Nguồn : http://hoangkimviet.blogspot.fr/2013/05/honda-super-cub-tai-viet-nam.html
Một thành công lớn nhất trong lịch sử công nghiệp cơ
khí của Nhật Bản là chiếc xe 2 bánh được sản xuất bởi công ty Honda.
Đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về kỹ nghệ của Nhật Bản sau chiến tranh.
Mời các bạn đọc qua câu chuyện về chiếc xe gắn máy nhỏ bé Honda SuperCub
đã được sử dụng tại Việt Nam trong thập niên 60.
Xe Honda ở Việt Nam
Xe Honda ở Việt Nam
Ngược dòng lịch sử, chiếc Honda SuperCub đã có mặt ở
miền Nam Việt Nam vào năm 1963 khi các nhân viên hoa kỳ trong công tác
dân sự vụ (đoàn Peace Corps)
đến làm việc giúp đở kỹ thuật công nghiệp và nông nghiệp đã đem đến một
số xe Honda SuperCub kiểu C100 với động cơ 49cc OHV (overhead valves)
ra lò từ năm 1958 khi ông Soichiro Honda quyết định chinh phục thị
trường xe gắn máy tại Hoa Kỳ. Kiểu xe nầy có đặc tính với tiếng máy khua
xành xạch do trục cam nằm trong lòng máy, vận hành các van đóng mở của
buồng đốt bằng 2 thanh đũa thép truyền động và ống pô xả khói hình dẹp.
Chiếc Cub C100 đầu tiên chinh phục thị trường Hoa Kỳ vào năm 1958.
Bộ máy OHV trên một chiếc C110 bán tại Hoa Kỳ.
Một vài loại động cơ OHV
trang bị cho các loại xe Honda Cub với bộ ly hợp (embrayage) tay hoặc tự
động cùng bộ đề nổ máy bằng điện, một chiếc Honda Gorilla trong hình là
kiểu đầu tiên bán tại Nhật Bản.
Trên thị trường xe 2 bánh có động cơ tại miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 60, đa số là các loại xe nhập từ các nước ở châu Âu: Mobylette-Motobécane, Vélo-Solex, Vespa, Lambretta, Puch, Sachs (máy Sachs lắp ráp trên các loại xe Phénix, Goebels...), v.v. Yếu điểm của các loại xe nhập từ châu Âu là loại động cơ 2 thì mà các trạm bán xăng không bán loại xăng pha nhớt dùng cho loại động cơ nầy ngoại trừ trong những thành phố lớn, ở miền quê phải mua xăng và nhớt về pha chế lấy. Ngoài ra, thiết kế về cơ khí đơn sơ và nhất là không chú trọng về điểm cân bằng trọng lượng xe, chẳng hạn như chiếc Vélo-Solex với bộ máy nằm trên bánh trước nên khó điều khiển tay lái - việc thay nhớt máy của một chiếc xe máy Sachs đòi hỏi nhiều thao tác...
Một chiếc Honda C-50 trên cầu xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà. Được nhập cảng vào Việt Nam từ năm 1965.
Hình dáng những người dân Sài Gòn trên những chiếc Honda ở thập niên 60.
Một chiếc Honda C-50 trên đường đến Thủ Đức.
Nhu cầu sử dụng phương tiện lưu thông ngày càng cao và giá cả một chiếc xe gắn máy không phải ai cũng có thể mua được ngay, chính phủ VNCH trong chương trình cải thiện đời sống quân nhân và viên chức đã cho nhập cảng các loại xe gắn máy sản xuất ở Nhật Bản do đường vận chuyễn gần với Việt Nam và giá cả rẽ hơn so với các loại xe âu châu. Trong đợt xe gắn máy đầu tiên được nhập cảng vào VN vào năm 1965 là loại xe Honda C-50 sơn mầu đỏ, thường được gọi là xe Honda quân đội (và còn được gọi là Honda Dame) vì những người được ưu tiên mua xe là các quân nhân phục vụ ở Sài Gòn, đợt đầu có khoảng 5.000 chiếc đã bán sạch trong vài tuần - số máy đóng trên xe mang ký tự YA, tiếp đến là loại C-50 mầu xanh với ký tự YB...
Một chiếc Honda C-50 trên đường phố Sài Gòn, đằng sau là một chàng lính hải quân VNCH trên một chiếc Vélo-Solex.
Hình dáng thướt tha của một
nữ sinh trên chiếc Honda C-50 ở Sài Gòn, một hình hiếm thấy so với ngày
nay, người đi xe được trang bị khẩu trang và găng tay trùm kín…
Liền sau đó, các hảng nhập cảng bắt đầu được phép nhập vào loại Honda C-50, Suzuki 50 kiểu M-12, M-15 và M-30; Yamaha 50 kiểu YJ2, U5, YF5; Bridgestone BS-50, Kawasaki... và bán ra cho dân chúng. Tiếp theo năm 1966, cục Quân Tiếp Vụ của quân đội bán ra loại xe Honda thể thao S-50 nhưng không thành công cho lắm cho đến khi đợt xe Honda SS-50 nhập vào, trông tương tự như những chiếc S-90 mà quân nhân hoa kỳ sử dụng.
Một động cơ Honda OHC được
đưa vào sản xuất từ năm 1965 đã làm nổi bật ưu điểm của loại động cơ 4
thì - sự nghiệp của loại động cơ nầy kéo dài đến ngày nay, gần 45 năm,
được xem như là một kỷ lục.
Kiểu xe Honda C-50 nhập vào VN hoàn toàn mới so với các kiểu xe Cub nhập vào Hoa Kỳ. Với động cơ 49cc OHC (overhead camshaft) tiếng máy nổ êm dịu hơn loại động cơ OHV, do việc cải tiến đưa trục cam lên trên đầu máy và vận hành bởi một dây sên (chaîne) từ trục máy, Honda C-50 thừa kế chiếc C100 SuperCub mà bộ ly hợp tự động (embrayage) lớn hơn với hộp số 3 số và kích động máy bằng cần đạp chân hoặc bộ đề (démarreur) bằng điện và các đèn báo hiệu lớn hơn dễ thấy từ xa.
Một chiếc Honda Super Cub sản
xuất nhân dịp chiếc thứ 50 triệu xuất xưởng, hình dáng kiểu xe vẫn duy
trì như dòng xe C-50 của thập niên 60.
Vấn đề chiếc Honda C-50 lúc ban đầu cũng không tránh khỏi đàm tiếu của những người quen sử dụng xe 2 bánh châu âu, việc vận hành hộp số tự động của chiếc C-50 đã gây ra không ít tai nạn nhỏ như xe chồm lên hất ngã người lái khi khởi hành, bu-gi xe kiểu nhỏ khó kiếm... và có người đồn rằng những hảng bán xe 2 bánh châu âu đã thuê người dắt xe Honda đi bộ trên đường than phiền xe hỏng máy... Bù lại, người ta nhận ra ngay chiếc C-50 ít hao xăng, với động cơ 4 thì không cần phải pha nhớt và chịu nóng hơn các động cơ 2 thì, khi mua xe có thêm cuốn cẩm nang xử dụng và gói nhựa đựng một vài khoá mở bu-gi và chỉnh ốc vít cùng một hộp sơn nhỏ dùng để sửa vá lớp sơn.
Hình một chiếc Honda SS-50 đời năm 1967
rao bán tại Pháp được tân trang, cũng với guidon thẳng như kiểu đã bán
tại Việt Nam, ngoại trừ vè chắn bùn sau bằng thép uốn mượn từ kiểu CD-50
và sơn cùng mầu với thân xe.
Khi chiếc Honda SS-50 nhập vào VN thì những đồn đải xấu xa về các loại xe 2 bánh nhật đã đi xa, các loại xe gắn máy châu âu lu mờ trước những dáng vẻ thanh lịch cùng mầu sơn bóng bẩy của những chiếc xe nhật, dần dần vắng bóng về miền quê để trở thành xe lôi hoặc xe 3 bánh. Loại xe Honda nhập nội đến năm 1975 khi chế độ VNCH sụp đổ thì đã có trên 10 kiểu xe khác nhau đáp ứng nhu cầu vận chuyễn và ý thích của khách hàng. Về đặc tính kỹ thuật, mời bạn tham khảo tại đây - Wikipedia.
Chiếc Honda ANF Innova 125cc
đang khuyến mãi ở châu Âu (Made in Thailand), là dòng xe hiện nay phát
triển từ SuperCub (tương tự như Wave 110S và Wave 110RS ở Việt Nam với
động cơ 109cc). Sự khác biệt so với SuperCub ban đầu là dùng bộ đánh lửa
điện tử CDI và không còn dùng bộ chế hoà khí (carburateur) nữa mà được
thay thế bằng hệ thống kim phun xăng điện tử PGM-FI đặc chế bởi Honda
nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiểm môi trường.
