào lúc khởi đầu, sự lựa chọn cổ máy cũng quan trọng phù hợp với triết lý của chiếc xe: nhỏ gọn, không cầu kỳ, dễ bào trì và nhẹ. Do đó cổ máy có 2 xy-lanh với thiết kế nằm ngang đối nhau, tách 2 xy-lanh ở mổi bên khối máy giúp cho việc mát máy bằng gió mà không cần phải dùng đến hệ thống mát máy bằng nước, tiệu thụ nhiều năng lượng hơn.
Dàn nhún trục bánh trước
Cổ máy đầu tiên mượn từ một chiếc mô-tô mà sau nầy Walter Becchia đã thiết kế lại dựa trên chiếc xe mô-tô BMW R12. Những chiếc 2 CV đầu tiên được trang bị với cổ máy 375 cm3, phát động công suất tối đa 9 mã lực. Xe chạy không được nhanh, chỉ đạt đến 65 km/giờ nhưng đáp ứng được nhu cầu khách hàng vào thời điểm đó: nước Pháp sau chiến tranh, cần khôi phục kinh tế nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu di chuyển hợp với túi tiền của mọi người.
Các loại máy sử dụng
Dung tích | 375 cm³ | 425 cm³ | 425 cm³ | 435 cm³ | 602 cm³ | 602 cm³ | 602 cm³ | 602 cm³ | 652 cm³ |
Mã lực | 2cv | 2cv | 2cv | 2cv | 3cv | 3cv | 3cv | 3cv | 4cv |
Kiểu máy | A | A53 | A79 | A79/1 | M4 | M28/1 | M28 | AM2A | V06/630 |
Đường kính x khoảng đẩy piston (mm) | 62 x 62 | 66 x 62 | 66 x 62 | 68,5 x 59 | 74 x 70 | 74 x 70 | 74 x 70 | 74 x 70 | 77 x 70 |
Tỷ lệ dung tích | 6,2 | 6,25 | 7,5 | 8,5 | 7,75 | 8,5 | 9 | 9 | 9 |
Công suất tối đa | 9 CV DIN | 12 CV DIN | 21 CV DIN | 26 CV DIN | 25,5 CV DIN | 28 CV DIN | 33 CV DIN | 33 CV DIN | 36 CV DIN |
Chế suất mạnh (tối đa) | 3500 vòng/phút | 4000 v/phút | 5450 v/phút | 6750 v/phút | 4750 v/phút | 5000 v/phút | 5750 v/phút | 5750 v/phút | 5850 v/phút |
Trọng lượng | 55 kg | 55 kg | 55 kg | 55 kg | 66 kg | 66 kg | 66 kg | 66 kg | kg |
Bộ chế hoà khí | Solex 22 Z ACI (đảo ngược) | Solex 26 BCI | Solex 32 PICS | Solex 34 PICS | Solex 30 PBI | Solex 40 PICS | Solex 26-35 SCIC hoặc CSIC | Solex 26-35 SCIC hoặc CSIC | Solex 26-35 |
Năm | 1949- | 1954 | 1967 | à1979 | 1961 | 1968 | 1968- | 1988-90 | 1978-88 |
Kiểu xe | 2cv: A | 2cv : AZ,AZU | Dyane4: AYA | 2cv4: AZA2 Dyane4: AYA2 | Ami6 2CVAZAM6 | 2cv: AKB; AZKA Dyane6: AYA3 | Ami: AM2; AM3 LN | 2cv Mehari Acadiane | Visa LNA |
Những bộ máy khác được thiết kế
Bộ máy Citroën GS (4 cylindres) - thiết kế trên một xe 2 CV, sử dụng trong phim James Bond 007 «For Your Eyes Only» với Roger Moore, Carole Bouquet, Julian Glover (1981). Một đợt 500 chiếc 2 CV sơn mầu vàng với số 007 đã bán sạch trong vài ngày tại Anh Quốc.
Bộ máy Citroeën Visa và LNA (652 cm³) cũng được thiết kế cho loại xe 2 CV vào giửa thập niên 70.
Một vài cổ máy 2 CV được thiết kế cho xe mô-tô MF.
Những kiểu xe phát triển từ Citroën 2 CV
Citroën Dyane
Thoạt đầu vào năm 1967, một kiểu xe nhái lại chiếc 2 CV với bộ khung, nắp máy có hình dạng vuông vức nhắm vào việc cạnh tranh với xe Renault 4L. Dựa trên nghiên cứu của Panhard và Levassor, công ty chuyên về nghiên cứu nầy vừa mới sát nhập vào Citroën. Có 2 kiểu xe Dyane: Dyane 4 (425 cm3) và Dyane 6 (602 cm3).
Citroën Acadiane
Năm 1980, một kiểu xe xử dụng khí ga lỏng (GPL) với ổ máy 602 cm3 được đặt tên là Acadiane.
Chiếc xe Citroën Dyane 6 Méhari được Roland de la Poype thiết kế và vẽ kiểu từ chiếc Citroën Dyane, nhắm vào việc cạnh tranh với xe Renault Rodéo và Mini Moke. Thiết kế bằng nhựa ABS và tung ra thị trường vào năm 1968, có tất cả 2 kiểu: 2 chổ ngồi là loại xe thực dụng dùng để chở hàng hoá, kiểu 4 chổ ngồi là loại xe dùng để du ngoạn. Từ kiểu Méhari đơn giản, còn có loại xe 4 bánh vận chuyển được (4x4) ra mắt vào năm 1979, loại nầy trang bị một cầu nối trục sau, có thể leo độ dốc 60%.
Citroën Méhari
Một kiểu xe Méhari được bán ở Hoa Kỳ và được xếp vào loại xe vận tải nhẹ, Citroën phải gắn 2 ổ đèn trước to hơn, phù hợp với kích cở loại đèn xe tải theo luật lệ lưu thông ở Hoa Kỳ.
Tổng cộng với xe 2 CV và các loại xe cải tiến, Citroën đã bán ra trên nước Pháp khoảng 5.125.000 chiếc xe không kể các loại xe 2CV và cải tiến sản xuất ở châu Âu, châu Phi và châu Á.
Citroën Baby Brousse ở Phi Châu
Một kiểu xe khác của hảng Citroën Phi Châu nhái lại kiểu xe Méhari và sản xuất tại một vài nước: Côte d’Ivoire và Sénégal. Thay vì dùng nhựa ABS, người ta dùng thép cán mỏng để đóng thùng xe, dân địa phương đặt tên là «Baby Brousse».
Một chiếc 2 CV trên thành phố Sài Gòn hiện nay
Tại miền nam Việt Nam vào đầu năm 1967, Citroën Vietnam đã có kế hoạch phát triển kỹ nghệ đóng xe tại Sài Gòn, một mặt giảm thiểu tiền thuế nhập cảng xe nguyên chiếc, một mặt đánh vào nhu cầu và sức tiêu thụ của dân việt, không ai cũng giầu có để có thể mua được các loại xe ô-tô đắt tiền chế tạo tại Nhật Bản: Toyota, Mazda, Daihatsu, Mitsubishi, Honda…
Citroën La Dalat - Made in Vietnam!
Citroën đã nhắm vào thị trường người dân lao động cần có loại xe rẻ tiền và thực dụng cũng như dân Pháp sau thời chiến tranh. Citroën chỉ nhập khung và máy xe vào VN như cơ phận rời, các bộ phận còn lại do các kỹ sư pháp và việt chung kế hoạch thiết kế với sự trợ giúp kỹ thuật từ Citroën France. Thoạt đầu chỉ có 25% cơ phận chế tạo trong nước, đến năm 1975 ngưng sản xuất vì miền nam VN được giải phóng, vào thời điểm đó, tỷ lệ cơ phận sản xuất trong nước đã lên đến 40%. Trong khi Nam Hàn chưa chế được xe, chỉ có lắp ráp một vài loại xe quân đội, nếu Citroën không bị đánh tư sản mại bản sau khi miền nam VN được giải phóng, chắc rằng ngày nay VN cũng có khả năng chế tạo xe ô-tô như Đài Loan, Nam Hàn!
Hai loại xe Citroën La Dalat
Xe đóng tại VN với 2 kiểu: xe 4 chổ ngồi và xe thùng dài hơn dùng để chuyên chở, được đặt tên là Citroën La Dalat.
Cuộc phiêu lưu Paris-Tokyo bằng 2 CV
Jacques Cornet đang vượt suối với chiếc 2 CV
Thập niên 50 có hai người pháp gốc Lyon tổ chức một chuyến đi từ thủ đô Pháp Quốc, Paris đến Tokyo, nước Nhật Bản băng qua 2 lục địa, châu Âu và châu Á. Chuyến đi khởi hành ngày 2 tháng tám 1956 và đến Tokyo ngày 19 tháng tư 1957 với đường về không ngưng nghỉ trong một tháng trên một chiếc xe Citroën 2 CV kiểu A sản xuất năm 1939.
Jacques Cornet và 2 CV
Với 9 tháng thám hiểm trên các nẻo đường. Jacques Cornet và Georges Kim đã chứng kiến từng khuôn mặt thay đổi trên những chặng đường đi qua. Vừa có tính cách mạo hiểm đầy thể lực mà cũng là kinh nghiệm cho con người. Họ đã quan sát và nhìn tận mắt những phong tục tập quán, những chế độ chính trị, những phong cảnh của Á châu đầy cảm xúc. Mổi một quốc gia mà họ đi qua, để lại hàng lớp những bất ngờ, điều tốt và xấu, những tai nạn năng nề hoặc dí dỏm nhẹ nhàng.
Họ đã chống chỏi với thiên nhiên, vượt qua những chặng đường chưa có xe cộ lưu thông hoặc những chặng đường biến mất trong những cơn lũ dưới những cơn mưa tầm tã của vùng nhiệt đới.
Các quốc gia mà họ đã đi qua
Họ cũng hưởng được những sự tiếp đón nồng hậu của các sắc dân á châu, chia xẽ cuộc sống với những dân du mục trên sa mạc và củng hưởng những xa hoa tráng lệ của những nhà triệu phú.
Những thành phố chính mà họ đã thăm viếng
Trên đường về, thật là một cuộc chạy đua với thời gian đã đưa họ về đến Paris dưới 1 tháng, sự hư hỏng máy móc nhiều khi làm họ khốn đốn trên sa mạc. Khi họ khởi động lại được cổ máy để tiếp tục con đường, nhờ vào trí thông minh tháo vát và năng động, họ vẫn thành công bắt chiếc xe phải hoạt động và đưa họ trở về nhà.
Chiếc 2 CV trong bảo tàng Malartre hiện nay gần TP Lyon, Pháp
Trong suốt 9 tháng phiêu lưu, họ đã vượt qua 45.000 km, tiêu thụ 2.800 lít xăng và 15 vỏ bánh xe. Chiếc xe 2 CV của họ đi đến Sài Gòn, Việt Nam - hiện nay được trưng bầy tại viện bảo tàng Malartre, Rochetaillée-sur-Saône gần TP. Lyon.
Trong tương lai
Cách đây vài năm, phòng nghiên cứu của Citroën đã chuẩn bị đưa vào sản xuất một kiểu xe với hình dáng tựa như chiếc 2 CV xưa cũ.
Phác họa kiểu xe Citroën có hình dạng chiếc 2 CV
Để cạnh tranh trực tiếp với xe Mini for Two và for Four (groupe BMW) và chiếc Fiat 500 II (Groupe Fiat) mà số lượng bán ra không nhỏ gần đây, Citroën sẽ tiếp nối cuộc phiêu lưu, làm sống lại huyền thoại chiếc 2 CV. Theo nguồn tin đáng trông cậy một kiểu xe thay thế chiếc 2 CV sẽ ra mắt vào năm 2009. Cập nhật 2012: Dự án tái sản xuất kiểu xe 2 CV bị xếp lại, thay vào đó Citroën đã cho ra mắt loạt xe kiểu sang trọng hơn: Citroën DS để nhắc nhớ chiếc xe DS đầu tiên của cuối thập niên 50 vào thế kỷ trước.
Tạp chí Automobiles loan báo kiểu xe Citroën mới (sau trở thành kiểu Citroën C3)
Xe Citroën DS3 ra mắt thay cho dự án xe 2 CV đời mới, kiểu DS3 Racing được trình bầy ở đây
Nguồn hình: Wikipedia - Citroën - Les amis de la 2CV - Les clubs de la Deuche - AutoExpress - François Bùi.
Chi tiết về đặc điểm của Citroën 2CV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét