Khoảng 100 kg vàng khối đã được
sử chỉ dụng để xây dựng mái vòm thánh đường. Ngoài ra còn có những họa
tiết trang trí đá cẩm thạch.
Nằm ở một khu vực lâu đời nhất của thành
phố Amritsar, tỉnh Punjab phía Bắc thủ đô Delhi, ngôi đền Harmandir
Sahib không chỉ là đền thờ thần thánh thiêng liêng nhất của người theo
đạo Sikh của Ấn Độ mà còn nổi tiếng thế giới như một "ngôi đền vàng".
Công trình nổi tiếng và linh thiêng nhất
của đền thờ Harmandir Sahib là Hari Mandir, hay còn gọi là Darbar
Sahib, một kiến trúc tuyệt đẹp được dát vàng nổi trên mặt nước.
Trên thế giới, hiếm có một công trình
kiến trúc nào được dát toàn vàng như Hari Mandir, từ trên nóc cho đến
nền nhà, từ ngoài vào trong, từ các đồ thờ cúng cho đến vật dụng thường
nhật của các nhà tu hành....
Khoảng 100 kg vàng khối đã được sử chỉ
dụng để xây dựng mái vòm thánh đường. Ngoài ra còn có những họa tiết
trang trí đá cẩm thạch.
Số lượng vàng và cẩm thạch này được cung cấp dưới sự bảo trợ của vị vua Maharaja Ranjit Singh.
Hồ nước bao quanh Hari Mandir được coi là hồ nước thần thánh, hay còn gọi là Amrit Sarovar (Hồ Rượu thần).
Cây cầu nối để vào bên trong Hari Mandir
được gọi là Cầu của các giáo trưởng, tượng trưng cho cuộc hành trình của
một linh hồn sau khi chết.
Theo các sử liệu, đền thờ được xây dựng
từ năm 1574 và 27 năm sau mới hoàn thành. Tuy nhiên, việc tu bổ, xây sửa
lại thánh địa linh thiêng này còn kéo dài tới nhiều năm sau đó.
Ngày nay, đền Harmandir Sahib đã trở
thành một trong số những điểm thăm quan nổi tiếng nhất Ấn Độ, thu hút
tới nửa triệu người gồm cả tín đồ và khách du lịch.
Theo KIẾN THỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét