Keshwa Chaca là chiếc cầu đan bằng tay nổi tiếng duy nhất còn sót lại trong hệ thống đường mòn phổ biến của người Inca cổ đại.Nguồn sưu tầm by Ngoan Trương Công
Hàng trăm cây cầu được dệt bằng tay làm phương tiện đi lại qua các dòng sông, qua thung lũng hẹp từng tồn tại ở Peru trong nhiều thế kỷ qua đã biến mất, chỉ còn lại duy nhất một cây cầu mang loại hình này tồn tại trên thế giới. Keshwa Chaca được dệt bằng cỏ, dài 36m bắc ngang qua lòng sông cao 67m so với mặt nước và thông qua hẻm núi Apurimac, tượng trưng cho kỹ thuật xây dựng hệ thống đường mòn của người Inca cổ đại.
Cầu Keshwa Chaca được dệt từ loại cỏ mang tên Qoya của địa phương. Những người phụ nữ Inca chọn những lá cỏ dài nhất và thắt chúng lại thành những chiếc biếm nhỏ, rồi đến những sợi dây thừng mỏng. Công đoạn tiếp theo của những người đàn ông là bện lại với nhau thành 6 sợi dây cáp dài và sau đó buộc chặt chúng vào thân cây bạch đàn đóng tại mỗi đầu của cây cầu. Nhìn vào, Keshwa Chaca trông giống như một chiếc cầu dây văng bằng thép hiện đại.
Chiều rộng của cây cầu chỉ đủ cho một người qua lại. Trong thời cổ đại, những cây cầu được liên tục bảo vệ. Tất cả mọi người qua lại trên những chiếc cầu cỏ đều bị theo dõi và người ta còn đưa ra hình phạt xử tử cho những ai gây ảnh hưởng, tác động xấu đến cây cầu. Chiếc cầu Keshwa Chaca được dệt cuối cùng, có tuổi thọ 500 năm tuổi được người Inca gìn giữ rất cẩn thận như một báu vật.
Theo thời gian, dưới sức tàn phá của thiên nhiên, cây cầu dần bị mục nát và được dỡ bỏ những đoạn hư hỏng, để lộ ra đằng sau nó là chứng tích duy nhất về kỹ thuật đan dệt chỉ có ở người Inca. Chiếc cầu võng này được sửa chữa lần đầu tiên vào năm 2003. Vì làm bằng cỏ cho nên chiếc cầu được xây dựng lại mỗi năm. Thường có khoảng 1.000 người đến từ những cộng đồng khác nhau trong dãy Andes tham gia vào công việc tái xây dựng kể cả đàn ông và phụ nữ, thường lịch sửa chữa cũng được ấn định vào mỗi tuần thứ hai của tháng sáu.
Đây là cây cầu cỏ duy nhất còn sót lại, một chứng tích về kỹ thuật xây dựng trong văn hóa của người Inca. Ngày nay, chiếc cầu đang trong tình trạng tốt, được người dân chọn làm nơi lễ rửa tội với một nghi lễ cầu phước lành truyền thống.
Những hình ảnh về quá trình xây dựng cây cầu:
Theo Infonet
- Mục đích blog này chỉ sưu tầm,tập trung lại các bài viết hay để bổ sung kiến thức với mục đích học hỏi là chính.Đặt biệt blog này chỉ dành cho chính tôi - không công khai trên mạng.Nên cám ơn - xin lỗi các tác giả tôi đã copy các bài viết mà không có sự đồng ý của tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét