Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Trần Lệ Xuân tạo dáng bên Dinh Độc Lập đổ nát 1962


Ngày 27/2/1962, một biến cố động trời đã xảy ra tại Sài Gòn khi hai viên phi công nổi loạn lái máy bay bỏ bom xuống Dinh Độc Lập…

Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1 Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc Lập ném bom và phóng rocket xối xả, khiến cơ quan đầu não của Sài Gòn trở thành đống gạch vụn. Ngô Đình Diệm thoát chết khi quả bom xuyên vào căn phòng ông ta đang ngồi nhưng không nổ. Trần Lệ Xuân kém may mắn hơn khi bị gãy tay trong lúc trú ẩn. Ít lâu sau đó, “bà Nhu” đã xuất hiện đầy tự tin trước ống kính phóng viên Life bên đống đổ nát của Dinh Độc Lập.

Theo công bố của giới chức, hai phi công thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đều đang phục vụ trong không quân Sài Gòn.

Nguyễn Văn Cử, người đứng đầu vụ tấn công là con trai thứ hai của Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng - đảng đối lập với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Lực từng bị Diệm bỏ tù một thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối chính phủ. Họ đã lên kế hoạch cho Cử và Quốc thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập.

Mục đích của cuộc tấn công là ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và các nhân vật chủ chốt của chế độ, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy vậy, không có bất cứ một nhân vật quan trọng nào của chế độ Sài Gòn bị thiệt mạng trong cuộc không kích. Ba người chết trong vụ tấn công này là người phục vụ và lính gác. 30 người khác bị thương.

Sau vụ tấn công, Nguyễn Văn Cử đã bay sang Campuchia tị nạn trong khi Phạm Phú Quốc bị bắt do máy bay bị bắn trúng và phải hạ cánh ở Nhà Bè. Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát ngày 2/11/1963, Cử đã trở về Việt Nam, Quốc được thả tự do. Hai người này tiếp tục phục vụ trong không quân Sài Gòn.

Dinh Độc Lập vốn được xây từ năm 1868 theo kiến trúc Pháp đã hư hỏng hoàn toàn và không thể hồi phục do cuộc oanh tạc. Ngô Đình Diệm đã cho san bằng công trình này để xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh Độc Lập mới ngày khánh thành ngày 31/10/1966, sau năm 1975 được chuyển đổi thành Hội trường Thống Nhất.
Theo LIFE

Miền Nam Việt Nam năm 1964 qua ống kính Chris Newlon Green


Người đẹp Vũng Tàu, nhà nghỉ của bà Trần Lệ Xuận ở Bến Trẻ, hai bé con mặc "quân phục" nhà tỉnh trưởng... là những bức ảnh do cựu binh Mỹ Chris Newlon Green chụp ở miền Nam Việt Nam năm1964.
Hình ảnh do ông Chris Newlon Green đăng tải trên trang Flickr cá nhân của mình.

Ngã 6 Phù Đổng ở Sài Gòn. 
Giao lộ Nguyễn Hoàng - Đồng Khánh (nay là Trần Phú - Trần Hưng Đạo) nhìn từ ban công khách sạn.
Quang cảnh Sài Gòn nhìn từ nóc khách sạn.
Ngã tư Đề Thám - Trần Hưng Đạo.
Ngã 6 Phù Đổng vào buổi đêm.
Hai thiếu nữ Mỹ Tho.
Hai bé gái mặc "quân phục" của ông tỉnh trưởng.
Trẻ em nông thôn miền Nam.
Trẻ em nông thôn miền Nam.
Nhà nghỉ của bà Trần Lệ Xuân ở Bến Tre.
Một dinh thự ở Bến Tre.
Vũng Tàu nhìn từ máy bay.
Cô gái ở Long Hải, Vũng Tàu.
Xe buýt liên tỉnh.
Phà chở khách từ Mỹ Tho đến Bến Tre.
Biên Hòa nhìn từ máy bay.
Đồn điền cao su ở Biên Hòa.
Đồn điền cao su ở Biên Hòa.
Vườn hoa ở trung tâm thị xã Bến Tre.
Cầu đường sắt Đạo Ngạn bắc qua rạch Đạo Ngạn của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho.
Chủng viện Mỹ Tho.
Cảnh phía sau chủng viện Mỹ Tho.
Chợ Vĩnh Kim ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Một chuyến đò ngang.
Một chiếc thuyền trên sông ở Mỹ Tho.
Một chiếc thuyền trên sông ở Mỹ Tho.
Theo KIẾN THỨC

Nguyễn Thị Tròn trên tạp chí LIFE 1968


Loạt ảnh về cuộc sống của cô bé Việt Nam bị cụt chân vì bom đạn Mỹ do tạp chí Life đăng tải năm 1968 đã ám ảnh nhiều người Mỹ.

Khi đang vô tình lọt vào khu vực mà người Mỹ quy định là vùng “bắn phá tự do” (free-fire-zone), cô bé 12 tuổi Nguyễn Thị Tròn đã bị đạn súng máy từ trực thăng Mỹ bắn cụt chân phải. Phóng viên ảnh nổi tiếng Larry Burrows đã gặp Tròn và thực hiện một loạt ảnh về cuộc sống của em. Trong bức ảnh này, Tròn đang chờ được lắp chân giả.
Vào thời điểm đó, Tròn và bố mẹ đang tản cư tại làng An Diên, gần căn cứ Lai Khê (nay thuộc địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương).Trước đó, ngôi làng cũ gần Sài Gòn nơi Tròn và gia đình sinh sống đã bị lính Mỹ xóa sổ do nằm trong vùng kiểm soát của quân Giải phóng.
Vào ngày định mệnh, Tròn vào rừng với ý định hái rau rừng để đem ra chợ bán. Em còn hứa với hai đứa em trai và em gái rằng sẽ cho tiền mua quà sau khi bán được rau. Cô bé không biết rằng bi kịch đau đớn sắp xảy đến với mình.
Tròn đã đi vào khu rừng gần làng theo chiếc xe bò của một ông già nhặt củi cùng người bạn. Họ biết rằng đó là một khu vực nguy hiểm, nhưng không thể hiểu đó là khu “Free-fire-zone”, nơi người Mỹ cho rằng tất cả các vật thể chuyển động đều là Việt Cộng, và họ có quyền khai hỏa để tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức.
Mọi việc diễn biến rất nhanh. Trực thăng Mỹ xuất hiện và bắn xối xả. Ông lão trúng đạn chết ngay bên chiếc xe bò. Cô bạn tên Hải bị thương ở bụng, còn Tròn bị đạn găm vào chân. Em không có cảm giác đau mà chỉ cảm thấy bị tê liệt, và cố gắng lết ra khỏi khu rừng.
Lính Mỹ nhanh chóng đổ bộ xuống hiện trường và phát hiện ra rằng nạn nhân của họ không phải Việt Cộng mà là một ông già và hai bé gái. Họ đưa Tròn lên máy bay trực thăng và chở về bệnh viện ở Củ Chi. Ảnh: Tròn nhận chiếc chân giả của mình.
Tròn tỏ ra không sợ lính Mỹ. Trong tâm trí em lúc đó chỉ có hai nỗi lo, thứ nhất là không có tiền để trả cho “vé” đi máy bay, thứ hai là không thể đi về nhà với chiếc chân như vậy. Ảnh: Tròn và con búp bê được người Mỹ tặng khi ở trong bệnh viện.
Một ngày sau, mẹ Tròn đến gặp em trong bệnh viện. Họ được sĩ quan Mỹ đưa khoản tiền tương đương 35 USD để bồi thường cho “tai nạn” xảy ra trong rừng. Gần 1/3 của số tiền này ngay sau đó được dùng để trả cho việc truyền máu của bệnh viện. Ảnh: Tròn và mẹ tại trung tâm phục hồi chức năng.
Cuộc đời của Nguyễn Thị Tròn từ đó bước sang một trang mới…
Tiếng động cơ máy bay trực thăng trở thành một nỗi ám ảnh đối với Tròn.
Em bắt đầu tập cách đi lại mà không cần nạng và sự trợ giúp của người khác bằng chiếc chân giả do Hội Chữ Thập Đỏ trợ giúp.
Em cũng được tạo điều kiện để đi học lớp 2 tại một ngôi trường ở Bến Cát.
Tròn mong muốn khi lớn lên sẽ làm một thợ may và lấy được một người chồng tốt.
Tròn được bố giúp làm bài tập ở nhà.
Dù phải chịu đựng thương tật vĩnh viễn, nhưng hiếm khi Tròn tỏ ra buồn bã hay bi quan. Em thậm chí còn tập đi xe đạp...
Xung quanh Tròn luôn có những người bạn.
Và tất cả đều cố gắng làm em cười.