Khám Chí Hòa là một nhà tù tại số 1
đường Hòa Hưng Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, được người Pháp cho xây
dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến
trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao
ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G,
H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch. Cũng có ý kiến cho rằng kiến
trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh.
Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là ngôi
chùa có từ thời Lý, được xây ở làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng,
quận Đống Đa, Hà Nội. Điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc phong thủy của
chùa là nhà bát giác ở giữa sân chùa, với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với
những đầu đao cong vút, uốn lượn rất thanh thoát. Đỉnh nóc được đắp họa
tiết 4 con phượng đang múa uyển chuyển. Tầng mái bên trên đắp 8 con rồng
cuộn tượng trưng cho sự tồn tại của 8 triều vua nhà Lý. Ảnh: Phạm Ngọc
Quyết.
Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một
vòng xoay giao thông có đài phun nước, ở trung tâm TP HCM. Công trình
được xây dựng vào cuối thập niên 1960, đầu 1970 với một hồ phun nước
hình bát giác lớn, có 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung
tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim. Theo các giai
thoại, hồ Con Rùa là một công trình trấn yểm long mạch Sài Gòn của
chính quyền Sài Gòn trước 1975. Ảnh: Hoàng Trần Nghị.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi
tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ và Cố đô Huế. Tháp bảy tầng, hình bát
giác, cao 21m, xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ
tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng.
Đây là ngọn tháp được coi là tháp bát giác cổ cao nhất ở Việt Nam. Ảnh:
Flickr.
Trong công viên Phan Thiết có một công
trình kiến trúc độc đáo, đó là Tháp nước Phan Thiết - biểu tượng của
thành phố biển Phan Thiết. Tháp được khởi công xây dựng vào cuối năm
1928 và hoàn thành vào năm 1934, do Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995)
của Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang, thiết
kế. Tháp cao 32 m, hình trụ bát giác gồm phần lầu đài và phần chân. Ảnh:
Lê Duy Khang.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM,
ban đầu là Bảo tàng Blanchard de la Brosse được xây dựng trong trong một
khu vườn rộng lớn (sau này là Thảo Cầm Viên Sài Gòn) vào cuối thập niên
1920. Phần giữa công trình có một khối bát giác gợi nhớ quan niệm về
bát quái Kinh Dịch với 2 nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình
phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt
chồng lên nhau. Ảnh: Rongcoithit.
Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống
Nhất) được xây dựng lại từ năm 1962 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư
Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã
(Grand Prix de Rome). Bênh cạnh các khu nhà bề thế và vuông vức, ở góc
trái Dinh còn có một nhà bát giác nhỏ nhắn và thanh thoát với mái ngói
cong cổ kính, được xây làm nơi hóng mát, thư giãn. Ảnh: Ngọc Viên.
Nhà kèn ở Hà Nội được người Pháp xây
dựng vào đầu thế kỷ 20 tại vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái
Tổ) cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm để làm nơi diễn tập thổi kèn. Đây là công trình
có hình bát giác với vườn hoa bao quanh tạo ra khung cảnh thoáng đãng,
thanh bình. Ảnh: Poorest Hanoian.
Nhà kèn tại Hải Phòng là công trình
kiến trúc do người Pháp xây dựng cùng thời điểm xây dựng với Nhà kèn Hà
Nội để làm nơi binh lính tập chơi kèn vào chiều thứ bảy, sáng chủ nhật
hàng tuần. Cả nhà kèn ở Hà Nội và Hải Phòng đều được thiết kế để âm
thanh vang rất to dù không hề có tường bao. Bí quyết nằm ở thiết kế trần
nhà. Ảnh: Quang Dần.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng
từ năm 1070 ở phía Nam kinh thành Thăng Long, ngày nay là quần thể di
tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. Trong vườn cây
phía bên trái của khu di tích là một lầu bát giác có kiến trúc rất đẹp.
Ảnh: Đăng Định.
Theo KIẾN THỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét