Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Nơi sinh của Phật Thích Ca

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Lumbini, nơi sinh của Phật Thích Ca của Nepal là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.


Lumbini, nơi sinh của Phật Thích Ca tại Nepal
Lumbini là vùng đất nổi tiếng, là một trong những nơi hành hương linh thiêng của đạo Phật. Lumbini thuộc quận Rupandehi nằm cách biên giới Sonauli của Ấn Độ khoảng 36 km. Vùng đất này được cho là nơi mà hoàng hậu Mayadevi đã sinh ra Siddhartha Gautam, người mà sau này đã trở thành Phật Thích Ca và khai sinh ra Phật Giáo. Đức phật Thích ca sống trong khoảng thời gian từ năm 563 đến năm 483 Trước Công Nguyên.

Lumbini là một trong 4 địa điểm hành hương nổi tiếng trên thế giới, cũng là nơi quan trọng gắn liền với đời sống của Đức Phật. Ba địa điểm còn lại là Kushinagar ( nơi Đức Phật nhập Niết Bàn); Bodh Gây hay còn được biết đến với tên Bồ Đề Đạo Tràng ( nơi Đức Phật thiền định 49 ngày dưới gốc cây bồ đề và giác ngộ ra giáo lý của Phật giáo); nơi cuối cùng là Sarnath ( nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp).



Đức Phật Thích Ca giảng đạo pháp cho các tín đồ Phật giáo
Lumbini nằm dưới chân dãy núi Himalaya, cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa 25km về phía đông. Kinh thành này là nơi Đức Phật đã sông đến năm ngài 29 tuổi. Lumbini có một số ngôi chùa, đền thờ trong đó có đền thờ Hoàng hậu Mada. Ngoài ra tai đây còn có hồ Puskarini và hồ Holy, nơi mà hoàng hậu Mada đã làm lễ nhúng nước trước khi Đức Phật ra đời. Tương truyền khi được sinh ra Đức Phật đã đứng vững thăng bằng trên hai chân, mặt hướng về phía Bắc đi bảy bước, mỗi bước đi của Đức Phật đều được đỡ bởi một tòa sen phía dưới. Ngài nhìn khắp cả bốn phương, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và nói rằng: “Ta là đấng chí tôn cao quý nhất trên đời! Đây là lần hóa kiếp cuối cùng, sẽ không còn tái sinh trên cõi đời này nữa..”



Một số công trình kiến trúc tại Lumbini

Ngoài ra, Lumbini còn lưu giữ được một phần của cung điện Ca Tỳ La Vệ xưa. Vào thời kỳ Đức Phật còn sống, Lumbini là một khu vườn xinh đẹp đầy màu xanh nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha. Hoàng hậu Mada đã hạ sinh Đức Phật tại đây khi đang trên đường trở về nhà cha mẹ để để sinh con đầu lòng theo tục lệ truyền thống của Ấn Độ thời kỳ đó.

Năm 249 trước Công nguyên, vua A dục vương (Ashoka) đến thăm Lumbini, lúc đó nơi này vẫn chỉ là một ngôi làng. Vua A Dục vương đã cho xây dựng bốn ngôi tháp và một cột trụ bằng đá. Cây cột trụ bằng đá được khắc một dòng chữ dài với nội dung: “Ta là vua A Dục, là niềm tin của chư thiên, trong 20 năm ta trị vì, ta đã thực hiện một chuyến thăm cấp hoàng gia đến nơi Đức Phật được sinh ra....Ta quyết định sẽ giảm một phần tám tiền thế cho Lumbini”.




Những phần di tích còn lại tại Lumbini cho đến nay..
Sau đó Lumbini bị bỏ quên trong nhiều thế kỷ, mãi đến năm 1895 một nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức là Feuher đã phát hiện các trụ cột lớn tại đây trong một chuyến đi thám hiểm. Ngay sau đó ông đã tiến hành khai quật khu vực xung quanh khu vực các trụ cột và đã tìm ra nền đá sa thạch của một ngôi đền cổ và những phiến đá sa thạch có khắc hình Đức Phật.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng ngôi đền của hoàng hậu Mada đã được xây dựng trên nền một ngôi đền lớn hơn nhiều đã có từ xa xưa. Về phía nam của ngôi đền này có một hồ nổi tiếng linh thiêng là Puskami. Người ta tin rằng hoang hậu Mada đã tắm ở hồ này trước khi hạ sinh Đức Phật. Vào năm 1996, các nhà khảo cổ học đã tìm ra hòn đá mà vua A Dục Vương đã dùng để đánh dấu vào vị trí sinh của Đức Phật cách đây hơn 2.600 năm.

Những thế kỷ về sau, càng ngày Lumbini càng trở nên nổi tiếng và trở thành niềm ao ước và là điểm đến mà những tín đô Phật Giáo khắp nơi trên thế giới lựa chọn để hành hương về. Năm 337 – 664, hai vị danh tăng là Pháp Hiển ( 337-422) và Huyền Trang (602-664) đã ghi lại những thông tin về Lumbini trong các tác phẩm của mình, nhờ vậy mà vùng đất ngày được lưu truyền rộng khắp. Sau gần thế kỷ cho đến năm 1896 nhà khảo cổ học người Nepal đã phát hiện ra trụ đá mà xưa kia vua A Dục Vươn đã khắc chữ lên đó.

Cho đến năm 1997, sau khi được Unesco công nhận, Lumbini được quan tâm hơn với nhiều cuộc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo. Hiện nay tại Lumbini chỉ được phép xây dựng đền, chùa, tu viện chứ không được xây nhà hàng, khách sạn. Chính phủ đã chia Lumbini thành hai khu chính, khu phía Tây và phía Đông. Phía Tây là tu viện của Phật giáo Bắc Tông, phía Đông là tu viện Phật giáo Nam Tông và có nhiều kế hoạch bảo tồn rất nghiêm ngặt toàn bộ vùng đất này.

Theo Cinet
 Thăm ngôi đền "diêm dúa" với trăm nghìn bức tượng

Ngôi đền Meenakshi Amman này được trang trí bởi vô số bức tượng đá nghệ thuật...

Thành phố Madurai ở Đông Nam bang Tamil Nadu của Ấn Độ là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Madurai nổi tiếng với các ngôi đền, nổi bật nhất là đền Meenakshi Amman - được trang trí bởi vô số các bức tượng tỉ mỉ và ấn tượng.

Khác với những ngôi đền Hindu lớn thường thấy, đền Meenakshi Amman thờ một vị nữ thần chứ không phải một nam thần. Ngôi đền này được xây dựng để thờ cúng thần Parvati - vợ của thần Shiva - vị thần tối cao trong Hindu giáo.

Cái tên Meenakashi được ghép giữa 2 từ “mina” có nghĩa là "cá" và “aksi” có nghĩa là "đôi mắt".

Theo truyền thuyết, nữ thần Parvati đầu thai xuống trần thế làm con gái của vua Malayadwaja Pandya. Khi được sinh ra, Parvati có 3 ngực.

Tuy nhiên, nhà vua được báo mộng rằng, sự dị thường của Parvati sẽ biến mất khi cô gặp được người đàn ông yêu thương thật lòng. Nhà vua đã cẩn thận dạy dỗ Parvati 46 lĩnh vực khoa học Ấn Độ giáo cũng như cả nghệ thuật, chiến tranh.
Chính nhờ vào sự dạy bảo tận tình này mà công chúa đã không quá khó khăn khi bước vào cuộc thử thách trước khi đăng quang. Khi sắp hoàn thành cuộc chinh phục, Parvati gặp Shiva.

Ngay từ lúc cô bắt gặp vị nam thần ấy, Parvati nhận thức được rằng, Shiva chính là chồng mình. Cùng lúc đó, ngực thứ 3 của Parvati biến mất. Parvati đăng quang và kết hôn với Shiva sau đó.

Đám cưới linh đình được tổ chức, hai người đã cai trị thành phố trong rất nhiều năm. Sau cùng, họ trở về với hình dáng thần thánh của mình và cai trị trong những ngôi đền Hindu giáo. Vào tháng 4 và đầu tháng 5 hàng năm, hơn một triệu tín đồ Hindu giáo tập trung tại đây để kỉ niệm hôn nhân của 2 vị thần này.


Khu đền khổng lồ này được bảo vệ với 12 ngọn tháp. Trong đó, ngọn tháp cao nhất nằm ở phía Nam được xây dựng vào năm 1559 với chiều cao 51,8m. Ngọn tháp cổ nhất nằm ở phía Tây được xây dựng vào năm 1216.

Mỗi ngọn tháp nhiều tầng rực rỡ này đều được bao phủ bởi hàng vạn các bức tượng đá. Chúng đại diện cho những con thú, quỷ dữ và các vị thần đạo Hindu. Bên trong tòa tháp là những tác phẩm điêu khắc đá quý.

Những dãy hành lang dài, các cột trụ, trần nhà đều được chạm trổ tượng đá tinh xảo... Tất cả là minh chứng cho sự tinh tế về nghệ thuật điêu khắc của Ấn Độ.
Ngôi đền này có tuổi thọ gần 600 tuổi và là biểu tượng quan trọng của người dân Tamil. Mặc dù ngôi đền đã được nhắc đến trong văn học Tamil vào thế kỉ thứ XII nhưng nhiều người cho rằng, công trình tôn giáo phức tạp này đã xuất hiện ít nhất từ hàng trăm năm trước đó.

Tuy nhiên công trình ban đầu hầu như đã bị xóa sổ khi người Hồi giáo - Malik Kafur xâm lược vào năm 1310. Phải đến thế kỉ XVI, nhà vua Viswanatha Naya mới cho xây dựng lại ngôi đền với cấu trúc khổng lồ mà ta thấy ngày nay.
Những ngọn tháp bảo vệ ngôi đền mang đến vẻ đẹp cổ kính pha nét hiện đại. Nhưng cũng chính vì độ khổng lồ của mình mà công việc sửa chữa và bảo vệ tháp có thể kéo dài cả năm.

Là một trong những ngôi đền Hindu giáo nổi tiếng, nơi đây đón tiếp hàng triệu du khách cũng như tín đồ Hindu giáo mỗi năm. Dù không phải là một người theo đạo Hindu, chiêm ngưỡng những ngọn tháp khổng lồ phủ hàng vạn tượng đá tuyệt đẹp sẽ là một điều khó có thể bỏ qua với nhiều du khách khi đến với Ấn Độ.
 Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét