Ngôi Cổ Tự được thành lập vào năm Ất Dậu (945), do Hòa thượng Thích Chí Hòa (tục danh Nguyễn Văn Tịnh) khai sơn. Ban đầu trên bước đường vân du hành đạo hóa tha, Ngài dừng chân nơi đây và dựng một Thảo Am tranh đơn sơ trên mảnh đất có Lò Gạch bỏ hoang với tên gọi là Tịnh xá Chí Hòa, nhưng dân địa phương vẫn quen thường gọi Chùa Lò Gạch.
Năm Mậu Tý (1948), Ngài cho mở rộng diện tích, xây cất thêm nhiều Tịnh thất bằng cây lá khác để tiếp Tăng độ chúng. Chúng đệ tử xuất gia thì Ngài đặt pháp danh chữ Chí Hảo từ 1 đến 13.
Năm Kỷ Sửu (1949) Ngài cùng một số đệ tử sang Campuchia hóa duyên, hoằng pháp và năm sau trở về quê hương tham gia phong trào Phật giáo Cứu quốc, kháng chiến chống thực dân Pháp. Một trong những đệ tử tham gia kháng chiến thời đó là Sư cô Chí Hảo 8 (thế danh Đường Minh Hoà) trở về chùa cũ, xây dựng một căn nhà gần đó.
Năm Giáp Ngọ (1954) Ngài viên tịch tại Bà Rịa Vũng Tàu. Kế thế Trụ trì, tiếp nối sự nghiệp truyền lưu Phật pháp là Hoà là Hoà thượng Thích Quảng Tấn. (Không ai rõ thế danh, năm sinh cũng như hành trạng của ngài) chỉ biết rằng sau khi ngài Quảng Tấn viên tịch thì vị kế tiếp Quản Tự lo thắp hương, trông nôm ngôi Tam Bảo này là Phật tử Diệu Trí, thế danh Dương Thị Thoàn, bà bí mật hoạt động Cách mạng với bí danh Trần Thị Thanh.
Thế cuộc thăng trầm, chiến tranh loạn lạc, ngôi chùa cổ kính rêu phong chịu đựng với phong sương tuế nguyệt, sức chịu đựng với năm tháng dài rồi cũng phải theo quy luật mà đổi thay.
Vào tháng 9 năm Quý Dậu (1993), Thầy Huệ Tâm cùng đồng bào Phật tử và được sự đồng thuận chính quyền sở tại, cũng như sự tùy hỷ của chư tôn Thiền đức địa phương, giúp đỡ để khởi công đại trùng tu, đến năm Kỷ Sửu (2009) ngôi Phạm Vũ lại được hoàn thiện khang trang như hiện nay.
Thầy Huệ Tâm hiện đang Trụ trì chùa Phật Đà (Chùa Lò Gạch), Trụ trì Phù Dung Cổ Tự, đương kim Chánh Đại diện Phật giáo Thị xã Hà Tiên.
Thầy Huệ Tâm tục danh Nguyễn Phước Thành, sinh năm 1972 tại thị xã Vĩnh Long. Xuất thân trong một gia đình trung lưu, sùng kính Phật pháp, tin Tam Bảo. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Thầy xuất gia tại Tổ đình Phước Hưng Cổ Tự, Thị xã Sa Đéc. Bổn sư là Hòa thượng Thích Thiện Huệ - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Đồng Tháp.
Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, Thầy tham học các nơi như : Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thiền viện Thường Chiếu, Đồng Nai, Phật Quang Sơn, Đài Loan, và y chỉ với Hòa Thượng Thích Nhật Quang – Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm.
Vào đầu thập niên 90, Thầy Huệ Tâm về đất Hà Tiên chọn Chùa Lò gạch dựng Đạo tràng Trúc Lâm và đổi danh hiệu Chùa Phật Đà.