Ngày nay kiểu xe SuperCub đã có trên 60 triệu chiếc xuất xưởng từ 15 nhà máy trên thế giới và có hơn 50 dáng kiểu khác nhau, không kể đến những chiếc xe cải tiến từ SuperCub với những động cơ 4 thì OHC 50cc, 65cc, 70cc, 90cc, 100cc và gần đây với chiếc Honda Innova 125cc. Ngoại trừ một vài công ty được phép sản xuất từ Honda như SYM, Kymco, Daelim... thì đa số loại SuperCub được nhái lại bởi các công ty sản xuất xe 2 bánh ở Trung Quốc mà không cần giấy phép nhượng quyền vì ở quốc gia nầy không có luật bảo vệ quyền công nghệ cũng như sở hửu trí tuệ.
Sơ lược về công ty Honda American Motor
Soichiro Honda (1906-1991) sáng lập viên công ty Honda, với đầu óc
táo bạo ông đã thành công trong việc khuếch trương kỹ nghệ cơ khí của
Nhật Bản, mặc dù bị điểm xấu ở trường học lúc còn thiếu thời, ông chủ
trương không đi theo nguyên tắc kinh doanh truyền thống của Nhật Bản mà
làm một cuộc phiêu lưu táo bạo, cuộc cách mạng về kinh tế đã đưa ông
thành một trong những chuyên gia công nghiệp lớn nhất trên thế giới.
Phần nầy chỉ nói qua việc Honda chinh phục thị trường Hoa Kỳ trong thập niên 50 vì nói đến lịch sử hình thành hảng Honda, các sản phẩm và đời tư của ông Soichiro Honda quá dài nên sẽ viết riêng thành chủ đề khác.
Bổ túc: Một bài viết gần đây nói về lịch sử hình thành công ty Honda - xem bài Xe Honda N360
Hình ảnh chiếc xe 2 bánh
gắn máy Honda Cub F 1952 được trưng bầy tại bảo tàng Honda ở Nhật Bản.
Kiểu xe nầy đáp ứng với nhu cầu vận chuyễn của các công nhân trong nước
Nhật sau chiến tranh, khoảng gần 17.000 chiếc Cub F bán ra trong năm
1952 và xem như là một thành công đầu tiên của Honda.
Năm 1958, Soichiro Honda là một kỹ-sư cơ-khí chuyên về sãn-xuất xe 2 bánh tại Nhật cuối thập niên 40 bắt đầu chinh phục thị trường xe mô-tô vùng bắc châu Mỹ. Ông ta lập ra công ty Honda American Motor Inc. mà cơ-xưởng đầu tiên đặt tại số 4077 West Pico Boulevard, Los Angeles, California.
Trụ sở đầu tiên của Honda American Motor trên đường West Pico, Los Angeles.
Một góc trong trụ sở của Honda American Motor ngày nay được thiết kế giống như cửa hàng của Honda trong thập niên 50.
Lúc bấy giờ trên thị trường xe 2 bánh tại Hoa-Kỳ, ngoại trừ sản phẩm nội địa Harley Davidson, thì chỉ có xe của Anh Quốc: Triumph, BSA, Matchless, AJS, Norton, Velocette, etc. chiếm lãnh toàn bộ các tuyến đường xứ cờ hoa. Honda đưa vào thị trường Hoa Kỳ với một vài kiểu Dream và Benly (125 - 350cc, Benly dịch âm từ tiếng nhật có nghĩa là “tiện nghi” và có âm đọc tựa như các loại xe thể thao Bentley), đặc biệt là chiếc C100, một loại xe gắn máy 49cc với cấu trúc của một xe mô-tô với động cơ 4-thì đặt ở giữa khung sườn xe tạo nên sự cân bằng về trọng lượng và dễ điều khiển hơn các loại xe gắn máy khác của châu âu vào thời đó.
Những người sáng lập công ty Honda American Motor,
từ trái qua phải: Soichiro Honda, Jack McCormack chuyên về quản trị và
khuyến mãi, Tex Brichard chuyên về điều hành và phát triển thương vụ.
Thêm vào đó, Honda đã táo bạo dùng chất nhựa vào quy
trình sản xuất chiếc SuperCub như một cuộc cách mạng, chẳng hạn như vè
chắn bùn bánh trước, vè chắn bảo vệ chân, hộp đựng bình điện và phụ
tùng... những cơ phận hoàn toàn chế tạo bằng nhựa mà các nhà chế tạo xe
mô-tô khác không dùng đến.
Những tấm bửng nhựa của
chiếc SuperCub đang chờ lắp ráp tại cơ xưởng Honda ở Hamamatsu, được xem
như là một cuộc cách mạng táo bạo về việc sử dụng nguyên liệu trong chu
kỳ sản xuất xe 2 bánh.
Từ năm 1958 đến 1962, Honda bán được hằng năm khoảng 15 đến 20.000 chiếc tại Hoa Kỳ. Dựa trên sự nghiên cứu về thị trường tiêu thụ tại đây, loại xe mô-tô không bán được nhiều bởi vì hình ảnh những người lái xe mô-tô là những chàng trai bạt mạng giang hồ, những hình ảnh qua các phim Hollywood; lý do kế tiếp là giá bán mỗi chiếc xe mô-tô thời đó khoảng từ 1.500 đô-la đến 2.500 đô-la không phải ai cũng có thể mua được.
Soichiro Honda và bộ tham mưu tại Hoa-Kỳ do Nakajima điều khiển đã quyết định tung vào thị trường với chiếc SuperCub mới vào cuối năm 1962 (SuperCub hai chử nối liền với nhau để phân biệt với chiếc máy bay loại nhỏ Piper Super Cub và chử CUB là do viết tắt của Cheap Urban Bike = Xe gắn máy rẽ tiền dùng trong nội thành), chiếc SuperCub 49cc được tung ra với phần cải tiến: yên đôi và 2 versions gồm loại xe có cần đạp nổ bằng chân và loại có đề nổ bằng điện bấm nút từ ghi-đông - loại nầy nhắm vào các phụ nữ thường hay mặc váy bó khó đạp nổ máy bằng chân. Loại Cub C-50 được bán ở Việt Nam từ năm 1965 với động cơ 4-thì mới OHC có trục cam chuyền bằng nhông sên và thường là loại khởi động máy bằng cần đạp, rất ít loại có bộ đề nổ máy bằng điện. Trong vòng 2 năm sau, các loại xe gắn máy nhập cảng từ châu âu biến mất trên thị-truờng Việt Nam.
Jack McCormack, cha đẻ của câu slogan Honda nổi
tiếng trong một cuộc đua Dodge-City 100-mile Economy Run vào năm 1961 và
đương nhiên ông ta đã thắng cuộc dễ dàng chứng minh chiếc Honda
SuperCub rất tiết kiệm, ít ăn xăng.
Một tờ quảng cáo xe SuperCub về tiết kiệm nhiên liệu, người ta có thể dùng xe chạy được 225 dặm với 1 gallon xăng.
Nhờ vào câu quảng cáo nổi tiếng của Jack McCormack: “You meet the nicest people on a Honda” (Bạn gặp những người dễ thương nhất trên những chiếc Honda) và những hình vẽ tất cả những người già trẻ lớn bé trên những chiếc C100 SuperCub do công-ty quảng cáo Grey Advertising đảm nhiệm. Năm 1963, sau khi tung ra chiến dịch “You meet the nicest people on a Honda” vào mùa Giáng Sinh 1962, hảng Honda bán được trên 200.000 chiếc, tăng phần thu nhập đến 500%, một con số kỷ-lục đáng kể vào thời điểm đó, trong khi các đối thủ chỉ bán được lèo tèo chừng 1.000 chiếc xe!
Một tấm quảng cáo với
slogan “You Meet the Nicest People on a Honda” đăng trên các báo và tạp
chí ở Hoa Kỳ trong khoảng năm 1962-1963 (bấm vào xem hình lớn hơn).
Hình ảnh những chàng trai phiêu bạt giang hồ trên những chiếc mô-tô đã được thay thế bằng những người xinh đẹp trên chiếc Honda SuperCub gọn nhẹ dễ thương, với giá thành từ 215 đến 245 đô-la một chiếc, SuperCub đã trở thành quà biếu sinh-nhật hoặc Noël. Jack McCormack đã biến sản phẩm Super Cub thành một chiếc xe máy gọn nhẹ, dễ sử dụng với dáng vẻ thanh tao; và cũng được tiếp tay của các ca sĩ như ban nhạc trẻ The Beach Boys với bài hát Little Honda, chiếc Honda C110 của Elvis Presley và chiếc C100 của Ann Margret trong cuốn phim Viva Las Vegas... đã đưa hình ảnh những chiếc Honda xinh xắn thấm nhập vào tâm trí những thanh niên thiếu nữ ở Hoa Kỳ. Sự thành công rực rở của SuperCub qua câu slogan nổi tiếng của McCormack đã trở thành một đề tài nghiên cứu trong các trường đại-học về thương mại hiện nay.
Đoạn phim Viva Las Vegas với Elvis Presley và Ann Margret trên những chiếc Honda thâm nhập vào giới trẻ đầy nhựa sống ở Hoa Kỳ trong đầu thập niên 60.
Nhờ vào thu nhập của việc bán xe SuperCub, 2 năm sau,
1965 - Soichiro Honda lao vào cuộc phiêu lưu mới với loại xe ô-tô S600
và S800 dựa trên mẩu mã của chiếc Triumph TR6, Honda ngày nay được xếp
vào nhà sãn-xuất xe ô-tô thứ hai của Nhật Bản, đứng sau hảng Toyota. Xe
SuperCub sau 50 năm kể từ khi tung ra thị trường đã bán được trên 50
triệu chiếc, đứng đầu bảng trước loại xe có động cơ Ford T và
Volkswagen Bettle.
Tất nhiên việc kinh doanh
sản phẩm Honda không chỉ là sách báo, phim ảnh và nhạc. Từ cuối thập
niên 50, Soichiro Honda đã cố gắng chinh phục người tiêu thụ biết đến
sản phẩm của Honda qua các cuộc đua xe và phải đoạt giải. Tay đua xe
Honda Ralph Ryan với chiếc xe đua Honda 50cc RC113 vừa qua mặt một chiếc
Suzuki trong cuộc đua vào năm 1963 (rất tiếc là loại xe 50cc bị hủy bỏ,
rút ra khỏi các cuộc đua vài năm sau đó).
Trong suốt thời gian kể từ khi công ty Honda ra đời, một số sản phẩm đã làm mọi người tiêu thụ trên thế giới ghi nhận những thành quả nổi bật của Honda: xe mô-tô 4 xy lanh hàng dọc CB750 Four của cuối thập niên 60, xe mô-tô GL1800 vào năm 2001 thay thế dòng Gold Wing cũ, xe ô-tô thể thao rẽ tiền S600 và S800 của thập niên 60 & 70, các dòng xe ô-tô Civic. Ngoài ra còn có những sản phẩm như máy cày tay, máy cắt cỏ, động cơ các tầu thuyển du lịch loại nhỏ... và gần đây Honda đã phiêu lưu vào lảnh vực không gian với chiếc máy bay phản lực Honda Jet.
2 kiểu xe Honda được bán ra ở Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm thành công của loại xe Cub: Super Cub và Little Cub.
Tuy nhiên một trong những thành công lớn nhất của Honda vẫn là chiếc xe gắn máy Honda Cub mà năm vừa qua đã làm tổ chức kỷ niệm 50 năm từ ngày xuất quân chinh phục thị trường Hoa Kỳ và cũng vừa đánh dấu vượt lên đến 60 triệu chiếc Cub bán ra trên thế giới. Bộ tham mưu Honda hy vọng chỉ trong vòng vài năm tới, con số 100 triệu chiếc Super Cub xuất xưởng sẽ đến trong tầm tay của họ.
Vài hình ảnh về cuộc sống hàng ngày với xe Cub tại Nhật và Việt Nam
Một chiếc Cub đời đầu tiên vẫn còn sử dụng tại Nhật Bản.
Một chiếc Cub 3 bánh tự chế tại Nhật Bản.
Một công nhân đến làm việc bằng xe SuperCub.
Một chiếc xe chế tạo từ chiếc SuperCub cho các nhân viên Bưu Điện phát thư tại Nhật Bản.
Tại Việt Nam
Về khả năng thích ứng tài tình của người việt trên những chiếc xe 2 bánh thì xin miễn bàn, mời các bạn xem hình.
Nguồn: Honda Motor - Aaron P. Frank - Hugh Gordon Waite - Rick Darke - Super-Cub.net - Cscoutjapan.com - Ivan Van Laningham - Francois Buis (minh hoạ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét