Kim tự tháp Koh Ker đã biến mất khỏi lịch sử Campuchia trong 1.059 năm, cho tới khi được phát hiện trở lại vào năm 2003.
Koh Ker - kinh đô cũ của đế chế Angkor
từ năm 921 - 944 ngày nay được nhiều người biết đến qua hệ thống di tích
đền tháp đồ sộ, mà độc đáo nhất một ngôi đền hình kim tự tháp nằm ở khu
vực trung tâm.
Ngôi đền được xây dựng hoàn toàn khác với
phong cách kiến trúc thường thấy của người Khmer, với hình kim tự tháp
bậc thang mà nay còn lại 7 tầng.
Với kiến trúc đặc trưng như vậy, công trình thường được mệnh danh là "Kim tự tháp của nền văn minh Angkor".
Tư liệu cổ ghi lại rằng, do loạn lạc, vua
Jayavarman IV đã cho xây kim tự tháp này vừa làm nơi huấn luyện quân
đội, vừa làm đền thờ.
Dù hoành tráng và ấn tượng, nhưng kim tự tháp ở Koh Ker có số phận khá bi đát.
Nó đã rơi vào quên lãng chỉ ít năm sau
khi được xây dựng, vì vị vua kế nhiệm Jayavarman IV đã rời bỏ Koh Ker
ngay sau khi lên ngôi để chuyển kinh đô về Angkor.
Kinh đô Koh Ker đã bị bỏ hoang chỉ sau 23
năm tồn tại, do vị trí không thuận lợi: nằm giữa khu vực đá vôi cằn cỗi
và thiếu nguồn nước trồng trọt, sinh hoạt.
Cùng với hơn 50 đền tháp lộng lẫy khác,
kim tự tháp Koh Ker đã biến mất khỏi lịch sử Campuchia trong 1.059 năm,
cho tới khi được phát hiện trở lại vào năm 2003.
Kể từ đó đến nay, kim tự tháp Koh Ker
hầu như không được trùng tu, trừ việc lắp thêm một cầu thang để du khách
có thể leo lên đỉnh tháp và chiêm ngưỡng cảnh vật chung quanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét