Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Bàn luận âm nhạc ?


16-bit và 24-bit. Nghe hay là sưu tầm?

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù thú chơi đĩa vinyl vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển trong một bộ phận nhỏ của giới audiophile, nhưng nếu xét trên toàn cục, nhạc số vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết những người yêu nhạc. Nhạc số xuất hiện ở cấp độ người tiêu dùng phổ thông lần đầu tiên vào những năm 1980 nhờ sự ra đời của các hệ thống chơi đĩa compact và yêu cầu được thưởng thức một thứ “âm thanh hoàn hảo” của người dùng.

Trong giai đoạn đầu, âm thanh nhạc số thường bị chê là khô và cứng. tuy nhiên, với những tiến bộ về mặt công nghệ, trong những năm gần đây, các audiophile đã có thể thưởng thức các bản nhạc số với âm thanh mềm và mịn không kém gì chất âm do đĩa vinyl tái tạo.

Trong một quãng thời gian dài, nhạc số thường được ghi lại trên đĩa compact ở 16-bit và 44.1 kHz. Tuy nhiên, Audiophile là một trong những chủng tộc tham lam nhất quả đất, do đó các định dạng nhạc số với độ phân giải lên tới 24-bit và 192 kHz nhanh chóng xuất hiện.

Tham lam và mù quáng là một đôi bạn chí thân.

Liệu các định dạng nhạc số có độ phân giải cao có mang đến khả năng tái tạo âm thanh tốt hơn cho chúng ta hay không?

Câu trả lời ngắn gọn là chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.


Để vén bức màn bí mật, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu âm thanh kỹ thuật số ở cấp độ tế bào - tức là bit dữ liêu. Một số người gọi đó là bit rate (tốc độ bit), nhưng chính xác hơn thì bạn nên gọi đó là bit depth (độ sâu bit). Bit đơn giản chỉ là những mã nhị phân (số 0 và số 1) dùng để tạo ra dữ liệu - hay những file nhạc mà chúng ta tải về trên HDvietnam. Bit depth sẽ cho biết số lượng các bit được sử dụng để lưu trữ tín hiệu âm thanh.

Quá trình lưu trữ nhạc ở định dạng kỹ thuật số liên quan đến việc cắt các tín hiệu âm thanh và lưu trữ chúng thành từng lát (slice) dưới dạng mã nhị phân. Khi tín hiệu âm thanh được cắt thành từng lát X-bit thì độ phân giải của tín hiệu mà chúng ta nhận được sẽ là 2X. Ở đây X chính là bit depth còn 2​X là độ phân giải, ví dụ tín hiệu âm thanh 16 bit sẽ có độ phân giải là 65.536 level (216), còn tín hiệu âm thanh 24 bit sẽ có độ phân giải là 16.777.216 level (224).

Nếu như bit liên quan đến level (mức) thì sample rate (tần số lấy mẫu) lại liên quan đến thời gian. Nói cách khác, sample rate cho biết số lần tín hiệu âm thanh được đo và lấy mẫu trong một giây.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ lấy ví dụ thực tế:

- Khi tín hiệu âm thanh được lưu lại ở 16-bit depth với tần số lấy mẫu 44.1 kHz thì mỗi giây tín hiệu nhận được sẽ bị cắt thành 44.100 lát và mỗi lát có 65.536 level.

- Khi tín hiệu âm thanh được lưu lại ở 24-bit depth với tần số lấy mẫu 96 kHz thì mỗi giây tín hiệu nhận được sẽ bị cắt thành 96.000 lát và mỗi lát có 16.777.216 level.

Bây giờ chúng ta sẽ đến phần quan trọng hơn: Liệu các định dạng nhạc số có độ phân giải cao có mang đến khả năng tái tạo âm thanh tốt hơn cho chúng ta hay không?

Đầu tiên, phải thừa nhận rằng âm thanh có độ phân giải cao sẽ chi tiết hơn âm thanh có độ phân giải thấp. Tuy nhiên:

- Chất lượng âm thanh sẽ phụ thuộc vào quá trình thu âm và tín hiệu trước đó. Ví dụ một album có chất lượng thu âm tệ hại thì cho dù ở độ phân giải nào đi nữa thì âm thanh của nó vẫn là thứ tệ hại, hay một file nhạc MP3 có sample rate là 128 thì có chuyển lên độ phân giải bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn chỉ là MP3.

- Hệ thống âm thanh quyết định phần còn lại, đặc biệt là bộ DAC mà chúng ta sử dụng.

- Thính giác con người luôn có một giới hạn nhất định, và độ phân giải càng cao thì càng khó phân biệt.

Cùng với những giác quan khác, thính giác là thứ tuyệt vời nhất mà thượng đế đã ban tặng con người. Tuy nhiên, tin buồn là nếu bạn có thính giác ở mức trung bình hoặc thấp hơn thì việc nhận ra sự khác biệt giữa tín hiệu âm thanh 16/44.1 và 24/96 là vô-cùng-khó-khăn. Nói chung, phần lớn người nghe chỉ nhận thấy được sự khác biệt giữa MP3 và 16/44.1 mà thôi. Tất nhiên điều này chỉ xảy ra trên những hệ thống âm thanh thực sự tốt.

Tại sao lại có tần số lấy mẫu trên CD là 44.1 chứ không phải là con số quái quỉ nào khác?

Như chúng ta đã biết, tai người bình thường có thể nghe được âm thanh với tần số từ 20 Hz đến 20 kHz, theo định lý Nyquist thì tần số lấy mẫu tối thiểu phải là 40 kHz.

(Định lý Nyquist: Một tín hiệu không chứa bất kỳ thành phần tần số nào lớn hơn hay bằng một giá trị fm có thể biểu diễn chính xác bằng tập các giá trị của nó với chu kỳ lấy mẫu T = 1/2fm)

Tuy nhiên, thay vì lấy luôn 40 kHz thì Sony lại phải chọn 44.1 kHz để đáp ứng một số yêu cầu về kỹ thuật. Dù sao đi nữa, tần số lấy mẫu 44.1 kHz sẽ tương đương với hơn tần số âm thanh 22 kHz và chứa tất cả các tần số âm thanh mà con người có thể nghe thấy.

Hiện nay, sự phát triển và đa dạng của công nghệ am thanh khiến tần số lấy mẫu trở nên đa dạng hơn. Con số chúng ta thường thấy bao gồm 44.1, 48, 88.2, 96 và thậm chí là 192khz. Trong khi đó, số bit depth cũng phong phú không kém với 16, 18, 20, 24 hay 32-bit. Thật kinh khủng!

Liệu có sự khác biệt âm thanh giữa file nhạc 16-bit và 24-bit hay không?

Trong một thời gian dài thì tín hiệu 16 bit từ đĩa CD đã trở thành chuẩn phổ biến, tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn dễ dàng tìm kiếm những bản ghi âm có độ phân giải lên tới 24-bit hay kinh khủng hơn là 32-bit.

Bit depth là một câu chuyện khá dài và phức tạp. Ở đây chúng ta chỉ nói vắn tắt mà thôi:

Về cơ bản, đĩa compac 16-bit sẽ có dải động (dynamic rage) lý thuyết là khoảng 96 dB, tín hiệu âm thanh kỹ thuật số 20-bit có dải động là 120 dB và tín hiệu âm thanh kỹ thuật số 24-bit có dải động là 144 dB.

Thông thường, nếu không có gì đột biến, dải động mà tai người có thể tiếp nhận là 140 dB. Nhưng vấn đề là ở chỗ dải động của các bản nhạc trong một phòng hòa nhạc thường không vượt quá 80 dB và dải động của tiếng nói do con người phát ra sẽ không quá 40 dB.

Nên nhớ, một bản thu âm CD thông thường sẽ có giải động 60 dB và chỉ sử dụng 10 bit dữ liệu, 6 bit dữ liệu còn lại chỉ là noise.

Nếu bạn hỏi, sự khác biệt giữa tín hiệu âm thanh 16-bit và 24-bit ư?

Câu trả lời là không nhiều, chỉ khoảng 8 bit chứa những âm thanh vô nghĩa mà thôi.

Bit depth chỉ là không gian để chúng ta nhồi nhét tín hiệu, bit depth càng lớn thì không gian dành cho tín hiệu càng lớn. Tuy nhiên, ở đây là tín hiệu số chứ không phải là tín hiệu analog.

Việc lựa chọn 24-bit hay 16-bit đôi khi giống như việc lái chiếc container hay chiếc xe bán tải để chở một cái tủ lạnh vậy. Với 24-bit bạn sẽ tốn kém hơn trong việc sắm sửa thiết bị, bao gồm cả khoản ổ cứng để lưu trữ nữa. Nếu không tin thì đây là bảng so sánh của một file nhạc có thời lượng 3 phút được lưu giữ theo các định dạng:


Một số hãng thu âm thậm chí phát hành các bản thu âm 32-bit nữa. Đó có thể là những thứ vô nghĩa nhưng lại là mánh khóe quảng cáo tuyệt vời, bởi hầu hết người tiêu dùng đều nghĩ rằng âm thanh có độ phân giải càng cao thì càng chất lượng.
Dù sao đi nữa, nhạc nhẽo cũng chỉ là một thú chơi. 
Một thú chơi sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi các vật sở hữu ngoài giá trị thưởng thức thì còn có cả giá trị sưu tầm. Hai thứ giá trị này tồn tại song song nhưng lại hoàn toàn tách rời nhau. Nếu như giá trị thưởng thức chỉ mang đến cái sung sướng cho lỗ tai thì giá trị sưu tầm lại có thể khiến người ta sướng đến tận tim óc.
 Vấn đề ở chỗ là chúng ta phải biết mình đang thưởng thức giá trị gì?
 Nghe và sưu tầm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nguồn : symphony hdvietnam.com

ÂM THANH VÒM VÀ THỜI GIAN

Bắt đầu từ khi âm thanh Stereo trở thành phổ thông trong thập niên 50, các nhà sản xuất đã chạy đua với nhau để tạo ra những đỉnh cao cuối cùng của công nghệ thưởng thức âm thanh.
Ngay cả vào thập niên 40, Walt Disney đã kết hợp kỹ thuật âm thanh vòm vào bộ phim hoạt hình Fantasia, hầu để đưa khán giả đi vào những cảm giác bao la của hình ảnh và âm thanh trong bộ phim.
Mặc dầu những kỹ thuật trong Fantasia không thể nào lập lại ở trong nhà của khán giả, tuy nhiên các kỹ sư âm thanh trong cả lĩnh vực âm nhạc và phim ảnh đã không ngừng tìm kiếm và phát triển những phương pháp mới. Dần dần những công nghệ này đã trở thành hệ thống âm thanh vòm mà chúng ta thưởng thức trong rạp hát trên thế giới ngày hôm nay.

Âm thanh mono
Âm thanh monophonic chỉ có một kênh, xuất phát từ một phương hướng. Nó chỉ dùng một amplifier và một loa để phát lại. Đối với thính giác của bạn, tất cả những chi tiết của âm nhạc, như là giọng hát, những nhạc cụ v.v hình như được phát ra từ một điểm trong không gian. Nếu bạn gắn hai loa vào vào một nguồn monophonic, âm thanh bây giờ giống như là nó được phát ra từ một điểm ở chính giữa hai loa, tạo ra một kênh ảo (phantom channel).
Âm thanh Stereophonic
Đây là kỹ thuật thông thường nhất của những âm thanh được tái tạo lại. Mặc dầu nó không phải là hoàn toàn giống như thật, âm thanh stereophonic cho phép người nghe hình dung rõ ràng vị trí của những nhạc cụ trên sân khấu.
Stereophonic process
Điểm chính yếu của âm thanh Stereophonic là sự phân chia của âm thanh ra hai kênh. Âm thanh thâu được đã được pha trộn để cho một vài phần tử được chuyển về kênh trái, những phân tử khác được chuyển về bên phải.
Một điều thú vị của âm thanh Stereo là người nghe có thể cảm giác được vị trí của những nhạc cụ trong một dàn nhạc giao hưởng, trong đó âm thanh từ những nhạc cụ được xuất phát từ những điểm khác nhau trên sân khấu. Tuy nhiên, yếu tố monophonic cũng được cộng vào ở đây. Bằng cách mix âm thanh của người ca sĩ vào trong cả hai kêng, giọng ca sĩ giống như là đang đứng ở kênh giữa của loa trái và loa phải.
Giới hạn của âm thanh Stereo
Âm thanh Stereo mặc dầu rất là phổ thông trong những năm 50 và 60, nhưng nó có sự giới hạn. Nhiều bản thâu có hiện tượng "ping-pong". Bởi vì khi mix-down người ta đã nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa kênh trái và phải mà không chú ý đến kênh ảo ở chính giữa.
Hơn nữa, mặc dầu âm thanh bây giờ đã được tái tạo lại giống như thật hơn, nó vẫn còn thiếu những thông tin về không gian (ambience). Stereophonic làm cho người nghe có cảm giác như tất cả mọi thứ đều nằm ở "phía trước" và nó thiếu đi những âm hưởng tự nhiên, như sự vang dội ở phía sau do những bức tường, hay là những yếu tố khác của âm hưởng.
Âm thanh bốn-kênh-rời và Quadraphonic
Vào cuối thập niên 60 và vào đầu của thập niên 70, có hai sự phát triển trong âm thanh mà nó cố gắng giải đáp những giới hạn của âm thanh Stereo. Đó là bốn-kênh-rời và Quadraphonic.
Khó khăn với bốn-kênh-rời
Trong hệ thống bốn-kênh-rời, cần phải có bốn amplifier giống nhau, và nó rất là đắt tiền. Đây là những năm tháng của Bóng đèn và Transistors, không phải là IC như ngày hôm nay.
Hơn nữa, bốn-kênh-rời chỉ có thể thể hiện qua những máy đắt tiền 4-kênh reel-to-reel. Vào những năm đó, đĩa than (LP) chỉ có thể phát ra hai kênh.
Quadraphonic - tiến gần hơn đến âm thanh vòng
Kỹ thuật Quad cho phép chúng ta một dạng âm thanh thật hơn và rẽ tiền hơn bốn-kênh-rời. Nguyên tắc của Quad là nó mã hóa những thông tin từ 4 kênh để thâu lại xuống 2 kênh. Kết quả thiết thực là những chi tiết về không gian (ambience) hay là những hiệu ứng âm thanh có thể được gắn vào (embeded) một bản thâu chỉ có hai kênh. Những thông tin này được gọi lại và giải mã bằng một bộ giải mã Quad.
Thực chất, Quad là tiền thân của Dolby Surround ngày hôm nay. Nhưng mặc dầu Quad có nhiều hứa hẹn là nó có thể đem âm thanh vòm đến cho rạp hát gia đình, người tiêu dùng cần phải mua amplifier mới, với bộ giải mã mới, và cả nhiều loa hơn. Cuối cùng bởi vì nó thiếu một sự nhất trí giữa các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm, Quad đã chết yểu trước khi nó có cơ hội để trưởng thành.
Sự xuất hiện của Dolby Surround
Trong những năm giữa thập niên 70, sự thành công của Dolby trong những phim như là Star Wars, Tommy, mở màn cho một phương pháp mới để giải mã âm thanh vòm.
Hơn nữa, sự tiến hóa về kỹ thuật của HiFi Stereo VCR trong thập niên 80, tạo nên một hướng đi để âm thanh vòng có thể phát triển: đó là rạp hát ở nhà.
Âm thanh Dolby - Thiết thực cho gia đình
Bây giờ thì các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm có thể mã hóa những dữ kiện trong phim vào trong hai kênh. Điều này đã khuyến khích sự ra đời của những linh kiện rẽ tiền cho âm thanh vòng.
Khách hàng với Stereo có thể mua những hộp giải mã Dolby để nghe âm thanh vòng. Sự việc này càng ngày càng trở nên phổ thông, giá thành của amplifier đã tích hợp với bộ giải mã Dolby càng ngày càng thấp xuống, và cuối cùng là Âm thanh vòng trở nên một bộ phận vỉnh viễn trong hệ thống Giải trí ở nhà.
Cơ bản của âm thanh Dolby
Phương pháp âm thanh vòng Dolby bao gồm việc mã hoá bốn kênh của tin tức - Front Left, Center, Front Right, và kênh Rear vào trong hai kênh tín hiệu. Một IC giải mã sau đó sẽ chuyển tín hiệu này đến nơi thích hợp như là kênh trái, kênh phải, kênh sau và kênh giữa. (kênh giữa là do tích hợp giữa hai kênh trái và phải).
Hiệu quả của Dolby Surround là một môi trường nghe cân bằng. Trong đó những âm thanh chính được phát ra từ kênh trái và kênh phải. Lời ca hay là lời đối thoại được phát ra từ kênh giữa, và không khí của âm nhạc (ambience) được phát ra từ sau lưng người nghe.
Trong kỹ thuật thâu âm, khi âm thanh được giải mã với quy trình này, nó cho ta cảm giác tự nhiên hơn, và với nhiều dấu hiệu hơn về chiều sâu của căn phòng. Trong âm thanh của phim, cảm giác của âm thanh đi từ trước ra sau và đi từ trái sang phải cộng thêm vào sự hiện thực của kinh nghiện nghe/nhìn bằng cách để người nghe có cảm tưởng như họ đang ở trong những hành động đang xãy ra. Dolby surround rất là dễ dàng sử dụng trong cả âm nhạc hay là âm thanh của phim.
Sự hạn chế của Dolby Surround
Dolby surround vẫn còn những sự hạn chế. Những kênh phía sau vẫn là thụ động, nó vẫn thiếu những phương hướng về âm thanh một cách chính xác. Hơn nữa sự phân biệt giữa các kênh ít hơn là trong Stereo.
Dolby Pro Logic
Dolby Pro Logic vượt qua những giới hạn của Dolby Surround thông thường bằng cách gắn thêm vào phần cứng và phần mềm trong trong IC giải mã bằng cách nhấn mạnh những tín hiệu quan trọng về phương hướng trong âm thanh của phim. Nói một cách khác, bộ giải mã sẽ nhấn mạnh vào sự định vị của âm thanh bằng cách tăng biên độ của các âm này trong các kênh tương ứng.
Qui trình này, mặc dầu không quan trọng trong sự thâu âm của âm nhạc, nhưng rất là có hiệu quả trong phim. Nó làm cho những sound effects như là tiếng bom nỗ, phi cơ bay ngang đầu… được thể hiện rõ ràng hơn. Âm thanh có sự phân biệt rõ ràng giữa các kênh. Thêm vào đó, Dolby Prologic trích ra một kênh chuyên dùng là kênh Center, dùng để đặt những lời đối thoại vào giữa.
Sự hạn chế của Dolby Pro-logic
Mặc dầu Dolby Pro-Logic là một sự cải tiến ưu tú nhất của Dolby Surround. Hiệu ứng của nó chỉ có thể nhìn nhận được chỉ trong phương diện tái tạo lại. Và mặc dù có hai loa ở đằng sau, chúng vẫn là tín hiệu mono, giới hạn đi những âm thanh có hướng di động từ đằng sau lưng đến trước mặt, và từ bên cạnh đến trước mặt.
Dolby Digital
Dolby digital thông thường được gọi là hệ thống 5.1 kênh. Cần phải nói rằng cụm từ "Dolby Digital" ám chỉ đến sự mà hoá của tín hiệu âm thanh, không phải là bao nhiêu kênh mà nó có. Dolby digital có thể là Mono, 2-kênh, 4-kênh, 5.1 kênh hay 6.1 kênh. Trong những ứng dụng thông thường, Dolby Digital 5.1 va 6.1 thường được gọi tắt là Doby Digital.
Những lợi ích của Dolby Digital 5.1 có cả hai thuộc tính: chính xác và linh động bằng cách cộng thêm hai kênh stereo ở phía sau, làm cho cảm tưởng như âm thanh được phát ra từ nhiều phương hướng hơn. Và hơn nữa, có một kênh chuyên dụng để nhấn mạnh về những tần số trầm.
Không giống như Dolby Prologic, trong đó những kênh phía sau chỉ ở một cường độ nhỏ, và tần số đáp ứng chỉ có giới hạn, Dolby Digital cho ra cường độ lớn như những kênh chính.
Sự mã hóa của Dolby Digital trên DVDs, Laserdiscs thì rất là phổ thông trên thị trường.
Âm thanh vòm dành cho âm nhạc
Những công nghệ như là Dolby Digital chỉ dược thiết kế chủ yếu là để xem phim. Chưa có một phương pháp hiệu quả nào để tạo âm thanh vòm cho nghe nhạc. Thực tế, nhiều tay audiophiles đã từ chối âm thanh vòm, thay vào đó là bộ loa stereo truyền thống để nghe nhạc.
Những nhà sản xuất như là Yamaha đã cho ra đời công nghệ làm nổi bật âm thanh (sound enhancement) mà nó có thể đưa nguồn âm thanh vào một môi trường ảo, như là jazz club, concert hall, hay là sân vận động. Nhưng nó không thể nào "chuyển đổi" giữa 2 kênh và dạng thức 5.1 .
DTS (Digital Theater Systems) và SRS Labs
Không phải chỉ có một mình Dolby labs trên thị trường âm thanh vòm cho gia đình. DTS (Digital theater Systems) cũng có công nghệ riêng cho âm thanh vòm. DTS cơ bản cũng giống như Dolby Digital 5.1, nhưng bởi vì DTS không áp dụng kỹ thuật nén nhiều trong quá trình mã hóa, nhiều người nghĩ rằng âm thanh của nó hay hơn. Hơn nữa, trong khi Dolby Digital được sử dụng chính yếu trong soundtrack của phim, DTS thì được dùng trong Âm nhạc. Một vài CD player bây giờ có DTS ở đầu ra, cho phép DTS amplifier giải mã tín hiệu DTS đã được "in" trong những DTS-CD.
SRS: Tru-Sound
Ngoài Dolby Labs và DTS, SRS Labs cũng là một công ty với những công nghệ mới. Tru-Surround là một hệ thống âm thanh vòng có khả năng lấy một nguồn nhiều kênh đã được mã hoá, ví dụ như Dolby Digital, và nó có thể tái tạo lại âm hưởng của nhiều kênh mà chỉ dùng hai loa. Kết quả là nó không ấn tượng bằng Dolby Digital 5.1 thật (hiệu ứng của loa trước và loa bên cạnh thì rất là ấn tượng, nhưng hiệu ứng của loa sau thì không hay lắm, nó cho ta cảm tưởng như âm thanh được phát ra từ ở đằng sau đầu thay vì nó phải được phát ra từ đằng sau lưng). Mặc dầu như vậy, nhiều người tiêu dùng lại không thích làm chật chỗ căn phòng của họ với sáu hoặc bảy loa con. Tru-Surround cho phép khả năng tận hưởng âm thanh 5.1 mà chỉ cần hai loa.
Headphone Surround
Âm thanh vòm không chỉ dành cho những loa lớn, nó cũng có thể ứng dụng vào môi trường headphone. SRS Labs, Dolby Labs, và Yamaha đều kết hợp kỹ thuật âm thanh vòng trong headphone của họ.
Thông thường, khi nghe âm nhạc hay là nghe phim, âm thanh dường như bắt nguồn từ ở bên trong đầu người nghe, điều này rất là không được tự nhiên. Dolby headphone, SRS headphone, và Yamaha Silent Cinema xử dụng những công nghệ để cho người nghe không những một âm thanh bao phủ, mà âm thanh còn đi khỏi đầu người nghe để tạo thành một dải âm ở đằng trước và ở bên cạnh của đầu, cũng giống như là khi nghe âm thanh vòm bằng một bộ loa thông thường.
BỔ SUNG THÊM MỘT KHÁI NIỆM - TÁC GIẢ KHÔNG RÕ  
Ma trận Surround là gì?
Như mấy năm trước đây, hệ thống âm thanh kỹ thuật số đa kênh surround phải được nén vào 2 kênh cho tương thích với những chương trình truyền thanh & đĩa nhạc âm . Cách này gây mất chất lượng của âm thanh gốc, nhưng vì chỉ một số ít người hiện nay có đầu thu băng & đầu thu đĩa 4 kênh, đa số chỉ sử dụng các máy phát stereo nên đó là cách tốt nhất có thể làm được. Quá trình nén 4 hay nhiều kênh hơn được chia làm hai, sau đó thử cài trở lại vào cuối lúc thu gọi là “lập ma trận” & hệ thống đó gọi là hệ thống “Ma trận Surround”. Dolby, bởi vì sự nổi bật của nó trong thế giới phim ảnh, đã trở thành người đứng đầu với ma trận Dolby Pro Logic và hiện nay là Pro Logic II.

Nhiều chương trình truyền thông trên TV thường được truyền tải trong surround mà sử dụng hệ thống này, và nếu bạn chuyển đầu thu của bạn thành “Pro Logic” hay “Pro Logic II”, bạn có thể sẽ nghe âm thanh surround. Bộ giải mã trong đầu thu hay preamp của bạn sẽ cũng sẽ làm công việc tạo ra hiệu ứng surround từ âm thanh stereo bình thường, mặc dù một số cái có chế độ “Âm thanh siêu nổi” đặc biệt có thể làm tốt hơn trong một vài trường hợp.

Pro Logic II là nâng cấp của Dolby Pro Logic cũ. Pro Logic II có thể thêm vào các thông tin có ý nghĩa đến các loa phía sau của bạn, cái mà thêm vào thật sự để xem TV vệ tinh, cáp kỹ thuật số, chơi video game, xem phim từ một VCR và nhiều nữa.

Bất kỳ một đầu thu nào tốt đều có định dạng surround ma trận. Hầu hết chúng có Dolby Pro Logic II. Hãy test kỹ trước khi quyết định. Trong thực tế, nhiều chương trình cần một sự giúp đỡ nhỏ. Mộ đầu thu hay preamp tốt có thể làm được điều đó.

::::SAU CÙNG ::::

Âm thanh 5.1 được thu âm thế nào?
=> Có phải là thu 6 kênh hoặc hơn rồi mix lại với nhau. Qua quá trình xử lý tạo thành nguồn nhạc, film....có 6 KÊNH ÂM THANH riêng biệt, khi tín hiệu này được đưa vào Receive đẩy ra hệ thống loa 5.1 tạo thành rạp hát tại nhà. Tất nhiên mình không theo ý kiến này
=> Vẫn thu từ nhiều kênh khác nhau, sau đó qua hệ thống xử lý âm thanh tạo các hiệu ứng khuyếch đại một vài biên độ của tín hiệu nào đó, tạo tín hiệu delay 1s ,2s, ... sau đó mix thành file nguồn có 2 KÊNH ÂM THANH. Khi tín hiệu này được đưa xuống Receive, các IC giải mã sẽ phân chia âm thanh và định hướng chúng ra các loa riêng biệt trong hệ thống loa 5.1 . Lúc đó nó sẽ đánh lừa tai nghe của mọi người rằng âm thanh đang được đi chuyển, sống động. Đây là ý kiến của mình

Ai có ý kiến khác xin vui lòng chia sẻ để mọi người có cái nhìn đúng về khái niệm âm thanh một các chính xác hơn.
Thanks!
{{P/s : Cảm ơn bài viết của tác giả Trương Đức Long : dễ hiểu, đơn giản và chuẩn}}} 
Nguồn : thaibmt - hdvietnam.com
Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét