Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Trẻ em miền Nam 1967 dưới ống kính Henk Hilterman

hững hình ảnh dưới đây do tay máy người Mỹ Henk Hilterman thực hiện năm 1967 ở Sài Gòn và một số địa phương khác của miền Nam Việt Nam, được giới thiệu trên trang Flickr của thành viên Manhhai.

Trẻ em trong một khu chợ ở Sài Gòn.
Nữ sinh trong một ngôi trường xếp hàng vào lớp.
Ngày nay bé gái này là một quý bà U60!
Nữ sinh với áo dài và nón truyền thống.
Vẻ hồn nhiên của các nam sinh.
Học sinh chơi đánh đáo.
Những đứa trẻ vây quanh một gánh hàng quà vặt trên đường Phạm Ngũ Lạo, gần ga tàu hỏa.
Ông bố và những đứa con bên tàu Bệnh viện Helgoland của Đức, được Mỹ thuê trong thời gian chiến tranh leo thang tại Việt Nam.
Trẻ em tắm giặt ngay trên vỉa hè.
Trẻ em tắm giặt ngay trên vỉa hè.
Bơi lội và đùa giỡn trên sông.
Những đứa trẻ trên thuyền.
Trẻ em nghèo chờ đợi để nhận sữa tại chương trình phát sữa cho trẻ em nghèo do Hội Hồng Thập Tự tiến hành
Trẻ em nghèo chờ đợi để nhận sữa tại chương trình phát sữa cho trẻ em nghèo do Hội Hồng Thập Tự tiến hành
Trẻ em nghèo chờ đợi để nhận sữa tại chương trình phát sữa cho trẻ em nghèo do Hội Hồng Thập Tự tiến hành
Trẻ em nghèo chờ đợi để nhận sữa tại chương trình phát sữa cho trẻ em nghèo do Hội Hồng Thập Tự tiến hành
Lớp học dành cho trẻ em do Sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH tổ chức
Những đứa trẻ trong một trại trẻ do quân đội Mỹ quản lý.
Cảnh lấy nước tại xe bồn của Mỹ.
Hai cậu bé đứng trước một bức tường làm từ vỏ bình đựng xăng dầu.
Những đứa trẻ thích thú khi được chụp ảnh.
Trẻ em nghèo miền Nam Việt Nam.
Trẻ em nghèo miền Nam Việt Nam.
Trẻ em nghèo miền Nam Việt Nam.
Những đứa trẻ chơi ô ăn quan.
Những đứa trẻ chơi ô ăn quan.
Cậu bé múc nước bằng xô thiếc.
Những đứa trẻ chờ được ăn.
Bên trong một ngôi nhà ở ngoại ô.
Người phụ nữ nghèo và những đứa trẻ bên túp lều của mình.
Trẻ em lao động tại một công trường xây dựng.
Tại một đơn vị hậu cần của lính Mỹ, nơi trẻ em phụ giúp việc giặt quần áo.
Những đứa trẻ bên trong một trại tản cư.
Trẻ em và lính Mỹ tại một hiệu sửa xe.
Một xóm chài bên bờ biển.
Đến gần lính Mỹ xin kẹo.
Những đứa trẻ bị tàn tật do hậu quả chiến tranh.
Trẻ em bị dịch bệnh được chăm sóc tại một bệnh viện.
Trong một phòng bệnh nhân.
Các nữ tu người Mỹ đảm nhiệm công việc của y tá.

Ảnh hiếm về nhà máy thuốc phiện 'khủng' ở Sài Gòn xưa


Những hình ảnh này xuất hiện trong ấn phẩm "Chú ý về thuốc phiện", xuất bản năm 1906 nhân một triển lãm về các thuộc địa ở Marseilles, Pháp.

Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng ở trung tâm Sài Gòn. Vị trí nhà máy ngày nay thuộc khu phố 4 phường Bến Nghé, Q1, TP HCM.
Cổng chính dẫn vào nhà máy. Toàn bộ nhà máy sản xuất thuốc phiện này chiếm diện tích khoảng 1ha trên một khu đất hình chữ nhật, được bao quanh bởi 4 đường phố.
Công nhân bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng, chia làm 2 ca sáng và chiều. Mỗi ngày nhà máy tiêu thụ khoảng 350kg nguyên liệu, gồm thuốc phiện sống, vỏ cây khô và các hóa chất khác nhau.
Các công trình trong khuôn viên nhà máy gồm có công xưởng, văn phòng quản lý, nhà kho, bốt bảo vệ, phòng đóng gói, phòng động cơ hơi nước, phòng thí nghiệm hóa học… Những tòa nhà chính vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Công nhân tan ca ra về tại cổng sau của nhà máy.
Công xưởng chính, nơi diễn ra các công đoạn quan trọng nhất của việc chế biến thuốc phiện.
Thuốc phiện vừa đưa ra từ nồi nấu được quấy đều và làm lạnh từ từ.
Thuốc phiện thành phẩm được đóng thành những bánh tròn trước khi đem đi đóng gói.
Phòng cân và đóng gói, nơi thuốc phiện được đóng trong những hộp nhỏ bằng đồng, có khối lượng là 5, 10, 15, 20, 40 hoặc 100gram. Việc sử dụng thuốc phiện rất phố biến trong dân cư thời kỳ Pháp thuộc. Người Hoa và người Việt có của thường hút thuốc phiện ở nhà, trong khi giới bình dân hút tại các “động” nha phiến, có rất nhiều ở Sài Gòn và Chợ Lớn.
---------------------------------------------------------------
Một số hình ảnh về các công trình của nhà máy ở TP HCM ngày nay:
T.B