Thầy Huệ Tâm về vùng đất này như để phục nghiệp chốn Tổ, tiếp nối truyền thống phổ hệ truyền thừa dòng Lâm Tế Chánh Tông. Bởi vào thập niên 50 Ngài Thiền sư Thích Vĩnh Đạt đã từng làm Trụ trì Tam Bảo Cổ Tự, Hà Tiên và lãnh đạo Phật giáo vùng này. Sau khi Thiền sư Thích Vĩnh Đạt (1911-1987) về Trụ trì Tổ đình Phước Hưng Cổ Tự, Thị xã Sa Đéc năm 1962, thì Giáo hội Tăng già Nam Việt bổ nhiệm nhị vị Thiền sư Thích Thanh Từ (1924), Thích Huyền Vi (1926-2005)Trụ trì Tam Bảo Cổ Tự.
Nếu tính ngược dòng thời gian, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thì vùng đất Rạch Giá, Hà Tiên chịu sự ảnh hưởng giáo hóa của chư vị Thiền Tổ sư như các ngài : Tổ sư Minh Thông hiệu Hải Huệ, thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 38, Tổ sư Như Khả hiệu Chân Truyền thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 39, kế đến là Thiền Sư Chí Thiền thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40, Trụ trì Sắc Tứ Tam Bảo, Rạch Giá. . .
Là con cháu phải duy trì và phát triển truyền thống đạo mạch, trùng quang Tổ ấn, thắp sáng ngọn đèn Từ bi Trí tuệ của Phật Tổ.
Thầy Huệ Tâm chẳng những tô điểm và làm phong phú thêm nét đẹp trong quần thể kiến trúc chùa Phật Đà, Phù Dung Cổ Tự mà còn có thể góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tâm linh, phục dựng lại những giá trị lịch sử, truyền thống yêu nước, Tốt Đời Đẹp Đạo cho đất Hà Tiên, nơi thu hút du lịch nổi tiếng vùng biên cương Tây Nam Tổ quốc.
Kính mời quý bạn đọc cùng vòng quanh tham quan Chùa Lò Gạch, cùng chia sẻ với Thầy Huệ Tâm với lối kiến trúc mỹ thuật đậm nét Thiền vị :
Nằm ở trung tâm Bãi Dứa, Niết Bàn Tịnh xá được Hòa thượng Thích Thiện Huê tổ chức xây dựng từ năm 1969 đến năm 1974 mới hoàn thành trên triền núi Nhỏ, trước kia có tên là núi Tao Phùng, hướng mặt ra biển. Đây là một công trình đồ sộ gồm nhiều cấp, nhiều dãy nhà trên diện tích gần 10.000m².
Điểm nhấn kiến trúc khác là một cột cờ cao 21m, được làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam ở sân trước chùa. Lối lên rộng rãi, dọc theo triền dốc. Cổng chính nổi bật với bốn chữ Hán: Niết Bàn Tịnh Xá. Hai trụ cổng được khắc đôi câu đối đầy ý nghĩa:
Niết Bàn thị hiện, độ chúng niệm phật tâm thôn, chân giải thoát.
Tịnh xá quang minh, vô lậu giác ngộ chánh pháp, hiển như lai.
Phía trong là hai pho tượng ông Thiện và ông Ác cao lớn đứng trông cửa. Bên phải cổng có một bức phù điêu, rộng 2m, cao 4m chạm hình long mã, đầu rồng, chân ngựa bước trên sóng nước, phía trên hạc bay múa trong mây.
Phù điêu thực hiện bằng kỹ thuật ốp mảnh sứ men trắng vẽ lam, một kỹ thuật khá thịnh hành ở các chùa miếu, lăng tẩm Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sắc hoa văn mảnh sứ tạo nên sự rực rỡ, trang nhã và sống động cho bức phù điêu. Đối diện với bức phù điêu và phía trước chính điện là trụ phướn thanh thoát, cao vút 21m, gồm 42 não. Trụ phướn được đúc bê tông, dưới to, trên nhỏ dần, xung quanh ốp gạch men màu vàng đỏ, trên có ba nhánh búp sen toả đều ra ba hướng là một nét độc đáo của Niết Bàn Tịnh Xá.
