Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Hình ảnh người Pháp 'tàn sát' thú rừng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20


Những hình ảnh dưới đây do Fernand Millet - thợ săn chuyên nghiệp người Pháp ở Đông Dương thực hiện đầu thế kỷ 20, được giới thiệu trong một một ấn phẩm của ông về các loài động vật hoang dã xuất bản năm 1930.
Vốn là một nhân viên kiểm lâm và cố vấn kỹ thuật săn bắn ở Đông Dương, Fernand Millet đã có 28 năm kinh nghiệm săn bắn các loài động vật cỡ lớn như voi, bò tót, hổ báo, chủ yếu ở khu vực cao nguyên Lang Biang gần thành phố Đà Lạt. Ông đã từng dẫn một số nhân vật nổi tiếng người Pháp vào rừng săn bắn như nhà văn Albert Londres, phi công Pelletier-Doisy.
Khung cảnh cao nguyên Lang Biang, thiên đường săn bắn ở Đông Dương thời thuộc địa.
Một khu lán trại của thợ săn giữa rúi rừng Lang Biang.
Một chòi quan sát trong rừng của thợ săn.
Theo dõi các động tĩnh trong rừng.
Một con bò tót cao 1,75m bị hạ gục. Đây là loài bò hoang dã có kích cỡ lớn xuất hiện nhiều ở miền Trung Việt Nam.
Những chú voi to lớn nhưng rất yếu đuối trước súng đạn phương Tây.
Loài hổ - chúa tể rừng xanh cũng chịu chung số phận.
Hổ được coi là loài vật có giá trị nhất trong các chuyến đi săn ở Đông Dương. Chúng là chiến lợi phẩm khiến chủ nhân tự hào.
Nhiều loài vật khác như hươu nai và báo gấm cũng là đối tượng ưa thích của các tay súng.
Một chú gấu chó cũng không phải là tệ.
Người Pháp luôn vào vào rừng săn bắn với sự hộ tống của thợ săn người dân tộc thiểu số ở bản địa.
Sau mỗi buổi đi săn, đoàn săn lại về khu lán trại để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày tiếp theo. Mỗi chuyến đi săn có thể kéo dài hàng tuần.
Phi công người Pháp nổi tiếng Pelletier-Doisy trong một chuyến đi săn ở Việt Nam.
Những tấm da hổ có được từ các chuyến đi săn đang được xử lý.
Một phần trong bộ sưu tập của thợ săn Fernand Millet.
Khu vực rừng núi Lang Biang đầu thế kỷ 20 rất ít cư dân sinh sống. Chỉ có các bản làng của người dân tộc thiểu số xuất hiện rải rác.
Những người dân tộc Cơ Ho.
Theo KIẾN THỨC / BELLE INDOCHINE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét