Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

BẮT HÔI

Nguồn: http://www.forevergreenresort.vn/xem-tin-tuc/bat-hoi.html
+ Nhà thơ Từ Kế Tường (TP Hồ Chí Minh).  “Bắt hôi” là động từ, phương ngữ của Nam bộ, cụ thể là ở quê tôi một địa phương vùng biển để chỉ những người bắt cá đi phía sau chủ đìa, chủ đập, chủ đăng và thường thì không chỉ bắt cá, mà đụng gì bắt nấy vì “của” người ta bỏ sót mình chỉ phí công sức mà nhặt nhạnh về. Người đi “bắt hôi” vốn đã nghèo, chạy ăn từng bữa nhưng gặp mùa “bắt hôi” trúng lại không được thưởng thức con tôm, con cá ngon do mình bỏ công sức ra mới có, mà phải mang những thứ này đem bán lấy tiền mua gạo, còn thì chỉ ăn những con cá, con tép lụn vụn sau một buổi “bắt hôi” khá vất vả, phải ngâm mình, lặn lội trong bùn lầy, làm mồi cho bầy muỗi đói chích hoặc bù mắc cắn.
         “Bắt hôi” đìa hoặc đập đỡ vất vả hơn “bắt hôi” đăng, nhưng ngược lại “bắt hôi” đăng khoảng cách giữa chủ đăng và người bắt hôi phía sau ít bị phân biệt hơn vì dù cho nước rút cạn cũng còn tới gối, mạnh ai nấy mò, có khi người bắt hôi lại gặp may hơn chủ đăng vớ được con cá lớn. Nhưng trước hết xin nói về bắt hôi đìa, bắt hôi đập. Người quê tôi gọi đìa và đập để phân biệt một vùng nước trũng sâu trên đồng ruộng, nhưng đìa nhỏ hơn đập và có bờ bao quanh và thường thì do tự nhiên mà có hay chủ ruộng phải đào, xây bờ để trữ nước. Còn đập thì có thể không có bờ bao quanh mà do nhánh của một con rạch ăn vào ruộng tự nhiên, chủ ruộng đắp một đầu bờ bao lại thường thì chỗ nước thoát ra kênh, có đặt cống xả gọi là bọng để tháo nước ra hoặc lấy nước vô đập tùy theo mục đích của chủ ruộng. Nhưng khi trữ nước nhằm mục đích lấy cá ăn sau mùa lúa thì chủ ruộng nhét bọng lại không cho nước thoát ra.
          Người ta tháo đập, tháo đìa một năm hai lần với khoảng cách 6 tháng mưa và 6 tháng nắng. Đập hay đìa của chủ ruộng làm sát bờ kênh để dễ lấy nước hoặc tháo nước và thường ờ xa thôn xóm vài cây số nhưng điềm đặc biệt là chủ ruộng chuẩn bị tháo đập, tháo đìa thì người trong xóm đều hay nhất là chị em phụ nữ và trẻ con cho dù là tháo ban ngày hay ban đêm hoặc lúc gần sáng tùy theo con nước. Nhưng thường chủ ruộng thích chọn con nước ròng lúc 2-3 giờ sáng  để tháo đập, tháo đìa. Thế là cả xóm kháo nhau đi “bắt hôi”, chị em phụ nữ, trẻ con chộn rộn chuẩn bị thùng bọng, rổ rá đi từ chập tối tới chòi của một ai đó trong xóm, gần chỗ tháo đập, tháo đìa ngủ nhờ để khi chủ đập, chủ đìa bắt cá thì nhảy xuống ngay, không sẽ lỡ dịp.
         Trước khi tháo đập, tháo đìa, chủ ruộng và lực lượng phụ trợ toàn là người trong nhà hoặc bà con thân thuộc phân công nhau trong không khí chuẩn bị. Quan trọng nhất là phát quang cửa đập, cửa đìa cho thật thông thoáng rồi dựng một tấm đăng cao hơn mặt nước đập, chân đăng cắm sâu vào đáy bùn ngăn cá thoát ra miệng đập khi rút bọng tháo nước. Hai thanh niên có sức khỏe chuẩn bị tát gàu dai khi nước không còn thoát ra cửa bọng được nữa, việc này mất khá nhiều thời gian và công sức chủ yếu tát cho nước trong đập hay đìa cạn trơ đáy để dễ bắt cá. Khi nước đã rút cạn, gia đình chủ ruộng chia lực lượng ra làm ba phần, mỗi phần vài ba người . Một, bắt đầu bắt cá từ cuối đập tiến dần lên, một đứng ở giữa đập , một ngay chân đăng. Người bắt hôi không bao giờ được bén mảng tới giữa đập hay ngay chân đăng mà chỉ được bắt cá phía sau gia đình chủ ruộng ở phía cuối đập và theo họ đi dần lên.
         Người “bắt hôi” tức là bắt những gì còn sót lại sau khi gia đình chủ ruộng đã đi qua và cũng tất nhiên bắt toàn tôm, cá nhỏ. Nhưng đôi khi có những con cá lớn, nhất là cá lóc chúi dưới bùn thật sâu mà người của chủ đập không mò tới được nếu người “bắt hôi” chịu khó mò, kiên nhẫn thì cũng gặp may. Hoặc những con cá lớn từ phía trước thoát khỏi tay gia đình chủ đập phóng về phía sau thì theo luật bất thành văn người “bắt hôi” ai bắt được nấy lấy không có việc phải trả lại chủ đập. Lực lượng “bắt hôi” luôn luôn đông đảo hơn người nhà chủ đập, chủ đìa và nếu ai chịu khó lặn lội mò tìm cũng bắt được kha khá. Thủa ấy tôi là một đứa trẻ 9-10 tuổi nhưng khá kinh nghiệm trong việc “bắt hôi”, sau khi “quần” phía sau lưng những người trong gia đình chủ đập mà đặc biệt trong đó có đứa con gái học cùng lớp thì “nó” thường khéo léo “thả” vài chú cá lóc, hoặc cá trê qua chân cho tôi bắt phía sau. Nhưng chủ yếu tôi rảo hai bên bờ đập, bờ đìa bắt hang mà khi nước rút các loại cá thường rúc vào đây trốn. Hai ba “nguồn lợi” tổng hợp nên tôi thường bắt được nhiều cá trước sự thán phục của người cùng xóm.
         “Bắt hôi” đăng cực nhọc nhất vì chủ đăng chọn con nước ròng  kiệt trên kênh, hoặc xẻo kênh để chận đăng. Nhưng dù cho nước kênh ròng kiệt cũng còn cao đến trên đầu gối nên “bắt hôi” đăng chủ yếu là mò trong sự may rủi và luôn phải thủ sẵn một cái nơm để nơm cá, hoặc ai có chài tay thì vải chài để bắt cá nhanh hơn. “Bắt hôi” đăng tôi cũng có một kinh nghiệm, chắc ăn nhất là… bắt tép, vì sau khi người đi trước “quần” cật lực thì nước kênh đã ngầu đục, mà tôm tép thì không chịu được nước đục nên phải nổi đầu. Nếu “bắt hôi” đăng tôi chuẩn bị một cái rổ xúc và trái bầu đựng tép rất to, trái bầu thì dựng “chiến lợi phẩm” cỡ nào cũng nổi trên mặt nước tôi chỉ việc cột dây rồi quấn ngang eo kéo theo. Còn cái rổ xúc thì hứng hết tôm, tép nổi đầu, tha hồ bắt bỏ vào trái bầu cho đến khi không còn chỗ chứa. Loại tép “bắt hôi” đăng hầu như là tép bạc, nhiều con to cỡ ngón tay, gom vài rổ xúc thì chỉ có nước về phơi khô chứ không thể làm gì cho hết.
          “Bắt hôi” là một thú vui suốt cả khoảng thời thơ ấu cho những ai từng ở nông thôn. Kỷ niệm này luôn gắn bó với một góc làng quê mà cả đời người không thể nào quên.
          T.K.T
“Bắt hôi” - ảnh: Ng.Kg
Tát mương bắt tôm càng - ảnh: Ng.Kg

Nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 ở Việt Nam

Trong con mắt của những người ưa khám phá thì chính vẻ đổ nát hoang tàn lại tạo nên nét hấp dẫn cho nhà thờ.

Những năm gần đây, bãi biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định được nhiều người biết đến với sự tồn tại của - "nhà thờ đổ" một phế tích kiến trúc độc đáo có 1-0-2 ở Việt Nam .
Công trình này vốn là nhà thờ Trái Tim của giáo xứ Xương Điền, được xây dựng năm 1943 theo thiết kế của người Pháp.
Khu vực này từng là một giáo xứ sung túc và trù phú, với một quần thể nhà thờ ven biển cùng các làng xóm của ngư dân.
Tuy nhiên, sự xâm thực của nước biển theo thời gian đã khiến cư dân nơi đây phải di tản, các nhà thờ lần lượt bị phế bỏ.
Trong cơn bão số 7 năm 2005, nhà thờ Trái Tim đã bị phá hủy nặng nề và trở thành phế tích kể từ đó đến nay.
Giờ đây, những gì còn lại của nhà thờ này chỉ là một tháp chuông cùng các vách tưởng không còn nguyên vẹn.
Từ một thánh đường tôn nghiêm, nhà thờ biến thành tập kết ngư cụ và trú ẩn của ngư dân.
Ty nhiên, trong con mắt của những người ưa khám phá thì chính vẻ đổ nát hoang tàn lại tạo nên nét hấp dẫn cho nhà thờ.
Cảnh biển tươi đẹp cùng đời sống sinh hoạt phong phú của ngư dân xung quanh càng làm tăng thêm sự lôi cuốn của phế tích này.
Vì vậy mà nhà thờ Trái Tim nhanh chóng được biến đến như một địa điểm tham quan, chụp ảnh cưới độc đáo.
Tuy nhiên, không có gì bảo đảm cho sự tồn tại của nhà thờ đổ trong tương lai.
Sự xâm thực của nước biển cùng những diễn biến khó lường của thời tiết khiến sự sụp đổ hoàn toàn của phế tích này là điều khó tránh khỏi.
Theo KIẾN THỨC

Danh mục tên đường Sài Gòn – TP.HCM

STT Sau 1975 & Hiện nay Thời VNCH Thời Pháp
Quận 1
1 Alexandre de Rhodes Alexandre de Rhodes Paracels
2 Bà Lê Chân Bà Lê Chân Frostin
3 Bùi Thị Xuân Bùi Thị Xuân Duranton
4 Bùi Viện Bùi Viện Bảo hộ Thoại
5 Cách Mạng Tháng Tám Lê Văn Duyệt
Quốc lộ số 1
Phạm Hồng Thái
Thuận Kiều
Thuộc địa số 1
Verdun
Nguyễn Văn Thinh
Thái Lập Thành
Chanson
6 Calmette Calmette Bourdais
7 Cao Bá Nhạ Cao Bá Nhạ Abattoire de Cầu Kho
8 Cao Bá Quát Cao Bá Quát Capitaine Payatte
9 Cô Bắc Cô Bắc Monseigneur Dumortier
10 Cô Giang Cô Giang Douaumont
11 Cống Quỳnh Cống Quỳnh Blancsubé Cầu Kho
12 Chu Mạnh Trinh Chu Mạnh Trinh Phnom Pênh
Lafont
13 Chương Dương Chương Dương Quai d’Arroyo Chinois
Quai de Belgique
14 Đặng Dung Đặng Dung Jean Mazet
15 Đặng Tất Đặng Tất Duclos
16 Đặng Thị Nhu Đặng Thị Nhu Bùi Quang Chiêu
17 Đặng Trần Côn Đặng Trần Côn Farinole
18 Đề Thám Đề Thám Nhà thờ Chợ Đũi
Dixmude
19 Đinh Công Tráng Đinh Công Tráng Calmette
20 Đông Du Thái Lập Thành Số 11
Amiral Dupré
21 Đồng Khởi Tự Do Blancsubé
Catinat
22 Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng Nationle
Paul Blanchy
Trưng Nữ Vương
23 Hải Triều Phủ Kiệt Phủ Kiệt
24 Hàm Nghi Hàm Nghi Canton
Ayot
Krantz
Duparré
Somme
25 Hàn Thuyên Hàn Thuyên Hồng Kông
Amiral Page
26 Hòa Mỹ Hòa Mỹ Số 29
Paulus
27 Hồ Hảo Hớn Hồ Hảo Hớn Blancsubé Cầu Kho
Huỳnh Quang Tiên
28 Hồ Huấn Nghiệp Hồ Huấn Nghiệp Số 7
Turc
29 Hồ Tùng Mậu Hồ Tùng Mậu Adran
Georges Guynemer
Võ Di Nguy
30 Hoàng Sa

31 Huyền Quang Huyền Quang Génibrel
32 Huyền Trân Công Chúa Huyền Trân Công Chúa Miss Cawell
33 Huỳnh Khương Ninh Huỳnh Khương Ninh Số 28
Ariès
34 Huỳnh Thúc Kháng Huỳnh Thúc Kháng Ancienne Rue Latérale Nord du chemin de fer
Jean Moulail
Hamelin
Đỗ Hữu Vị
35 Ký Con Ký Con Số 34
Marchaise
36 Lê Anh Xuân Nguyễn Phi Chemin des Dames
37 Lê Công Kiều Lê Công Kiều Reims
38 Lê Duẩn Thống Nhất Norodom
39 Lê Lai Lê Lai Rue Latérale Nord de la Gare
40 Lê Lợi Lê Lợi Bonard
41 Lê Thánh Tôn Lê Thánh Tôn Sainte Enfance
Isabelle I
Palanca
Espagne
42 Lê Thị Hồng Gấm Hồ Văn Ngà Hamelin
43 Lê Thị Riêng Ngô Tùng Châu Phan Thanh Giản
44 Lê Văn Hưu Lê Văn Hưu Kerlan
45 Lương Hữu Khánh Lương Hữu Khánh Số 2
Massoulard
46 Lưu Văn Lang Tạ Thu Thâu Sabourain
47 Lý Tự Trọng Gia Long Gouverneur
Lagrandière
48 Lý Văn Phức Lý Văn Phức Lesèble
49 Mã Lộ Mã Lộ Lê Văn Duyệt
50 Mạc Đĩnh Chi Mạc Đĩnh Chi Bangkok
Massiges
51 Mạc Thị Bưởi Nguyễn Văn Thinh Eglise
Ormay
52 Mai Thị Lựu Phạm Đăng Hưng Pierre
53 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Công Lý Số 26
Impératrice
Mac Mahon
Général De Gaulle
Maréchal De Lattre de Tassigny
54 Nam Quốc Cang Đặng Đức Siêu Lucien Lacouture
55 Ngô Đức Kế Ngô Đức Kế Vannier
Denis Frères
56 Ngô Văn Năm Thủy Quân Primauguet
57 Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm Số 2
Tây Ninh
Rousseau
Docteur Angier
58 Nguyễn Cảnh Chân Nguyễn Cảnh Chân René Ricolau
59 Nguyễn Công Trứ Nguyễn Công Trứ Số 1
Lefèbre
60 Nguyễn Cư Trinh Nguyễn Cư Trinh Marchand
61 Nguyễn Du Nguyễn Du Lucien Mossard
Taberd
62 Nguyễn Đình Chiểu Phan Đình Phùng Rue de Moi
L’Evéché
Richaud
63 Nguyễn Huệ Nguyễn Huệ Charner
64 Nguyễn Hữu Cảnh

65 Nguyễn Hữu Cầu Trần Văn Thạch Số 41
Vassoigne
66 Nguyễn Huy Tự Nguyễn Huy Tự Số 32
Gallimard
67 Nguyễn Khắc Nhu Nguyễn Khắc Nhu Số 10
Ballande
68 Nguyễn Phi Khanh Nguyễn Phi Khanh Số 35
Faucault
69 Nguyễn Thái Bình Nguyễn Văn Sâm Số 3
d’Ayot
Quận 3
1 Bà Huyện Thanh Quan Bà Huyện Thanh Quan Rue Nouvelle
Pierre Flandin
2 Bàn Cờ Bàn Cờ
3 Cách Mạng Tháng Tám Lê Văn Duyệt
Quốc lộ số 1
Phạm Hồng Thái
Thuộc địa số 1
Verdun
Nguyễn Văn Thinh
Thái Lập Thành
Chanson
4 Cao Thắng Cao Thắng Số 20
Audoilt
5 Điện Biên Phủ Phan Thanh Giản Số 29
Baria
Legrand de la Liraye
Số 20
Polygone
Général Lizé
6 Đoàn Công Bửu Đoàn Công Bửu Số 48
Zarotte
7 Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng Impériale
Nationale
Paul Blanchy
Trưng Nữ Vương
8 Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương Dispensaire
Colombier
9 Huỳnh Tịnh Của Huỳnh Tịnh Của Số 26
Monceaux
10 Kỳ Đồng Kỳ Đồng Rédemptoriste
11 Lê Ngô Cát Lê Ngô Cát Louis Cazeau
12 Lê Quý Đôn Lê Quý Đôn Palais
Barbet
Barbé
13 Nguyễn Văn Trỗi
Lê Văn Sỹ
Trương Minh Giảng
Trương Minh Ký
Eyriaud des Vergnes
14 Lý Chính Thắng Yên Đổ Avalanche
Champagne
15 Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Hui Bon Hoa
Quận Phú Nhuận
1 Cao Thắng Cao Thắng Rue du Marché
2 Cầm Bá Thước Trình Minh Thế
3 Cô Bắc Cô Bắc Nam Long
4 Cô Giang Cô Giang Đội Có
5 Chiến Thắng Lê Hữu Từ
6 Duy Tân Duy Tân
7 Đào Duy Anh

8 Đào Duy Từ

9 Đặng Thai Mai

10 Đặng Văn Ngữ Huỳnh Quang Tiên
11 Đoàn Thị Điểm Chu Mạnh Trinh
12 Đỗ Tấn Phong

13 Hải Nam Hải Nam
14 Hoàng Diệu Hoàng Diệu
15 Hoàng Minh Giám Phan Thanh Giản Phan Thanh Giản
16 Hoàng Văn Thụ Võ Tánh Tỉnh lộ 1 kép
Liên tỉnh lộ 22
17 Hồ Biểu Chánh Hồ Biểu Chánh
18 Hồ Văn Huê

19 Huỳnh Văn Bánh Nguyễn Huỳnh Đức Chùa Phật
Lò Rèn
21 Lam Sơn Lam Sơn
22 Lê Quý Đôn Lê Quý Đôn
23 Nguyễn Văn Trỗi
Lê Văn Sỹ
Trương Minh Giảng
Trương Minh Ký
Eryaud des Vergnes
24 Mai Văn Ngọc Lê Tự Tài
25 Ngô Thời Nhiệm Ngô Thời Nhiệm
26 Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình Chiểu Lê Văn Bền
27 Nguyễn Đình Chính Minh Mạng
28 Nguyễn Kiệm Võ Di Nguy nối dài Thuộc địa số 1 phụ
Blanchy nối dài
Louis Berland
29 Nguyễn Thị Huỳnh Tự Đức
30 Nguyễn Trọng Tuyển Nguyễn Minh Chiếu Martin Pellier
31 Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Trường Tộ
32 Nguyễn Văn Đậu Ngô Tùng Châu Đường làng số 20
33 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Nguyễn Văn Trỗi
Ngô Đình Khôi Đường làng số 26
Impératrice nối dài
Mac Mahon nối dài
Général De Gaullenối dài
34 Nhiêu Tứ Nhiêu Tứ
35 Phan Đăng Lưu Chi Lăng Avenue de I’Inspection
Liên tỉnh lộ 22
36 Phan Đình Phùng Võ Di Nguy Thuộc địa số 1 phụ
Blanchy nối dài
37 Phan Tây Hồ Phan Tây Hồ
38 Phan Xích Long Thái Lập Thành Hương Mão
39 Phổ Quang

40 Thích Quảng Đức Nguyễn Huệ Đường làng số 19
41 Trần Cao Vân Trần Cao Vân
42 Trần Huy Liệu Trương Tấn Bửu Capitaine Faucon
43 Trần Hữu Trang Thiệu Trị
44 Trần Kế Xương Trần Kế Xương
45 Trần Khắc Chân Trần Khắc Chân
46 Trần Văn Đang Hoàng Đạo
47 Trương Quốc Dung Trương Quốc Dung Trần Tấn Nhứt

Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam

Nguồn: http://hoangkimviet.blogspot.fr/2014/05/xe-honda-au-tien-tai-viet-nam.html

Những chiếc xe máy Honda xuất hiện đầu tiên tại miền nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960 do những thiện nguyện viên Mỹ đến làm công tác dân sự vụ nhằm giúp đở phát triển kỹ thuật và kinh tế tại miền nam sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp Định Genève 1954 ký kết giửa Việt Nam DCCH và Pháp.

Trong bối cảnh thị trường xe 2 bánh gắn động cơ vào thập niên 1950, đa số các loại xe sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập từ Âu Châu: Vespa, Lambretta, Puch, Mobylette-Motobécane, VéloSolex, các loại xe gắn động cơ Sachs như Goebels, Phénix... Một phần do độ tin cậy vào hàng hoá của Âu Châu sản xuất, một phần nghi ngờ vào độ bền những sản phẩm Nhật Bản sản xuất sau Thế Chiến thứ hai 1939-1945.

Thật ra hàng hoá Nhật Bản sản xuất sau 1945 đáp ứng lại nhu cầu tiêu dùng, tuy không bền chắc bằng những sản phẩm của Âu Châu nhưng được sản xuất hàng loạt với giá rẻ. Qua thập niên 1950, công nghệ hàng tiêu dùng Nhật Bản đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế nhưng với những ấn tượng xấu còn lại của người tiêu thụ trong nước nên những mặt hàng Âu Châu vẫn còn chiếm lãnh thị trường Việt Nam. Trong khi các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Cam Bốt đã tiêu thụ hàng hoá Nhật như máy thu thanh radio, máy ảnh, máy ghi âm, máy kéo... và xe máy Nhật.

Sơ lược về những xe máy Honda 50cc đầu tiên

Ý tưởng sản xuất một xe máy 50cc mới (3.1 cu in) đã được hình thành vào năm 1956, khi Soichiro Honda và Takeo Fujisawa của Honda Motor viếng thăm Đức Quốc (Công Hoà Liên Bang Đức hay Tây Đức lúc ấy) và họ đã chứng kiến ​​sự phổ biến của xe gắn máy và xe máy hạng nhẹ. Soichiro Honda chủ yếu là nắm vững kỹ thuật và cũng là lãnh đạo sản xuất của công ty, luôn luôn có con mắt hướng tới chiến thắng trên đường đua, trong khi đối tác thân cận của ông ta là Fujisawa, một người chuyên về tài chính và kinh doanh, cùng nhau hợp tác bán hàng và cùng xây dựng chiến lược nhằm thống trị thị trường và hoàn toàn tiêu diệt đối thủ cạnh tranh với Honda Motor. Fujisawa đã suy nghĩ về một chiến lược mở rộng dài lâu và không giống như các công ty sản xuất xe máy khác của Nhật Bản chỉ đơn giản là đẩy mạnh sản xuất để thu lợi nhuận trong sự bùng nổ kinh tế tại Nhật Bản thời hậu chiến. Một xe gắn máy nhỏ có hiệu suất cao là trọng tâm kế hoạch của Fujisawa. Người tiêu dùng trong thời hậu chiến ở Châu Âu thường khi di chuyểnthì trước tiên, họ đi từ một chiếc xe đạp với một động cơ kẹp theo trên khung xe, sau đó họ mua một chiếc xe scooter, rồi tiếp sau đó là một chiếc xe hơi tí hon, và liền sau đó một chiếc xe ô-tô nhỏ và cứ như thế đi lên; Fujisawa thấy chiếc xe máy không phù hợp với kích thước một người trung bình, và ông đã nắm bắt cơ hội để thay đổi điều đó. Lúc ấy Soichiro Honda mệt mỏi cứ nghe Fujisawa lải nhải nói về ý tưởng chiếc xe máy mới của mình. Ông Honda đến châu Âu để giành chiến thắng cuộc đua xe ở Isle of Man TT và muốn suy nghĩ về những thứ khác. (Về ông Takeo Fujisawa, mời xem bài Honda N360 trên blog).

Photobucket

Photobucket
Chiếc xe máy Kreidler K50 đời 1954 của Đức Quốc là nguồn cảm hứng của Takeo Fujisawa, người đã thúc đẩy Soichiro Honda nhắm vào thị trường xe máy nhỏ dựa trên kiểu xe nầy - rẻ tiền và dể bán - Honda đã chinh phục thế giới

Fujisawa và Honda đã đến thăm những phòng trưng bày xe Kreidler và Lambretta, Fujisawa cũng như những người khác, đã chủ tâm nghiên cứu các loại xe gắn máy. Fujisawa cho biết thiết kế các kiểu xe nầy "không có tương lai" và sẽ không bán chạy. Khái niệm của ông là một xe 2 bánh cho tất cả mọi người, một kiểu xe sẽ thu hút cả những quốc gia đã phát triển và đang phát triển, ở đô thị và nông thôn. Cổ xe máy mới cần có công nghệ đơn giản để tồn tại ở những nơi mà không cần đến phải cập nhật hoá kỹ thuật và dựa vào các công cụ tiên tiến hoặc các phụ tùng thay thế. Lời than phiền của của người tiêu dùng phổ biến là tiếng ồn của động cơ, độ tin cậy kém, đặc biệt là trong các linh kiện điện và khó khăn chung chung của việc sử dụng sẽ phải được giải quyết. Bởi vì Honda là một công ty lớn đang phát triển lớn hơn, nó cần một sản phẩm hấp dẫn đại chúng có thể được sản xuất trên quy mô rộng lớn. Thiết kế chiếc xe phải được sắp xếp ra trước khi bắt đầu sản xuất, bởi vì nó sẽ thật tốn kém để sửa sai các vấn đề trong một số lượng lớn khi đã đưa vào quy trình sản xuất. Loại xe scooter gần như phù hợp với dự án, nhưng quá phức tạp để duy trì đối với các nước đang phát triển, và kích cở các bánh xe scooter nhỏ bé phô ra sự yếu kém trên những con đường xấu vì bảo quản sơ sài hoặc gần như không tồn tại. Một trong những yêu cầu mà Fujisawa đã quan niệm rằng chiếc xe có thể được lái bằng một tay trong khi tay kia mang theo một khay mì soba, Fujisawa nói với Honda: "Nếu ông có thể thiết kế một chiếc xe máy nhỏ, cở 50 cc với một tấm bửng che dấu động cơ, những ống dẩn và các dây bên trong, tôi có thể bán nó. Tôi không biết có bao nhiêu cửa hàng mì soba ở Nhật Bản, nhưng tôi đặt cược với ông rằng mỗi cửa hàng sẽ muốn có một xe như thế để làm việc giao hàng."

Photobucket
Những xe Honda đầu tiên xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ: trong hình là Honda Super Cub C100 và Sport C110

Một khi đã quan tâm đến, Soichiro Honda bắt đầu phát triển kiểu xe Super Cub khi trở về Nhật Bản. Năm sau Honda cho ra một mô hình thử nghiệm để Fujisawa xem mà phù hợp với những gì ông ta đã có trong tâm trí, Fujisawa tuyên bố sẽ bán được 30.000 chiếc xe hàng tháng trên doanh thu hàng năm, 30.000 xe là một nửa số xe 2 bánh của toàn bộ thị trường bán ra hàng tháng tại Nhật Bản. Mục tiêu của ông ta là xuất khẩu trên một quy mô chưa bao giờ có thể hình dung được trong những rối loạn kinh tế thời hậu chiến ở Nhật Bản, khi những nỗ lực thương mại ngăn chặn hầu hết các công ty được xử lý thông qua công ty thương mại nước ngoài. Honda sẽ phải thành lập công ty con ở nước ngoài của họ để cung cấp các dịch vụ cần thiết cùng những phụ tùng thay thế được phân phối trong một nước lớn như ở Hoa Kỳ. Đó là việc công ty American Honda Motor Company được thành lập vào năm 1959. Năm 1961 một mạng lưới bán hàng được thành lập ở Đức, sau đó tại Vương Quốc Bỉ và Vương quốc Anh vào năm 1962, và sau đó ở Pháp vào năm 1964.


Photobucket
Honda Juno, một xe tay ga đầu tiên của Honda Motor Co.Ltd. ra đời năm 1954 với động cơ 4 thì 189cc (kiểu K) và 220cc (kiểu KA và KB) nhằm cạnh tranh với các xe Fuji Rabbit và Mitsubishi Silver Pigeon

Honda Juno là xe scooter đầu tiên sử dụng nhựa polyester, sợi thủy tinh hoặc nhựa gia cố (FRP) trên thân xe, và mặc dù việc sản xuất xe Juno đã dừng lại vào năm 1954 do kết quả của vấn đề tài chính và lao động Honda Motor vào thời điểm đó, Fujisawa tiếp tục khuyến khích nghiên cứu kỹ thuật đúc nhựa polyester, và những nỗ lực đó là thành quả cho xe Super Cub. Tấm bửng chắn xe gắn máy mới sẽ làm bằng polyethylene, là chất nhựa được sử dụng rộng rãi nhất, giảm trọng lượng hơn nhựa gia cố FRP, nhưng nhà cung cấp phụ tùng của Honda trước đây đã không bao giờ làm việc đúc nhựa lớn như vậy, vì thế việc đúc nhựa phải do Honda tự làm lấy. Xe Super Cub là chiếc xe máy đầu tiên sử dụng một tấm bửng đúc bằng nhựa. Sử gia về xe máy Clement Salvadori đã viết rằng tấm cản chân khiên nhựa phía trước đã "có lẽ đó là đóng góp lớn nhất của xe Cub; tấm bửng nhựa đã làm công việc tương tự như kim loại với chi phí kể ra thấp hơn". Các kỹ thuật phát triển trong chương trình đua xe tại Isle of Man ​​TT thật quan trọng để trọng lượng xe gắn máy mới nhẹ, thực hiện cổ máy 3,4 kW (4,5 hp) 50cc bốn thì Honda tại nơi mà các động cơ đầu tiên của công ty được chế tạo một thập kỷ trước đó, một "bản sao khá chính xác" của động cơ Tohatsu 50cc hai thì, loại động cơ thặng dư sau thời chiến mà Honda đã bán ra như xe đạp gắn động cơ phụ trợ, loại động cơ chỉ có sức mạnh 0,37-0,75 kW (0,5-1 hp). Cổ máy bốn thì đầu tiên của Honda vào năm 1951 cho kiểu xe Type E, có nhiều mã lực hơn một chút so với xe Super Cub, với 3.7 kW (5 mã lực), với gần gấp ba lần dung tích máy với 146 cc ( 8.9 cu in).

Photobucket
Một vài kiểu xe Honda nhỏ trong đầu thập niên 1960 với động cơ 4 thì OHV

Để sản xuất chiếc xe máy mới, Honda đã xây dựng một nhà máy mới với 10 tỉ đồng ¥ ở Suzuka, Mie Prefecture, năng suất chế tạo của nhà máy đến 30.000 chiếc xe, và với hai ca, đạt đến 50.000 xe Super Cubs mỗi tháng. Nhà máy sản xuất được phỏng theo mô hình dây chuyền sản xuất xe Volkswagen Beetle tại Wolfsburg, Đức Quốc. Trong thời điểm nầy, các kiểu xe hàng đầu của Honda chỉ bán ra được khoảng từ 2.000 đến 3.000 xe mỗi tháng, và những quan sát viên nghĩ rằng chi phí của nhà máy mới quá lớn và quá mạo hiểm. Edward Turner của công ty xe máy BSA Anh Quốc đã thăm viếng Nhật Bản để xem ngành công nghiệp xe máy trong tháng 9 năm 1960 cho biết việc đầu tư mới với kích thước của nhà máy Suzuka "cực kỳ nguy hiểm" bởi vì thị trường xe máy ở Hoa Kỳ đã đến mức quá tràn đầy. Khi hoàn thành vào năm 1960, nhà máy Suzuka là nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất trên thế giới và là một mô hình cho các cơ sở sản xuất hàng loạt của Honda trong tương lai. Nền kinh tế quy mô đã đạt được tại nhà máy Suzuka cắt giảm 18% so với chi phí sản xuất cho mỗi chiếc Super Cub khi nhà máy Suzuka được chạy hết công suất, nhưng trong một thời gian ngắn vấn đề tồn kho dư thừa buộc Honda phải đối mặt khi nhà máy vừa mới đi vào hoạt động trước khi việc bán hàng và mạng lưới phân phối đầy đủ được sắp xếp ổn định.

Photobucket
Honda Super Cub C50 động cơ OHC được bán ở Pháp vào giửa thập niên 1960, một cuộc cách mạng lớn trong công nghệ xe máy: Honda dùng nhựa polyethylene trong quy trình sản xuất - giảm trọng lượng xe và giá thành hạ

Thị trường xe máy Honda ở Đông Nam Á

Từ năm 1948, Honda Motor đã có ý định triển khai thị trường xe ra ngoài nước Nhật - một thị trường quốc tế - Honda đã xuất cảng sang Philippines những kiểu xe Dream đầu tiên vào tháng mười năm 1952 và tháng mười một cùng năm, Soichiro Honda đặt chân lần đầu tiên đến Hoa Kỳ. Soichiro vừa đi nghiên cứu thị trường vừa mua máy công cụ để sản xuất cơ phận đem về Nhật.

Với sự cộng tác và điều hành tài chính cùng sự khuếch trương khuyến mãi của ông Takeo Fujisawa, Soichiro Honda mở công ty American Honda Motor Inc. vào tháng sáu năm 1959. Một cộng tác viên khác của Soichiro, ông Kihachiro Kawashima lại cổ võ cho việc mở thị trường sản phẩm Honda ở Malaysia nhưng Soichiro quyết định thuyên chuyển ông ta đến làm việc ở Hoa Kỳ.

Photobucket
Honda Sport C110 - động cơ 49cc 4 thì OHV, hộp số gồm 3 số chân, tốc độ 80 Km/giờ

Photobucket
Honda C114, một kiểu biến cải từ xe C110 với ống pô thấp

Photobucket
Honda CT105 kiểu chạy đường đất, với động cơ 54cc 4 thì OHV, bộ ly hợp tự động, hộp số gồm 3 số và có thể leo độ dốc 45%

Honda Malaysia được thành lập vào năm 1958 khi một doanh nhân chuyên nghề buôn bán xe cũ, ông Loh Boon Siew đã thấy những chiếc xe Honda Super Cub bán tại Hoa Kỳ, ông ta liên lạc với Soichiro Honda và được chấp thuận mở một chi nhánh Honda ở Malaysia, một cơ xưởng lắp ráp xe Honda ở Penang đuợc thành lập và những chiếc Super Cub đầu tiên gọi là Kapchai Cub (xe Cub nhỏ) hay là Boon Siew Honda.

Honda Thailand được thành lập vào năm 1964, nhập cảng xe máy và những máy phát điện Honda sau khi Soichiro Honda thành lập các xưởng lắp ráp xe máy ở Taiwan và Nam Hàn, Honda Thailand được mang tên Asian Honda, cơ sở chính của Honda ở Đông Nam Á. Năm 1965, Honda Thailand khai trương cơ xưởng chế tạo xe máy và các sản phẩm khác của Honda, những chiếc Honda Super Cub chế tạo tại Thái Lan xuất xưởng vào năm 1967.

Honda bán xe máy ở Indonesia vào năm 1963, tuy nhiên mãi đến năm 1971 Honda chính thức mở cơ xưởng sản xuất xe máy Honda nội địa.

Photobucket
Một nhân viên Hoa Kỳ trên chiếc Honda C110 tại ngả tư Bùi Viện - Đề Thám, Sài Gòn (góc phải trong hình)

Riêng về thị trường Đông Dương - Việt Nam, Cam Bốt và Lào - vẫn còn ảnh hưởng là thuộc địa cũ của Pháp nên các loại xe máy sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập cảng từ Châu Âu mãi cho đến khi những chiếc Honda xuất hiện trên đường phố bởi những thiện nguyện viên Mỹ đến làm việc mang theo trong đầu thập niên 1960. Sau đó vào năm 1965, chính phủ VNCH nhập cảng những xe Honda 50cc đầu tiên cho quân nhân và công chức mua trả góp. Hai nước Cam Bốt và Lào nhập vào thị trường nội địa qua ngả Honda Thailand và Nhật Bản. Vì thời cuộc chiến tranh và thời bao cấp bị cấm vận qua đến thời kỳ "đổi mới" 1986 cho đến khi khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, Honda chính thức thành lập tại Việt Nam vào năm 1996 và mở nhà máy sản xuất xe Honda vào năm 1997.

Dòng xe Honda tại Việt Nam 1960-1970

Thoạt đầu được nhập cảng từ những thiện nguyện viên Mỹ làm việc, những chiếc Honda nầy là loạt xe mà Honda American Motor Inc. đã nhập vào Hoa Kỳ từ năm 1958 khi ông Soichiro Honda quyết định chinh phục thị trường xe máy ở Mỹ Châu. Những xe Honda nầy được gắn cổ máy 4 thì OHV (OverHead Valves = những van đóng mở buồng đốt được vận hành từ cốt máy và truyền động qua các thanh đủa thép lên đầu máy) nên nghe được tiếng khua những thanh đủa xành xạch khi nổ máy.

Photobucket

Photobucket
Cổ máy 4 thì Honda OHV (OverHead Valves) với 2 thanh đủa truyền động đóng mở van trên đầu máy, hình bên dưới cho thấy một thanh đủa truyền động nằm dưới lòng xi-lanh và pít-tông, gần ống pô xả khói

Khác với dòng xe máy Âu Châu còn mang hình dáng chiếc xe đạp gắn động cơ, những chiếc xe Honda có thiết kế như xe mô-tô với dung tích máy lớn hơn, hình dáng hài hoà và dáng vẻ bền chắc hơn. Tuy nhiên người tiêu thụ vẫn còn hoài nghi về phẩm chất xe máy Nhật trong thời gian đầu khi xe Honda được chính thức nhập cảng vào miền nam Việt Nam qua chương trình mua xe trả góp của chính phủ VNCH dành cho công chức và quân nhân phục vụ trong nước.

Photobucket

Photobucket
Vài hình ảnh xe Honda trên đường phố Sài Gòn xưa

Những chiếc Honda sử dụng tại Việt Nam do các thiện nguyện viên Mỹ mang đến là những chiếc xe với bộ máy OHV có tiếng khuya xành xạch của các van mở đóng buồng đốt khi xe chạy. Những kiểu xe đầu tiên là Honda C-100 và C-110, 2 kiểu xe nầy với động cơ 50cc 4 thì, không xài xăng pha nhớt như các kiểu xe máy 2 thì nhập cảng từ Châu Âu. Honda CA-100 hay C-100 có bộ ly hợp tự động, hộp số gồm 3 số đạp chân và khởi động máy cũng bằng bàn đạp, còn kiểu Honda C-102 có bộ khởi động máy bằng bình điện 6 volts và nút bấm khởi động máy trên tay lái, hai kiểu Honda nầy rất hợp với phụ nữ vì bình xăng thiết kế dưới yên ngồi nên tại Việt Nam gọi là Honda Dame (Dame = tiếng pháp có nghĩa là phụ nữ). Honda C-110 với bình xăng phía trước yên xe nên dành cho đàn ông và ống xả khói vắt lên cao bên phải, bộ ly hợp tay với hộp số gồm 3 số chân. Những kiểu xe Honda gắn động cơ OHV là thành quả của chiến dịch khuyến mãi "You meet the nicest people on a Honda" tại Hoa Kỳ trong đầu thập niên 1960. (Xem bài Honda Super Cub tại Việt Nam).

Photobucket

Photobucket
Cổ máy Honda 4 thì OHC (OverHead Cam) với bộ ván đóng mở buồng đốt cùng trục cam nằm trên đầu máy, hệ thống được vận hành từ trục cốt máy qua dây sên nằm bên cạnh lòng xi-lanh

Khi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà cho phép quân nhân và công chức mua xe gắn máy trả góp, một chiến dịch nối tiếp những chương trình phát triển kinh tế và cơ giới hoá miền nam Việt Nam sau đợt hửu sản hoá xe Lambro và Vespa 3 bánh thay thế những xe thồ ngựa kéo và hửu sản hoá xe Taxi: thay thế những xe Taxi Renault 4CV bằng xe Nhật như Nissan và Datsun - Những xe Honda đầu tiên đến với người tiêu thụ gồm 2 kiểu là C50 và S50: kiểu xe C50 với bộ ly hợp tự động, hộp số gồm 3 số còn xe S50 với bộ ly hợp tay và hộp số gồm 3 số - tất cả 2 kiểu đều có bộ nhún trước kiểu giò gà.

Photobucket
Giửa thập niên 1960 trên bải đậu xe, những xe Honda đã tràn ngập ở Sài Gòn

Photobucket
Honda Sport S50 với cổ máy OHC mới, 49cc 5,8 mã lực, hộp số 4 số chân, tốc độ 85 Km/giờ*

Photobucket
Honda Sport S65 động cơ 4 thì OHC, 6,2 mã lực, hộp số 4 số chân, tốc độ tối đa 90 Km/giờ*

Tiếp theo đợt xe Honda là những xe máy Suzuki, Bridgestone và Kawasaki được nhập cảng, những xe kiểu nam với bộ nhún đằng trước thủy điều + lò xo như kiểu xe mô-tô được ưa chuộng hơn là kiểu Honda S50. Hảng Honda lập tức đề nghị kiểu xe mới: Honda SS50 tựa như kiểu xe thể thao S90 với vè chắn bùn bánh sau bằng nhựa và tay lái thấp.

Photobucket

Photobucket

Photobucket
Những kiểu xe Honda SS50 đầu tiên tại Việt Nam (SS50E ở Châu Âu), động cơ 4 thì OHC, 6 mã lực, hộp số gồm 5 số chân, tốc độ 85 Km/giờ

Bên cạnh những xe Honda người Việt sử dụng, những người Mỹ ở Việt Nam được phép đem xe vào để sử dụng, những quân nhân Mỹ mua xe qua hệ thống mua bán của quân đội Hoa Kỳ, những người Mỹ công tác dân sự mua xe qua cửa hàng xuất nhập cảng xe máy ở Sài Gòn. Những xe người Mỹ sử dụng thường có dung tích máy lớn hơn những loại xe Honda 50 do người Việt sử dụng vì những xe 50cc không cần bằng lái xe và không cần đăng ký lưu thông mang bảng số trong những năm 1965-1966, qua năm 1967 với số lượng xe máy ngày mỗi nhiều, chính quyền bắt buộc phải đăng ký lưu thông và gắn bảng số đối với những xe có cấu trúc như xe mô-tô (cần đạp thắng và sang số bằng chân) và những xe gắn máy khác (rập khuôn các luật lệ lưu thông ở Châu Âu).

Photobucket
Những xe Honda do nhân viên và quân nhân Hoa Kỳ sử dụng ở Việt Nam được mang vào theo 3 cách: mua trực tiếp từ Nhật Bản và tự làm lấy giấy phép nhập cảng - thông qua cửa hàng PX của Quân đội Hoa Kỳ hoặc qua công ty xuất nhập cảng như hình trên. Dưới đây là vài kiểu xe Honda có mặt ở Việt Nam

Photobucket
Một xe Honda Z50 Monkey

Photobucket
Một xe Honda CT200 động cơ 86,7cc, 4 thì OHC

Photobucket
Một xe Honda Sport S90, động cơ 89,6 cc, 4 thì OHC, hộp số 4 số chân, tốc độ 110 Km/giờ

Photobucket
Xe Honda CL77 Scrambler, động cơ 4 thì 305,4 cc OHC, hộp số 4 số chân, 27,4 mã lực, tốc độ135 Km/giờ

Tiếp theo kiểu xe Honda SS50 là kiểu xe CL50, một kiểu xe biến cải từ xe SS50 với ống pô vắt, tay lái cao và vè chắn bùn trước và sau bằng thép cùng với lốp xe đặc biệt dùng trên những đường đất thô sơ gồ ghề.

Photobucket
Một quảng cáo xe Honda Benly CL50 tại Anh Quốc

Photobucket
Kiểu xe Honda CL50 Scrambler tại Nhật Bản

Photobucket
Honda CL50 Scrambler tại Việt Nam

Photobucket
Honda CD50 với hình dáng thanh nhã hơn kiểu Super Sport SS50 và Scrambler CL50

Sau đó là kiểu Honda CD50, một kiểu xe có hình dáng thanh lịch hơn kiểu SS50 nhắm vào những người tiêu thụ cao tuổi hoặc những người không thích kiểu xe thể thao - trong khi đó, kiểu xe SS50 được cải tiến vào cuối thập niên 1960, xe Honda SS50M với bình xăng dẹp, sơn màu xám kim loại không mạ kền, ống pô vắt và 2 vè chắn bùn bằng thép.

Photobucket

Photobucket
Honda SS50M

Photobucket
Honda SS50M tại Sài Gòn
 
Honda không ngừng cải tiến, trước những đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường như Suzuki, Kawasaki và Yamaha - những kiểu xe song song với những xe máy rập khuôn xe mô-tô là những chiếc xe nhỏ nhẹ tựa như những xe Mobylette của Pháp và rẻ tiền hơn những chiếc Super Cub, nhắm vào khách hàng ở thành phố nhà cửa chật hẹp và nhu cầu di chuyển thấp, chỉ trên dưới chừng chục kilômét mỗi ngày. Chiếc Honda P50 được ra mắt, kiểu xe tựa như chiếc xe đạp có bộ máy gắn liền vào bánh xe sau như kiểu xe Honda gắn máy đầu tiên đầu thập niên 1950 - xe Cub 50 Type F - nhưng không lâu sau đó, kiểu xe nầy bị chê vì hình dáng cồng kềnh, nặng nề nên Honda thay thế bằng kiểu xe PC50 với bộ máy nằm giửa khung xe tạo sự thăng bằng và dể điều khiển hơn xe P50.

Photobucket

Photobucket
Honda P50

Photobucket
Honda PC50

Photobucket
Honda PC50 và vè chắn

Photobucket
Honda PC trên quảng trường Lam Sơn - Sài Gòn

Ngoài ra còn có những chiếc xe khác được nhập vào Việt Nam, tuy chỉ là số nhỏ, lác đác đếm được trên đầu ngón tay như kiểu Honda Z50 "Monkey", DAX 50... và những xe S65, C50 Trail, C70 và C90. Thị trường xe máy ở miền nam Việt Nam đã bị chinh phục bởi các dòng xe Nhật Bản vào cuối thập niên 1960.

Photobucket
Kiểu Honda Z50 Monkey đầu tiên 1961

Photobucket
Kiểu Honda Z50 Monkey năm 1967

Photobucket
Honda DAX Z50AK1

Nhờ vào việc cải tiến không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với những kiểu xe đa dạng, khác biệt với những xe Suzuki, Kawasaki và Yamaha; Honda chiếm được đa số khách hàng, không những ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới, đưa Honda Motor Co.Ltd. lên hàng đầu những thương hiệu xe máy.

Photobucket
Ở Châu Âu, loại xe Monkey nhỏ bé được xếp vào loại xe dùng để giải trí. Trong hình, một xe Monkey cải tiến chất trong xe ô-tô khi đi xa

Photobucket
Loại xe Monkey được mang theo xe Van...

Photobucket
...hoặc gắn đằng sau xe Camping Car. Đây là một chiếc xe Jincheng 50cc JC50 Q-5 "DAX Replica" sản xuất tại China, kể từ năm 1999 Honda Motor Co.Ltd. đã ngưng sản xuất kiểu xe DAX, bỏ rơi bản quyền vào tay các nhà chế tạo xe máy Trung Quốc, trước sự thành công của các xe DAX nhái, 2013 Honda đã trở lại thị trường mini-trail với kiểu xe Honda MSX 125

Photobucket
Ở Châu Âu có những hội dành cho người đam mê xe máy, trên đây là một cuộc họp mặt của các tay lái xe Honda Mini-Trail

Tuy nhiên qua đầu thập niên 1970, thị trường xe máy tại miền nam Việt Nam đã đến mức bảo hoà, nhu cầu mua xe mới giảm xuống mức thấp nhất đồng thời với cuộc chiến tranh không ngớt leo thang cùng với nguồn ngoại tệ giảm dần, dòng xe mới Honda đầu tiên tại Việt Nam ngừng lại ở kiểu xe CD50. Tuy nhiên có điều làm thay đổi thói quen của người Việt từ những chiếc xe máy 2 thì cổ điển Châu Âu, họ bắt đầu cảm nhận được ưu điểm của những bộ máy Honda 4 thì, ít hao xăng và bền bỉ.

Những xe Honda khác trong thập niên 1960-1970


Honda sau khi thành công rực rở trên thị trường Hoa Kỳ với kiểu xe Super Cub C100 vào năm 1958, Soichiro Honda tiếp tục khai trương những chi nhánh và thiết lập những công ty con trên thế giới, thị trường kế tiếp là Châu Âu trong đầu thập niên 1960 với chi nhánh Honda đầu tiên ở Vương Quốc Bỉ (sau đó là cơ xưởng lắp ráp và chế tạo xe Honda đầu tiên ở Châu Âu), lần lượt kế tiếp là Hoà Lan, Pháp, Anh, Đức... Trong khi đó, tại Nhật Bản và một vài quốc gia Đông Nam Á vào năm 1962, người ta thấy một kiểu xe Honda Port Cub C240 với động cơ 50cc OHV xuất hiện, đó là kiểu Honda giảm bớt chi tiết và nhẹ nhàng hơn xe Super Cub, động cơ được cải tiến với hộp số gồm 2 số và cân nặng 54 kilô, giá bán ra tất nhiên rẻ hơn xe Super Cub.

Photobucket
Honda Port Cub C240, một kiểu xe Super Cub C100 giảm bớt các chi tiết và cơ phận - động cơ 49cc 4 thì OHV, hộp số gồm 2 số chân, trọng lượng 54 Kg (Super Cub C100: 75 Kg)

Photobucket
Honda C310, chiếc xe Honda 49cc đầu tiên sản xuất ở Châu Âu nhắm vào kiểu xe máy thực dụng rẻ tiền ở đây. Không thành công nhiều khi đối diện với những xe gắn máy 2 thì tại Châu Âu về tốc độ, thêm vào đó, xe C310 hay bị vấn đề ngẹt xăng trong bộ chế hoà khí khi trời lạnh qua suốt mùa đông. Khiếm khuyết nầy được nhanh chóng sửa chửa với kiểu xe C311 mới và C320 kế đó. Từ việc nầy, Honda rút tỉa kinh nghiệm để phát triển những văn phòng nghiên cứu và thực nghiệm tại mỗi địa phương. Trung tâm nghiên cứu và phát triển đầu tiên đặt tại Vương Quốc Bỉ, kế tiếp tại Ý và Đức Quốc, sau đó phát triển khắp nơi trên thế giới.

Nhà máy lắp ráp và chế tạo xe Honda đầu tiên ở Châu Âu được đặt tại Vương Quốc Bỉ và kiểu xe đầu tiên là chiếc Honda C310, một kiểu xe gần giống như những xe gắn máy ở Châu Âu. Cũng như ở Hoa Kỳ và Châu Mỹ, những dòng xe Honda nhỏ vẫn còn sử dụng cổ máy OHV trong khi những chiếc Honda chính thức du nhập vào Việt Nam đã được thiết kế với động cơ OHC tân tiến hơn.


Photobucket

Photobucket
Honda C320 với động cơ 4 thì 49cc OHV thiết kế với bàn đạp như xe đạp với hộp số tay gồm 3 số vận hành trên ghi-đông như các kiểu xe máy Châu Âu để sử dụng mà không cần phải có bằng lái xe, xe Super Sport nầy khác với kiểu Honda SS50 tại Việt Nam vì nó vay mượn hầu hết hình dạng của xe Honda Sport S90

Photobucket
Đến thập niên 1970, Honda Âu Châu thay đổi hình dáng mẩu mã xe 50cc với bộ đánh lửa CDI, trong hình là xe Honda CB50J

Qua thập niên 1970, dòng xe Honda nhỏ 50cc được cải tiến từ bộ phận đánh lửa bằng vis platine cổ điển qua hệ thống CDI, một bộ phận đánh lửa điều khiển bởi thyristor điện tử tránh sự hao mòn như vis platine. Trong khi dòng xe Honda tại Việt Nam dừng lại thì những dòng xe 50cc mới được cải tiến, những kiểu xe SS50K, SS50Z, CD50 Benly... Xe Super Cub cũng được nâng cấp với kiểu xe C70 và những xe Honda PS50, CF50 Chaly, CT50... có mặt trên thế giới.

Photobucket
Tiếp theo sự thành công vẻ vang về chiến dịch khuyến mãi ở Hoa Kỳ, "You Meet the Nicest People on a Honda " được quảng cáo tại Nhật Bản

Photobucket
Một tài liệu quảng cáo xe Honda tại Nhật Bản năm 1972

Photobucket
Một xe Honda CD50 Benly tại Nhật Bản đầu thập niên 1970

Photobucket
Phiên bản kế tiếp của kiểu Honda CD50 Nhật Bản

Photobucket
Một kiểu Honda Express NC50

Sau chiến tranh Việt Nam 1954-1975, thị trường xe máy không có gì đổi mới vì lẽ bị cấm vận kinh tế cùng nguồn ngoại tệ hiếm hoi, ngoại trừ vài kiểu xe Nhật được đưa vào qua ngả tầu biển. Mãi cho đến năm 1986 khi Việt Nam quay sang chính sách đổi mới, thị trường kinh tế được tháo gở khỏi gông cùm của thời bao cấp, những chiếc xe Honda mới trở lại lăn bánh trên những con đường tại Việt Nam.


Photobucket
Một hình trong một tạp chí ở Hoà Lan đầu thập niên 1970

Photobucket
Một kiểu Honda CD50 với cổ máy OHV bị hạn chế tốc độ tối đa 45 Km/giờ bàn đạp được thiết kế như xe đạp trong cuối thập niên 1960, hộp số tay gồm 3 số không cần bằng lái xe theo luật lệ lưu thông ở Châu Âu nhằm vào khách tiêu thụ thuộc lớp thiếu niên từ 14 tuổi

Photobucket
Một Honda PS50 phiên bản Châu Âu

Photobucket
Honda S90

Photobucket
Honda SS50Z K1

Photobucket
Honda ST90 Trail

Tính đến nay, riêng kiểu xe máy từ 50cc đến 125cc, với những cải tiến không ngừng, những bộ nhún giò gà của Super Cub được thay thế bằng phuộc nhún thủy điều như xe mô-tô, động cơ không còn dùng bộ chế hoà khí mà được thiết kế hệ thống phun xăng bằng kim PGM-FI, Honda đã sản xuất trên dưới 200 kiểu xe từ xưa đến nay nên không thể tóm gọn trong một bài, mời các bạn xem hình.


Photobucket
Honda Little Cub ra mắt vào năm 1997 với bánh nhỏ 14 inches

Photobucket
Kiểu xe mới nhất trong dòng xe Honda Cub: Honda Cross Cub CC110

Hình ảnh những xe Honda đầu tiên tại Việt Nam

Photobucket

Photobucket
Đua xe Honda tại Sài Gòn xưa

Photobucket
Honda SS50

Photobucket
Honda CL50

Photobucket
Những loại xe máy mà đa số là Honda trên đường phố Sài Gòn, Honda quá nổi tiếng nên nhiều người đã gọi xe gắn máy chung chung là xe Honda!

Xe Honda trong chiến tranh

Photobucket

Photobucket

Photobucket
Chạy lánh bom đạn trong chiến tranh bằng xe Honda

Photobucket
Bộ đội QĐND trên chiến trường Tây Nam Kampuchea vào cuối thập niên 1970 với xe Honda CL90


*Chỉnh sửa vào tháng 9/2014

Nguồn: Honda Motor Co. Ltd. - Wikipedia - Sài Gòn Xưa (Lee Bùi - Facebook) - Jean-Claude Toudy (Saigon/Vietnam Website) - Nick Ut Facebook - Motorcycles Unlimited UK - Classic Honda Gallery (cmnsl.com) - Japanese Nostalgic Car - Pierrot Kieu Nguyen - 新車バイクはBBB - Goo Bike Exchange Japan - Honda 60-70s.net -Mini4temps.fr - Hellmart.exblog.jp - Mr.Bike.Sakura.ne.jp