Bức tượng Phật nhập Niết Bàn càng trở nên sinh động, cuốn hút vì được đặt trong không gian có nhiều công trình Phật giáo mang tính nghệ thuật cao: Phía trên đầu và sau lưng Đức Phật Nhập Niết Bàn là quang cảnh thiên nhiên xanh tươi nổi bật với hai cây Long Thọ đắp nổi nhiều lớp. Những con công, con hạc dang rộng cánh ẩn hiện trong mây, những con sư tử, con hổ, con khỉ phủ phục chầu Đức Phật viên tịch nhập Niết Bàn… Tất cả đều được đắp nổi, chạm khắc công phu với màu sắc hài hoà, thanh khiết tạo nên khung cảnh vừa trang nghiêm vừa sâu lắng chốn cửa Thiền…
Trên bức tường bên phải chính điện treo một bức tranh sơn mài lớn thể hiện cảnh Phật ngồi thiền. Bên cạnh là một bức tranh khác thể hiện vườn Lộc dã, nơi Phật Thích Ca thuyết pháp lần đầu tiên…
Phía sau chính điện là “Trai đường” của Chư Tăng. Trong phòng có treo 34 bức ảnh diễn tả lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra đến khi các đệ tử chia nhau Xá lợi. Trong phòng còn bài trí nhiều tranh tượng khác như tranh Di Lặc Lục Trần…
Dựa vào thế núi, Niết Bàn Tịnh Xá toạ lạc trên nhiều độ cao khác nhau. Phía trên và sau chính điện thờ Phật Tổ. Điện thờ Phật Tổ bài trí ba bức tượng Phật Thích Ca ngồi thiền rất lớn, theo thế đối xứng. Tầng trên là một mặt bằng rộng, thoáng đạt, gió mát, du khách có thể dõi tầm mắt ra xa phía biển khơi, hoặc dễ dàng quan sát ngắm cảnh bờ biển Bãi Dứa. Khoảng sân thực sự là nơi vãn cảnh của du khách. Ở đây người ta bài trí rất nhiều bon sai, hoa cảnh. Thấp thoáng phía sau những chậu cảnh mỹ thuật là thuyền Bát Nhã, một con rồng lớn cách điệu dày công trang trí và rất đẹp. Xung quanh thuyền được ốp mảnh sứ men lam, men màu.
Nổi bật trên mặt bằng trang trí nhiều hoa cảnh của sân thuyền Bát Nhã là gác chuông lớn nối liền với dãy nhà tĩnh nghỉ của các tu sĩ. Gác chuông được xây theo hình vuông, 4 mái uốn cong, trong tháp có một cái chuông lớn gọi là Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung cao 2,8m, chu vi 3,8m, nặng tới 3500kg. Đại Hồng Chung không những là chiếc chuông lớn nhất và nặng nhất mà còn có âm vang hay nhất trong các chuông chùa hiện có ở Vũng Tàu.
Từ gác chuông, toàn cảnh Niết Bàn hiện ra trước mặt du khách. Đó là một công trình kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và biển trời, cây xanh và tiếng chuông ngân tha thiết.
Hằng năm, vào dịp các lễ tết, chủ nhật hay ngày rằm, ngày đầu tháng, có hàng vạn lượt khách đến Niết Bàn Tịnh Xá chiêm bái, vãn cảnh. Với một phong cách kiến trúc đặc biệt toạ lạc ở một vị trí tươi đẹp của Bãi Dứa, Niết Bàn Tịnh Xá là một thắng cảnh nổi tiếng của Vũng Tàu được rất nhiều người ở mọi miền đất nước mến mộ và ước mong được một lần vãn cảnh, chiêm bái.
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét