Chuyến “vi hành” của vua Khải Định được đánh giá là rất tốn kém và không đem lại bất cứ một lợi ích nào cho dân tộc Việt Nam.
Các hình ảnh được đăng tải trên trang Gallica.bnf.fr của Pháp.
Ngày 20/5/1922, vua Khải Định sang Pháp
dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một ông vua triều
Nguyễn công du chính thức ra nước ngoài.
Để thực hiện chuyến đi, vua Khải Định
phải đi tàu biển mất 1 tháng đến cảng Marseille, rồi từ đó đi tàu hỏa
đến thủ đô Paris của Pháp.
Chuyến đi công du của Khải Định đã làm
dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông.
Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã có
một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn "Vi hành" nổi
tiếng.
Nhân dịp này, nhà cách mạng Phan Chu
Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư
thất điều hay Thất điều trần, gồm “Tôn bậy quân quyền - Lạm hành thưởng
phạt – Thích chuộng những việc quỳ lạy – Xa xỉ quá độ - Ăn bận không
phải lối – Chơi bời vô độ - Chuyến đi Tây này có một sự ám muội”.
Vua Khải Định vốn rất chuộng trang điểm,
ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các
vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Vua Khải Định cùng con trai là VĩnhThụy
(bên trái), người là vua Bảo Đại sau này, đi thăm đài kỷ niệm chiến sĩ
vô danh tại Paris.
Chuyến “vi hành” của vua Khải Định được đánh giá là rất tốn kém và không đem lại bất cứ một lợi ích nào cho dân tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét