Horst Faas,
phóng viên ảnh huyền thoại của cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua đời
ngày 10/5/2012 ở tuổi 79 tại thành phố Munich, Đức.
Horst Faas là một phóng viên gốc Đức, người từng đoạt bốn giải thưởng ảnh nhiếp ảnh, trong đó có hai giải Pulitzer trong sự nghiệp của mình. Ông bắt đầu làm phóng viên từ năm 1956 và được biết đến với những bức ảnh chụp chiến tranh, các sự kiện chính trị, Thế vận hội Olympic...
Vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Horst Faas là người đứng đầu bộ phận ảnh của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn trong gần 1 thập kỷ, từ năm 1962 cho đến năm 1970. Ông đã nhiều lần có mặt trên các chiến trường miền Nam Việt Nam để ghi lại những khoảnh khắc chân thực của cuộc chiến tranh khốc liệt này. Khi không ở ngoài chiến trường, ông làm việc tại văn phòng của AP ở Sài Gòn.
Horst Faas là người đã hướng dẫn và đào tạo cho nhiều nhà báo trẻ của AP ở Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông, các phóng viên ảnh đã ghi lại nhiều hình ảnh kinh điển, trở thành biểu tượng cho sự đau thương trong cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam như bức ảnh Giám đốc cảnh sát quốc gia Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn thẳng vào đầu chiến sĩ Việt cộng Nguyễn Văn Lém của Eddie Adams và bức ảnh Em bé napalm của Nick Út.
REDS.VN xin giới thiệu với độc giả những bức ảnh tiêu biểu về chiến tranh Việt Nam do Horst Faas thực hiện:
Horst Faas là một phóng viên gốc Đức, người từng đoạt bốn giải thưởng ảnh nhiếp ảnh, trong đó có hai giải Pulitzer trong sự nghiệp của mình. Ông bắt đầu làm phóng viên từ năm 1956 và được biết đến với những bức ảnh chụp chiến tranh, các sự kiện chính trị, Thế vận hội Olympic...
Vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Horst Faas là người đứng đầu bộ phận ảnh của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn trong gần 1 thập kỷ, từ năm 1962 cho đến năm 1970. Ông đã nhiều lần có mặt trên các chiến trường miền Nam Việt Nam để ghi lại những khoảnh khắc chân thực của cuộc chiến tranh khốc liệt này. Khi không ở ngoài chiến trường, ông làm việc tại văn phòng của AP ở Sài Gòn.
Horst Faas là người đã hướng dẫn và đào tạo cho nhiều nhà báo trẻ của AP ở Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông, các phóng viên ảnh đã ghi lại nhiều hình ảnh kinh điển, trở thành biểu tượng cho sự đau thương trong cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam như bức ảnh Giám đốc cảnh sát quốc gia Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn thẳng vào đầu chiến sĩ Việt cộng Nguyễn Văn Lém của Eddie Adams và bức ảnh Em bé napalm của Nick Út.
REDS.VN xin giới thiệu với độc giả những bức ảnh tiêu biểu về chiến tranh Việt Nam do Horst Faas thực hiện:
Một người cha ôm xác con trong khi toán
lính biệt kích của quân đội VNCH nhìn xuống từ xe thiết giáp, ngày
19/3/1964. Đứa trẻ đã bị chết khi lực lượng VNCH truy đuổi quân du kích
trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Đây là tấm ảnh đoạt giải
Pulitzer năm 1965 của Horst Faas.
Vẻ khiếp sợ của các thành viên trong một
gia đình ở Đồng Xoài. Sau hai ngày chiến sự đẫm máu, quân đội VNCH đã
chiếm lại khu vực này từ quân đội Giải phóng.
Giấc ngủ của những người lính VNCH trên một tàu sân bay của Hải quân Mỹ khi con tàu hướng về Cà Mau, tháng 8/1962.
Một người lính VNCH sử dụng cán dao đánh
liên tiếp một người nông dân vì người này bị cáo buộc cung cấp những
thông tin không chính xác về hoạt động của du kích Việt Cộng tại một
làng phía Tây của Sài Gòn, ngày 9/1/1964.
Một người lính VNCH bị trọng thương
trong một cuộc phục kích đang được đồng đội nâng đỡ trên cánh đồng mía ở
Đức Hòa, cách Sài Gòn khoảng 12 dặm, ngày 5/8/1963. Khi một trung đội
gồm 30 lính VNCH đang lùng sục trên cánh đồng thì một loạt súng tự động
đã giết một và làm bị thương 4 người.
Một quân nhân Mỹ không rõ danh tính đội chiếc mũ viết dòng chữ ”Chiến tranh là địa ngục”, ngày 18/6/1965.
Phụ nữ và trẻ em Việt Nam trên đường từ
trường học trở về nhà ở làng Xuân Điền, Bến Cát, Việt Nam. Các binh sĩ
thuộc sư đoàn bộ binh số 1 cảnh giới nghiêm ngặt trên con đường này.
Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con
kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía
Tây Sài Gòn khoảng 20 dặm, ngày 1/1/1966.
Sư đoàn 7 của quân đội VNCH và sư đoàn 9
của Mỹ có những hoạt động phối hợp đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Lực lượng này đã dùng trực thăng để đổ bộ lên các đầm lầy, kênh rạch và
dồng lúa gần Ấp Bắc, cách Sài Gòn 35 dặm về phía Tây Nam. Trong bức ảnh
này, lính Mỹ thuộc tiểu đoàn bộ binh cơ giới thứ 5 đang lội qua một đầm
lầy vào ngày 8/4/1967.
Một người lính Mỹ bị thương được tiếp nước trên chiến trường tại Việt Nam, ngày 2/4/1967.
Một lính Mỹ tháo chạy khỏi chiếc trực
thăng chở quân CH-21 bị rơi gần một ngôi làng ở Cà Mau, ngày 11/12/1962.
Đã có 2 chiếc trực thăng bị rơi trong một cuộc tập kích vào cứ điểm của
quân Giải phóng. Dù không có tổn thất nghiêm trọng, cả 2 chiếc trực
thăng đã bị phá huỷ để không rơi vào tay đối phương.
Lính Mỹ áp giải một người tình nghi là Việt Cộng giữa đám bụi mịt mù được tạo ra bởi cánh quạt trực thăng, ngày 18/4/1966.
Trực thăng Mỹ nã đạn vào những bụi cây
để ểm trợ cho bộ binh VNCH trong cuộc tấn công vào một căn cứ của quân
Giải phóng tại một địa điểm nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, cách Tây Ninh 18 dặm
về phía Bắc, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965.
Vào một buổi bình minh đầu tháng 8/1963,
máy bay C-123 Mỹ phun thuốc làm rụng lá đậm đặc trên khu rừng rậm dọc
theo đường dây điện chạy từ Sài Gòn đến Đà Lạt. Các khu rừng là nơi trú
ẩn rất khó phát hiện của quân Giải phóng.
Một vụ nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại
Sài Gòn ngày 30/3/1965 đã khiến ít nhất hai nhân viên Mỹ cùng một số
viên chức người Việt thiệt mạng.
Một lính Mỹ thuộc đại đội A, tiểu đoàn
1, sư đoàn bộ binh số 16 mang một đứa trẻ đang khóc từ làng Cam Xe sau
khi ném một lựu đạn phốt pho vào một công sự trong chiến dịch gần khu
trồng cao su Michelin, Tây Bắc Sài Gòn, ngày 22 /8/1966. Một trung đội
của Sư đoàn bộ binh số 1 đã bố ráp ngôi làng, lùng sục những tay súng
bắn tỉa đã gây ra nhiều thương vong. Binh lính đã xua khoảng 40 cư dân
ra khỏi ngôi làng trước khi pháo kích phá huỷ hoàn toàn ngôi làng.
Một trực thăng CH-46 Sea Knight của thủy
quân lục chến Mỹ bốc cháy và lao xuống sau khi trúng hỏa lực mặt đất
của đôí phương trong một chiến dịch Hastings ở phía Nam của vĩ tuyến 17
vào ngày 15/7/1966. Chiếc trực thăng đã bị rơi và phát nổ trên một ngọn
đồi, làm một phi công và 12 lính thủy quân lục chiến thiệt mạng. Ba phi
công thoát chết bị bỏng nặng.
Một người lính VNCH phải bịt mặt để
tránh mùi tử khí khi vượt qua một con đường đầy xác lính Mỹ và Việt Nam
sau cuộc đụng độ với quân du kích ở đồn điền cao su Michelin, khoảng 45
dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn, ngày 27/11/1965. Hơn 100 thi thể đã được
thu hồi sau trận đánh.
Ánh nắng xuyên qua tán lá rừng rậm rạp
bao quanh Bình Giã, cách Sài Gòn 40 dặm về phía Đông, đầu tháng 1/1965.
Lúc này lính VNCH, có cố vấn Mỹ đi kèm, đang nghỉ ngơi sau một đêm căng
thẳng, ẩm ướt và lạnh lẽo với cuộc phục kích bất thành của quân Giải
phóng. Khoảng một giờ sau, khi khả năng đột kích ban đêm của đối phương
không còn, lính VNCH lại bắt đầu một ngày dài nóng nực săn đuổi du kích
Cộng sản trong rừng rậm.
Một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể
được khai quật tại Điện Bài, phía Đông của Huế vào tháng 04/1969. Cô lo
sợ rằng chồng, cha và em trai của cô – những người mất tích từ dịp tết
Mậu Thân - đã bị chết.
Một phụ nữ Nam Việt than khóc bên xác
chồng mình, được tìm thấy cùng với 47 người khác trong một nấm mồ tập
thể gần Huế, tháng 4/1969.
Một người lính VNCH cầm súng lục đã lên
đạn khi tra vấn hai du kích nghi là Việt cộng bị bắt trong một đầm lầy
đầy cỏ dại ở vùng đồng bằng phía Nam cuối tháng 8/1962. Người bị bắt bị
lục soát, trói chặt và thẩm vấn trước khi bị dẫn đi cùng với những người
tình nghi khác.
Đại úy Donald R. Brown đến từ Annapolis,
Maryland, cố vấn của tiểu đoàn 2, trung đoàn 46, nhảy xuống từ chiếc
trực thăng lao và đến vị trí ẩn nấp tại một triền ruộng trong cuộc tấn
công vào quân Giải phóng ở khu vực cách Sài Gòn 15 dặm về phía Tây, ngày
4 /4/1965. Đồng sự của Brown là đại úy Di, trưởng toán, chạy ở phía sau
với lính thông tin. 12 lính VNCH thiệt mạng trong trận đánh này.
Lính Mỹ đang lùng sục nơi ẩn náu của
quân Giải phóng tại một con mương lầy lội trong rừng rậm Trị An, cách
Sài Gòn khoảng 40 dặm về phía Đông Bắc, ngày 6/6/1965.
Những vỏ đạn pháo đã sử dụng chất đầy
căn cứ pháo binh tại Suối Đá, tại vùng giáp ranh phía Nam chiến khu C,
cách Sài Gòn khoảng 60 dặm về phía Tây Bắc, ngày 8/3/1967.
V.A (dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét