Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Cẩm nang du lịch ở Bình Dương P4.

  1. Đình Tân An
    Rời chùa Phước Long và Đình Chánh Mỹ, xuôi theo con đường Nguyễn Văn Cừ để đến với ngôi Đình cổ rộng nhất Bình Dương.
    Con đường Nguyễn Văn Cừ đâm xuyên qua khu Mỹ Hảo, địa danh mới nổi nhưng đầy tiềm năng của Thủ Dầu Một với hàng loạt dự án bất động sản, khu biệt thự sân vườn cao cấp. Tuy nhiên do sự phát triển không đồng bộ về hạ tầng nên những trạm nghĩ mát giờ đây là nơi ngủ trưa lý tưởng cho những chú bò



    Nằm ôm gọn khúc cuối của con đường Huỳnh Thị Hiếu, Đình Tân An nổi bật với khoảng sân rộng, là nơi cắm trại lý tưởng của các đoàn thể cũng như hội họp của bà con địa phương



    Vẻ đẹp cổ kính nơi đây là điểm đến ưa thích của các đoàn làm phim và cải lương



    Dãy tường rào ngăn cách khu vực sân Đình với khu Chính điện



    Dù đã được trùng tu phần vành đai nhưng về cơ bản, đình vẫn giữ được khá nhiều nét văn hóa cổ đặc trưng của mình



    Một trong những bảo vật của Đình là những ngôi cột trụ vuông bằng gỗ quý vẫn âm thầm chống đỡ cho đình qua thời gian



    Dãy bàn thờ cúng tồn tại qua những thăng trầm của đình cũng như cuộc sống của người dân địa phương
  2. Chùa Bà Bưng Cầu


    Rời Đình Tân An để đến với chùa Bà Bưng Cầu, du khách có dịp đi ngang qua một trong những ngôi chợ xưa của đất Bình Dương, chợ Bến Thế.



    Nằm không xa Đình Tân An, ở một góc nhỏ trên đường Phan Đăng Lưu, chùa Bà Bưng Cầu là một phần trong hệ thống chùa bà của Bình Dương, bên cạnh Chùa Bà Thủ Dầu Một, chùa Bà Búng,...



    Nằm ở vị thế cách xa TPHCM hơn 2 người anh em nên chùa không được nhiều người biết đến



    Chính điện chùa được tạo tác khá công phu



    Một góc nhỏ trong chùa



    Vì một số lý do cá nhân nên Tess rất ít khi chụp cảnh nội thất chùa, đình, miếu. Bên trong Chùa Bà Bưng Cầu rất trang nghiêm, nếu có dịp hãy 1 lần đến đây và nghiêng mình trước nét quyến rũ của văn hóa tâm linh.
  3. Chùa Long Quang
    Ở một con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Tách, chùa Long Quang chứa đựng những vẻ đẹp yên bình



    Chính điện chùa với những hàng cột rồng uốn lượn



    Cảnh Phật nhập Niết Bàn



    Bồ Tát hiền từ lặng lẽ nhìn du khách



    Từ bi nơi cửa phật



    Một am thờ nhỏ rợp bóng mát đào tiên

  4. Hành trình 4
    Chùa Núi Châu Thới - Ngôi chùa cổ nhất Bình Dương

    Nếu đã 1 lần đặt chân tới Bình Dương thì đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chùa núi Châu Thới, tham quan những công trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt nơi đây. Từ đỉnh núi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn sự phát triển của thị xã Dĩ An, ngắm nhìn 1 góc thành phố Biên Hòa...


    Tổng lộ trình đi về khoảng 33km

    Lưu ý:

    + Đây là khu vực khai thác đá nên những hồ nước ở đây nhìn đẹp nhưng rất nguy hiểm, nước rất lạnh với những cách đá dựng đứng và sâu hun hút ==> không nên lại gấn mép hồ.

    + Có 2 cách để lên chùa: đi bộ theo những bậc đá hoặc chạy xe sâu vào khu khai thác đá sẽ thấy con đường nhựa dẫn lên chùa

    + Có 1 số lời đồn về ngôi chùa này, muốn chia tay người iu nhanh chóng thì dắt nhau lên đây, trong vòng 3 tháng sẽ thấy hiệu quả (cái này là giang hồ đồn, nhưng mà nghe cũng khá nhiều)

    Đến với Châu Thới vào 1 chiều mưa, độ cao và không khí ẩm hơi nước đem lại 1 cảm giác thật dễ chịu.


    Nằm trên đỉnh một ngọn núi đã bị tàn phá vì công nghệ khai thác đá, chùa Châu Thới lặng lẽ nhìn những vết thương nhuốm màu đỏ au trãi dọc ở khắp mọi nơi



    Băng qua khu vực khai thác đá để đến với con đường nhựa dẫn lối lên chùa



    Ở lưng chừng con dốc là một trạm dừng chân với vị bồ tát hiền từ nhìn du khách, ngước nhìn lên đỉnh núi để nghĩ về những gì mình đang vươn tới



    Tiếp tục hành trình, bất chợt dừng chân vì một chút lẻ loi giữa trời giông bão



    Từ trên cao mới nhìn thấy được những vẻ đẹp mà bấy lâu không để ý đến



    Đón du khách ở cổng chùa là một bức phù điêu ấn tượng



    Muốn làm 1 tấm cổng chùa thật hoành tráng nhưng nhìn vô số những người bán hàng rong, vé số, nhang đèn bủa vây khắp mọi nơi lại thấy chùn tay...


    Bên cạnh vị thế hữu tình, chùa còn có nhiều công trình tạo tác công phu từ những bàn tay điêu luyện của các bậc nghệ nhân

  5. Những công trình nằm bên góc núi



    Chiếc Đại Hồng Chung đúc theo nguyên mẫu từ Chùa Thiên Mụ - Huế



    Tháp mộ sừng sững



    Một góc Dĩ An nhìn từ trên cao



    Khắp sân chùa đều là những công trình nghệ thuật đáng ngưỡng mộ




  6. Cặp rồng uốn mình theo vách núi



    Một hồ khai thác đá bỏ hoang, vẻ đẹp của hồ tương phản với những nguy hiểm mà nó mang lại



    Những bức phù điêu được tạo tác công phu trên vách chùa





    Điểm nổi bật nhất của chùa là hai bức tượng bồ tát khổng lồ cao 22,5m





    Đài sen tượng bồ tát được nâng đỡ bởi những vị la hán dữ dằn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét