Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Ảnh Vui.......... An Toàn Giao Thông!

(Dân trí) - Tác giả bộ tranh “Sát thủ đầu mưng mủ” gây ồn ào và bị thu hồi năm ngoái nay đã bén duyên với đề tài An toàn giao thông.

Vẫn là minh họa cho những câu nói “tân thời” của giới trẻ như ở bộ tranh trước, nhưng lần này họa sỹ trẻ Thành Phong tập trung vào vấn đề văn hóa giao thông, một mặt mang lại những tiếng cười sảng khoái, mặt khác truyền tải những câu chuyện đáng để mỗi người phải suy nghĩ:
 Việt Hưng
Việt Hưng
 Việt Hưng
Việt Hưng
 Việt Hưng
Việt Hưng
 Việt Hưng
 Việt Hưng
 Việt Hưng
Việt Hưng
 Việt Hưng
Việt Hưng
 Việt Hưng
 Việt Hưng
 Việt Hưng
 Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
 Việt Hưng
 Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
 Việt Hưng
Việt Hưng
Việt Hưng
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công 

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

"Xà bông" cô Ba cuả VN tại Sàigòn

Nếu người miền Bắc khâm phục nhà tài phiệt Bạch Thái Bưởi thì ở miền Nam có ông Trương Văn Bền (1883 - 1956), chủ nhân nhãn hiệu Xà bông Cô Ba. Cả hai đều thành công trên thương trường nhưng không hề trải qua trường lớp và dĩ nhiên là không bằng cấp. Điều đó chứng tỏ họ là những con người có đầu óc kinh doanh, tháo vát, nhiều sáng kiến, hơn hẳn những người học hành đến nơi đến chốn, bằng cấp bề bề, nhưng lại không đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

Trước khi làm một nhà doanh thương, ông Bền còn là một ông Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Gia sản đồ sộ của Trương Văn Bền là do công sức của ông làm ra. Không phải ông Bền làm giàu bằng ruộng đất, ông có một lối đi riêng bằng con đường công nghiệp đáng để làm gương cho những người đi sau.


Xà bông VN của Trương Văn Bền

Là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, ông Trương Văn Bền thuộc một gia đình khá giả. Ông có đi Pháp nhiều lần, nhưng chưa hề học qua một trường chuyên nghiệp nào. Theo bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng thuế cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng, trong khi đó, giá vàng khoảng 60 đồng/lượng.

Là người nhạy cảm trong việc thương mại, nhìn xa thấy rộng, ông Bền biết rõ một tiềm năng kinh tế Việt nam còn bị lãng quên: cây dừa. Từ năm 1918, ông đã lập xưởng ép dầu dừa (dùng trong kỹ nghệ xà bông, mỹ phẩm) mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn. Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại đường Quai de Cambodge (trước chợ Kim Biên bây giờ), ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng. Từ khi Xà bông Cô Ba tức xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp.

Trong thương trường, ông Bền có chủ trương riêng để tạo uy tín là phải giữ chất lượng tốt và sản phẩm phải hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ông nhìn xa thấy rộng, không theo lối chụp giựt, ăn xổi ở thì. Mặc đầu có địa vị cao trong xã hội, nhưng ông Bền không tự mãn. Ông luôn luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm mỗi lần có dịp qua Pháp.

Khi máy giặt được phát minh và nhập cảng vào Việt Nam, ông Bền liền sản xuất loại bột giặt để thích ứng ngay. Loại bột giặt Viso của ông Trương Văn Khôi, và bột giặt Việt Nam của hãng xà bông Trương Văn Bền (lúc đó đổi thành Hãng Xà bông Việt nam), có đủ sức cạnh tranh với bột giặt nhập cảng từ Mỹ.

Những người lớn tuổi, không ai không biết đến xà bông “Cô Ba”, có in hình nổi trên cục xà bông thơm hình oval. Ngoài hộp xà bông bằng giấy carton cũng có in hình người đàn bà búi tóc đó.


Những cục xà bông đầu tiên

Nhiều giai thoại kể lại rằng người đàn bà in hình trong cục xà bông thơm và nhãn hiệu đó chính là người vợ thứ của ông Bền. Cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh Cô Ba, người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình.


Tem cô BA

Khi đã định hình được tên tuổi sản phẩm và thị trường tiêu dùng, Trương Văn Bền đặc biệt chú trọng vào khâu quảng cáo, khuếch trương thương hiệu. Trong suốt thời gian dài hầu hết báo chí thời đó đều đăng mục quảng cáo “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” hoặc “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của Hãng Xà bông Trương Văn Bền.

Trong các cuộc triễn lãm được mở cửa hàng năm tại các tỉnh và Sài Gòn, bao giờ gian hàng của ông Bền cũng được thiết kế ấn tượng nhất với mô hình một cục xà bông khổng lồ gây được sự chú ý và tò mò đặc biệt của người xem. Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng còn có bán xà bông gọi là chào hàng với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%. Trương Văn Bền còn đưa nhãn hiệu xà bông Trương Văn Bền vào những loại hình nghệ thuật dân tộc được người Việt yêu thích như vọng cổ, thơ lục bát đề cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước... khiến cho từ giới bình dân đến trí thức người Việt đều biết đến sản phẩm của ông.

Với sự ra đời của Hãng Xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam hãnh diện được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai. Các xưởng ép dầu, xưởng làm xà bông, thâu nhận và tạo công ăn việc làm cho trên 200 công nhân. Khi công việc làm ăn phát đạt thêm, ông Bền còn xuất tiền cất một dãy phố 50 căn, gần Ngã Sáu Chợ Lớn, nằm góc đường Armans Rousseau và Général Lizé (trước năm 1975 đổi thành Minh Mạng-Hùng Vương).


Ông Bền có nhiều con trai lẫn gái. Một người con, tôi được nghe nhắc tới là ông Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trị Việt nam Công Thương Ngân Hàng (lập năm 1953) tại Sài gòn. Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, thay cha quản lý Hãng Xà bông Việt nam cho tới năm 1975.Sau năm 1975, Công ty Trương Văn Bền và Các con trở thành Nhà máy hợp doanh Xà bông Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.


 Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập ở đường Quai de Cambodge (gần chợ Kim Biên, quận 5,Saigon) và nhanh chóng được đón nhận với một sản phẩm trở thành thương hiệu kéo dài cả 5-6 chục năm: Xà bông Cô Ba. Người phụ nữ đẹp được dùng làm nhãn hiệu cho sản phẩm là một phụ nữ miền Nam . Có người bảo, cô ta vốn là phu nhân của chính ông Trương Văn Bền.

Thực ra, cô là con gái thầy Thông chánh tỉnh Trà Vinh, đã từng là đề tài của khá nhiều hò-vè xuất hiện ở Nam Kỳ Lục tỉnh vào những năm cuối thế kỷ 19. Nhan sắc của cô đẹp đến nỗi được sử dụng hình ảnh để in tem!

Nhưng sau đó cô lấy chồng và sống một cuộc sống giản dị khiêm tốn đến tận cuối đời, khác xa những người đẹp đăng quang và nhiều tai tiếng của những thế hệ về sau. Cô Ba đã đoạt giải nhất trong cuộc thi Người đẹp Người Việt tổ chức năm 1865, sau cuộc thi cho Pháp Kiều năm 1864.


Ai đã từng sống ở đất Saigon trước thập niên 60 đều không thể không nghe tiếng cô Ba, người đẹp tiêu biểu đất phương Nam. Cô chính là người có chân dung được in trên bao bì xà bông hiệu Cô Ba của hãng Trương Văn Bền. Nhưng cô Ba là ai mà xinh đẹp và được ngưỡng mộ như vậy?

Thật ra, kể cả những người nay đã ở tuổi 70,80 hoặc hơn nữa từng sống, cũng không thể biết mặt thật của người đẹp này. Vì cô là hoa khôi được phong chức danh vào thập niên 90 của thế kỷ 19.

Không ai biết tên thật của người đẹp, chỉ được truyền tụng bằng hai từ đặc trưng Nam Bộ "Cô Ba".

Nhưng chắc chắn một điều, cô là người Việt Nam đầu tiên được bầu là hoa hậu, được chính thức ghi danh trên báo chí Pháp ngữ ở Saigon lúc ấy (thời điểm cuối thế kỷ 19, Saigon chỉ có vài tờ báo Việt ngữ, nhưng báo Pháp được phổ biến rộng rãi hơn, trong số này có tờ Le Courrier Saigonnais của Paul Blanchy và tờ Le Mékong của nhóm thân hữu ủng hộ toàn quyền Paul Doumer) và được người Pháp vô cùng ngưỡng vọng, bốc người đẹp lên tận mây xanh!

Một nhà báo đã viết trên tờ Le Courrier Saigonnais rằng: Nếu cô Ba chịu đi thi hoa hậu thế giới, thì chắc chắn sẽ có thứ hạng cao! Các tay phong lưu người Pháp đánh hơi được điều đó, chính thức mời cô Ba ký hợp đồng đề sang Pháp, giới thiệu với mọi người bên kinh đô ánh sáng, rồi sao đó tạo điều kiện cho cô Ba tham dự kỳ thi hoa hậu thế giới sắp sửa được tổ chức!

Nghe nói gia đình cô Ba không đồng ý, có lẽ vì sợ mất con vào tay mấy lão Tây háo sắc. Mà bản thân cô Ba cũng phản đối, bởi cô quan niệm rằng mình tham dự thi hoa hậu là để cho vui, để mọi người ngoại quốc biết là phụ nữ Việt Nam cũng không thua kém ai, còn chuyện đi thi tài với năm châu thì cô chưa nghĩ tới. Cô cũng cho rằng mỗi dân tộc có cái đẹp khác nhau, do đó nếu đem ra so tài thì sẽ không chuẩn xác. Thật là một nghĩ khá tiến bộ.

Về thân thế của cô Ba, người ta chỉ được biết vắn tắt: cô là con gái thứ của một viên quan nhỏ người Việt, giúp việc cho chính quyền bảo hộ, được gọi là thầy Thông Chánh.

Cô là người con gái đẹp không ai bì kịp, như mô tả lại của cụ học giả Vương Hồng Sển trong một quyển sách của ông:

"Đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt mà thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nổi Nhà Nước in hình vào con tem Nhà Dây Thép (bưu điện) và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: Xà bông Cô Ba."

 Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

LỊCH SỬ TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC GIA LONG SAIGON

Cô Giám Học Nguyễn Ngọc Anh

Cây có gốc mới trổ cành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Trường ta nguồn gốc tại đâu ?


Xuất phát từ ý định tha thiết muốn xây dựng một nền giáo dục cho nữ giới, một số nhân sĩ tâm huyết và tiến bộ đã khẩn thiết gửi đơn xin chánh phủ lập một trường Sơ Học Cao Đẳng riêng biệt cho nữ sinh. Năm 1909, đơn đã được Hội Đồng Quản Hạt chấp thuận nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mãi đến ngày 6 tháng 11 năm 1913, cách đây gần 86 năm, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Nữ Học Đường Sài Gòn mới được cử hành. Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở đường Legrand de la Liraye, sau đổi tên là đường Phan Thanh Giản.

Hai năm sau, ngày 19 tháng 10 năm 1915, Toàn Quyền Roume và Thống Đốc Courbell làm khánh thành. Trong buổi lễ trọng thể này, ban tổ chức đã chọn màu tím làm màu áo đồng phục cho nữ sinh, tượng trưng đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhượng của người thiếu nữ Việt Nam.

Từ đó, trường thường được gọi là "Trường Áo Tím".

Ngày khai trường có bốn mươi hai nữ sinh. Các học sinh đầu tiên của Trường thuộc những gia đình sống ở Sài Gòn và các vùng phụ cận. Dần dần, có nhiều học sinh từ các tỉnh lên học nên Trường bắt đầu có nội trú.


Trường có từ lớp Đồng Ấu (Enfantin) tới lớp Cao Đẳng (Superieur). Vào năm cuối học sinh thi lấy bằng Sơ Học (CEP).

Trong những năm 1917 - 1922, dãy thứ hai được xây cất song song với dãy phía trước. Các phòng trên lầu được dùng làm phòng ngũ nội trú. Cách một sân cỏ, là một dãy nhà sau, thấp, sát với vách tường rào. Ở đó có bệnh thất, các lớp nữ công gia chánh, phòng giặt và xếp quần áo học sinh nội trú, cuối cùng là nhà bếp.

Tháng 9 năm 1922, Toàn Quyền Albert Sarraut cắt băng khánh thành Ban Trung Học Nữ Học Đường. Tấm bảng đá cẩm thạch với hàng chữ đen Collège de Jeunes Filles Indigènes được gắn trước cổng trường. Tuy nhiên tên này ít được biết đến và danh hiệu trường Áo Tím vẫn được thông dụng hơn.

Bà Lagrange, vợ một ông Chánh Tham Biện người Pháp, được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng ban trung học. Trường mở từ lớp đệ thất niên đến lớp đệ tứ niên, chỉ thu nhận nữ sinh có bằng Sơ Học và trúng tuyển qua một kỳ thi.

Lúc đầu, các nữ sinh đậu vào lớp đệ nhất niên thì học ban Sư Phạm, sau bốn năm ra làm giáo viên. Hoặc theo ban Phổ Thông. Cả hai ban đều học một chương trình để tốt nghiệp lấy bằng Thành Chung (DEPSI).

Từ lớp Dự Bị (Préparatoire) tức là lớp Hai bây giờ, học sinh đã bắt đầu học Pháp Văn. Ban Trung Học hoàn toàn được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần chỉ có hai giờ Việt Ngữ.

Trong trường học sinh bị bắt buộc phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Mỗi lần bị bắt gặp nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, phải chịu phạt một hay hai xu. Nhưng hình phạt không mấy khi thi hành.

Năm 1926, nhân đám tang cụ Phan Chu Trinh, một phong trào bãi khóa lan rộng từ Nam chí Bắc để tỏ lòng thương tiếc nhà cách mạng lão thành. Học sinh trường Áo Tím nhiệt liệt hưởng ứng đưa đến kết quả một vài nữ sinh bị bắt và phải đuổi khỏi trường.

Năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng trường trong lúc học sinh nghỉ hè. Đầu năm học 1941-1942 các nữ sinh tạm chuyển qua học ở trường Đồ Chiểu (Tân Định).

Năm 1949, trường xây thêm dãy lầu đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số học sinh ngày một tăng.

Niên khóa 1950-1951, là một năm đáng nhớ. Lần đầu tiên trong lịch sử trường Áo Tím được đặt dưới quyền điều hành của một nữ Hiệu Trưởng Việt Nam. Cô Nguyễn thị Châu cũng là cựu nữ sinh Nữ Học Đường. Cô Châu từ trần năm 1996 tại Pháp.

Năm 1952, chương trình Việt Ngữ được áp dụng thay thế dần chương trình Pháp và Pháp Việt. Từ đây học sinh bắt đầu có giờ sinh ngữ Anh, Pháp.

Năm 1953, đồng phục tím được thay thế bằng đồng phục trắng với phù hiệu bông Mai Vàng. Sau cùng là huy hiệu với tên trường Gia Long được thêu trên vải.

Về sau Chánh phủ ra lệnh dùng tiếng Việt trong mọi cơ sở của người Việt. Tên trường được gọi là Nữ trung học Gia Long. Trên bước đường phát triển, trường xây thêm: Thư Viện (1965), phòng Thí Nghiệm Lý Hóa (1966), hồ bơi (1968).


Nữ sinh trường Gia Long trong áo dài truyền thống trên dường Norodom boulevard,1967

Năm 1964 trường bỏ nội trú. Những dãy lầu từng được dùng làm nơi cư ngụ cho các học sinh nội trú được sửa thành lớp học. Buổi sáng có tất cả năm mươi lăm lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (lớp 9 đến lớp 12). Buổi chiều có tất cả bốn mươi lăm lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (lớp 6 đến lớp 8). Tổng công sáng chiều trường có tất cả một trăm lớp học. Vào khoảng thập niên bảy mươi, kỳ thi tuyển vào đệ Thất mỗi năm có chừng bảy trăm nữ sinh trúng tuyển trong số hơn mười ngàn thí sinh. Trường có độ hai trăm giáo sư và năm ngàn nữ sinh.

Từ năm 1975, trường đã bị đổi tên. Nhưng với tất cả chúng ta,trường vẫn là trường Gia Long yêu quý. Cũng như Sài Gòn vẫn mãi mãi là Sài Gòn, trong trái tim, trong nguồn nhớ không nguôi của một người dân Việt.

 Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Tiếng Lóng Sài Gòn

... Có thể bạn chưa biết

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời 'tiếng lóng' khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng 'sức mấy' để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố "Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám."

Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn bị tạm chiếm, Tây – Mỹ nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; 'sức mấy' đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt 'tính tính tè tè, tè ti tè ti té', làm cho đường phố càng náo loạn hơn.

Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng 'xưa rồi Diễm ơi', mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi.
Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng 'Cai gà', gọi cảnh sát là 'mã tà', vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành 'mã tà'. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: 'gác dan' tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dan. Cũng như nói 'de cái đít' tức lùi xe arriere; tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi 'tiền boa', sau này chế ra là 'tiền bo'.

Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là 'con cò', còn nếu gọi 'ông cò' là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi 'thầy cò' tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói 'cò mồi' là tay môi giới chạy việc, 'ăn tiền cò' thì cũng giống như 'tiền bo', nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi 'xế hộp', đi xe ngựa gọi là đi 'auto hí', đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là 'xe điếc', đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là 'đi Cấp', đi khiêu vũ gọi là 'đi bum', đi tán tỉnh chị em gọi là đi 'chim gái', đi ngắm chị em trên phố gọi là 'đi nghễ', gọi chỉ vàng là 'khoẻn', gọi quần là 'quởn', gọi bộ quần áo mới là 'đồ día-vía'. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là 'đi xòe', đi đánh chắn gọi là 'múa quạt', đi chơi bài mạt chược các ông gọi là 'đi thoa', đi uống bia gọi 'đi nhậu', đi hớt tóc gọi đi 'húi cua'. Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 – 1950 du nhập Sài Gòn, đó là 'đi đầu dầu', tức các chàng trai ăn diện 'đi nghễ' với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là 'hết sẩy', quê mùa chậm chạp gọi là 'âm lịch', hách dịch tự cao gọi là 'chảnh'.

Tiền bạc gọi là 'địa', có thời trong giới bụi đời thường kháo câu 'khứa lão đa địa' có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là 'xù', 'xù tình', tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là 'bắt địa', ăn cắp là 'chôm chỉa', tương tự như 'nhám tay' hay 'cầm nhầm' những thứ không phải của mình.

Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng 'hia mão', có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi 'kép chầu', có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì 'kép chầu' thay thế vào ngay. 'Kép chầu' phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là 'đào thương', kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là 'kép độc'. Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là 'café à la… ghi' tức uống café thiếu ghi sổ…

Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi 'nhật trình'. Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là 'tin kho tiêu', các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là 'tin chó cán xe', tin quan trọng chạy tít lớn gọi là 'tin vơ-đét' vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là 'luộc bài', chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là 'xào bài', truyện tình cảm dấm dớ gọi là 'tiểu thuyết 3 xu', các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là 'báo lá cải'. Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là 'tin phịa', nhưng trong 'tin phịa' còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là 'tin ballons' tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là 'tin Cá tháng Tư'.

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là 'tịch', 'hai năm mươi', 'mặc chemise gỗ', 'đi auto bươn', 'về chầu diêm chúa', 'đi buôn trái cây' hay 'vào nhị tỳ'; 'nhị tỳ' thay cho nghĩa địa và 'số dách' thay cho số một… đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.

Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là 'vòng vo Tam Quốc', ai nói chuyện phi hiện thực gọi là 'chuyện Tề Thiên', tính nóng nảy gọi là 'Trương Phi'. Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là 'Nhạc Bất Quần' tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là 'Đoàn Chỉnh Thuần' tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé…

Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng 'ăn theo' mà ra đời.

Thời Mỹ đến thì một tiếng 'OK Salem', mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là 'sén' hay 'chó lửa', dân chơi miệt vườn gọi 'công tử Bạc Liêu' còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ 'dân chơi cầu ba cẳng' thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi 'dân chơi cầu ba cẳng'? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như 'dân xà bát', 'anh chị bự', 'main jouer' tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là 'anh hùng xa lộ', bị bắt gọi là 'tó', vào tù gọi là 'xộ khám'. Bỏ học gọi là 'cúp cua', bỏ sở làm đi chơi gọi là 'thợ lặn', thi hỏng gọi là 'bảng gót'. Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó 'đi ăn chè' trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.

Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như 'chà đồ nhôm' tức chôm đồ nhà, 'chai hia' tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với 'cưa đôi'. Lóng thời sự loại này có 'tô ba lây đi xô xích le' tức Tây ba lô đi xe xích lô. Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than 'buồn như chấu cắn', hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng 'lu bu' để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm 'lu xu bu' nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành 'quả tó', gọi chiếc xe Honda là 'con rim', gọi tờ giấy 100 USD là 'vé', đi ăn cơm bình dân gọi là 'cơm bụi', xuống phố dạo chơi gọi là 'đi bát phố', gọi người lẩm cẩm là 'dở hơi'…

Nhưng lý thú nhất là nhờ cụ cố nhà văn Nguyễn Tuân mà Sài Gòn nay có một tiếng lóng hiện đại thay cho cụm từ đi ăn nhà hàng theo American style – tiền ai nấy trả. Đó là cụm lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của 'không – ai – mời – ai'. Đi KAMA phở một cái, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai, món ăn cổ truyền nhưng ứng xử là thoải mái. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng khá văn hoa, như chê một ai đó chảnh, các cô nói 'lemon question' tức chanh hỏi – chảnh - (mở ngoặc: hoặc nói chệch đi: lê-mông-wét-trần! )

(Lê Văn Sâm)
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công  

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Formichino - Con Kiến nhỏ mang sứ mệnh lớn

Nói đến nước Ý chắc không thể không nhắc đến những chiếc scooter nổi tiếng trên thế giới. Mẫu xe Formichino của Rumi là một ví dụ, nó được giới đam mê dòng xe này ví như Rolls-Royce của giới scooter.
Hãng Rumi có lịch sử khá lâu đời tại Ý, cũng giống như Piaggio và Innocenti, nhưng cũng kết thúc sự nghiệp khá sớm. Khởi đầu, hãng xe máy này chuyên sản xuất và cung cấp các linh kiện, bộ phận bằng nhôm đúc sẵn cho nền công nghiệp dệt vốn rất phồn thịnh lúc bấy giờ.
a
Rumi có lịch sử khá lâu đời tại Ý, cũng giống như Piaggio và Innocenti
Thế chiến II nổ ra, cha con nhà Rumi sản xuất thủy lôi cho các tàu ngầm phe trục (bộ 3 - Đức, Ý, Nhật). Vào đầu thập niên 50, nhà Rumi lại chuyển hướng làm ăn, họ bắt đẩu sản xuất những chiếc xe môtô loại nhỏ gắn máy ngang hai thì với dung tích 125cc (Có thể hiểu được vì sao logo của hãng Rumi có hình chiếc mỏ neo).
Đến năm 1952, không thể làm ngơ trước thị trường xe scooter béo bở vốn đang sục sôi bởi những chiếc xe của hai hãng Innnocentti và Piaggio, nhà Rumi âm thầm với ý đồ soán ngôi hai hãng lớn kia bằng những chiếc scooter chạy nhanh hơn được thể hiện trên các đường đua. Chiếc Scoiottolo (con sóc) thời đó của hãng Rumi đã là chiếc scooter nhanh nhất của thế giới là một ví dụ.
Rumi - Người hùng của các đường đua
Rumi - Người hùng của các đường đua
Không dừng ở đó, Donnino Rumi ông chủ của hãng - một nhà điêu khắc lãng tử đã cùng bạn là nghệ sĩ Ing Salvatti với sự trợ giúp của các kỹ sư lành nghề của hãng Rumi, họ đã cho ra đời chiếc Formichino (tiếng Ý là con Kiến nhỏ) một mẫu thiết kế độc đáo với những tính năng tuy ngược đời nhưng hết sức tuyệt vời vào cuối năm 1954.
Toàn bộ thân xe; ngoại trừ phuộc trước, thanh cản, và vè, đều được đúc bằng nhôm một cách tinh xảo- một kế thừa mang tính gia tộc của Rumi. Phần thân xe đúc khối được gắn kết tài tình với máy, tạo thành một thể thống nhất - chắc chắn nhưng uyển chuyển; hộp xích, phuộc, ống bô đều được làm bằng nhôm đúc. Tính năng ngược của thắng chân, chân số và kể cả cần khởi động cũng ngược với các dòng xe khác. Sự dũng mãnh của hệ thống 4 số hơn hẳn những chiếc Vespa hay Lambretta 3 số cùng thời. Với kiểu dáng thiết kế lạ mắt cách điệu từ hình dáng chú kiến và mang dáng khí động học quả là một chiếc xe đua tuyệt đẹp thời đó.
Formichino thiết kế lạ mắt cách điệu từ hình dáng chú kiến
Formichino thiết kế lạ mắt cách điệu từ hình dáng chú kiến
Với chất liệu nhôm tản nhiệt tốt và nhẹ rất phù hợp với những chiếc xe đua nhưng ông chủ Rumi quên rằng giá thành cũng đóng vai trò quyết định chọn lựa của khách hàng. Cùng lúc đó Piaggio và Innocenti cũng đã quan tâm và thay đổi cho ra đời dòng xe đua GS và lambretta GP để cạnh tranh như: SX200, GP 200, GS 160, Rally 180. Formichino - Con Kiến nhỏ đành gục ngã trước những con ong và bọ ngựa, hãng Rumi phải đóng cửa nhà máy. Donnino Rumi, người sở hữu công ty quay sang cái nghiệp ông luôn yêu thích - một nghệ sĩ và một điêu khắc gia.
Những chiếc Formichino hiện nay trên thế giới còn khá ít (Nói đúng hơn chỉ còn vài chục chiếc và phân nữa số đó không còn sử dụng được nữa), chủ yếu dành cho những nhà sưu tầm và một số được trưng bày tại bảo tàng.
Anh Dũng, chủ sở hữu chiếc Formichino tại Việt Nam
Anh Dũng, chủ sở hữu chiếc Formichino tại Việt Nam
Ở Việt Nam, những chiếc Formichino được nhập về  vào những năm 50, 60 và chủ yếu do các phi công trong sân bay sử dụng, rất ít người dân sử dụng bởi giá thành quá cao (gấp ba lần một chiếc vespa hay lambretta cùng thời điểm). Theo những người đam mê và nghiên cứu dòng xe của Rumi thì Formichino - con Kiến nhỏ hiện còn khoảng vài chiếc tại Việt Nam, trong đó một chiếc được nhiều người biết đến hiện thuộc quyền sở hữu của anh Khắc Dũng (Chủ quán Cafe Cao Minh - 255/47 Bis - Nơ Trang Long - Phường 13 Quận Bình Thạnh) vẫn đang sử dụng.
Sự soán ngôi của chú kiến nhỏ bất thành nhưng cũng để cho chiếc xe này trở thành một tác phẩm bất tử. Phải chăng ông chủ Rumi một nghệ sĩ tài hoa đã một lần bay bổng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình đưa chiếc Formichino trở thành bất tử và ngày nay được mệnh danh là Rolls-Royce scooter.
Hình ảnh chi tiết chiếc Formichino độc đáo tại Việt Nam:
Tuấn Nguyễn (Ảnh: Khắc Dũng)
 Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công