Nhà hát thành phố được bắt đầu xây vào năm 1896 qua kiến trúc được thắng
giải của ông Ferret (có 3 kiến trúc sư dự thi: Ferret, Genêt và
Berger). Nhà hát được khánh thành bởi thị trưởng thành phố Saigon, ông
Paul Blanchy, với sự hiện diện của hoàng tử Đan Mạch Waldemar ngày
1/1/1900 (thật sự lúc đó chưa hoàn tất phải đến 1901 mới xong với tổn
phí 914.940 piastres hay 2.500.275 francs).
Sự xây dựng nhà hát thành phố không được sự đồng tình của mọi người
trong Hội đồng quản hạt và người dân ở Saigon. Họ cho rằng nhà hát nhỏ
và tổn phí quá đắt khoảng 3 triệu francs chỉ chứa tám trăm chổ ngồi.
Ngay cả đa số trong 2500 người Âu lúc bấy giờ sinh sống ở Saigon cũng
không xem nhà hát là điểm họ chú ý. Hội đồng thành phố và ông thị
trưởng, Paul Blanchy, thì
lại cho rằng một thành phố lớn như Saigon thì phải có nhà hát dùng cho
hoạt động văn hóa. Đây là cảm tưởng của ông bà Jottrand đến xem vở opera
“Carmen”, đăng trong báo “La Vie Coloniale” năm 1909:
“Trong rạp đầy những người đàn ông với y phục trắng nổi bật, cho thấy
một khía cạnh bất ngờ trong nhà hát. Những người đàn bà làm tăng lên
quang cảnh quá sức của sự đồng phục này bằng các y phục hở cổ ngực màu
đậm, thường là màu đen. Thật là một thời trang đảo lộn giữa hai phái nam
và nữ. Điều này thật ra cũng có gì không xấu.
Một người, chỉ duy
nhất một mà thôi, hút thuốc dễ nhận thấy: đầu ông ta sáng đẹp lạ, thật
đáng ngưỡng mộ mà chúng tôi chưa bao giờ thấy, đúng là một tác phẩm nghệ
thuật. Tôi tin là sự kiện toàn này chỉ có thể là do người làm tóc đã
miệt mài phô trương.
….
Trong lúc hồi đầu (của vở opera “Carmen”) được trình diễn thì một cơn
mưa rào xảy ra, lớn đến nổi hầu như người ta không nghe được hợp ca
trong rạp. Nhưng may thay những trận mưa này tuy lớn nhưng thường thì
cũng ngắn thôi; dầu vậy thì mùa xem hát rất là khó hòa giải được với mùa
mưa”
Giữa hai cuộc Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà Hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (Salle de Concert). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm 1943 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.
Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, do hoàn cảnh chiến tranh, nhà hát không được tu bổ nhiều. Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diện nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét