Con đường đất đỏ dẫn vào khu vực chính
Lô cốt trung tâm
Đường lên đỉnh lô cốt
Phòng giam C nhìn từ đỉnh lô cốt trung tâm
Cận cảnh phòng giam C, một trong 9 phòng giam lớn của nhà tù Phú Lợi, giam khoảng 300 đến 500 người, cá biệt có khi lên đến 700 người
- Bên trong phòng giam C
Vẻ yên bình của những hành lang trái ngược với những tội ác xảy ra nơi đây
Nỗi đau người chiến sỹ
Nhà biệt giam
Một trong 4 lô cốt đặt ở 4 góc của nhà tù
Phòng kỷ luật - Nơi giam những tù nhân chính trị cá biệt
Bên trong phònh kỷ luật
Sàn nằm phơi gió phơi sương
Tượng đài Phú Lợi Căm Thù
Mộ ông Lân
Từng một thời là ông trùm đất Thủ, tên tuổi dòng họ Trần gắn liền với những cái tên nổi bật như chợ Thủ Dầu Một, Hội đồng Thăng (hội đồng Thặng). Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, dòng họ Trần đã để lại cho đất Bình Dương vô số những di sản vô giá như: nhà cổ Trần Công Vàng, nhà cổ Trần Văn Hổ,... nhưng trong số đó, độc đáo nhất phải kể đến Mộ Ông Lân, quần thể lăng mộ dòng họ hoành tráng và cổ nhất trên đất Bình Dương
- Nằm trên 1 ngọn đồi nhỏ, Mộ Ông Lân trầm lặng giữa bóng mát của rừng bạch đàn và những cây đại thụ
Cổng tam quan úa màu rêu phong theo thời gian
Đầu lân án ngự ở trước cổng tam quan
Khu thờ chính được dòng họ giữ gìn nguyên vẹn qua biết bao thăng trầm của cuộc sống
Chính điện
Con đường chính dẫn vào khu thờ với cặp rồng dẫn lối hai bên
Toàn cảnh khu mộ chính
Quần thể khu mộ của dòng họ Trần mang đậm kiến trúc phong kiến cổ xưa, là nét đẹp hiếm hoi còn sót lại trên đất Thủ xô bồ. Tuy nhiên đáng tiếc là những tư liệu về sự hình thành và phát triển của khu mộ này không còn được lưu giữ, ngay đến cả con cháu trong dòng họ đều không biết được "ông Lân là ai và khu mộ được hình thành từ khi nào". Hi vọng trong một ngày không xa các nhà sử học sẽ giải đáp được câu hỏi này qua những phù điêu còn sót lại...Ngày nay khu mộ vẫn thuộc sở hữu và quản lý của dòng họ, đây là điểm đến ưu thích của những người thích chụp hình cưới theo phong cách cổ xưa. Để vào khu mộ phải liên hệ với con cháu dòng họ Trần (xưởng may nhỏ bên cạnh khu mộ, 100k cho một lần dạo bước nơi đây). Nếu đi một vài người đến chỉ để tham quan và chụp vài bức ảnh thì có thể gửi xe ở quán cà phê bên đường và...trèo rào vào trong đó (đúng phong cách đi bụi) - CÙ LAO RÙA
Di tích khảo cổ Cù lao Rùa, thuộc xã Thạnh Hội, có diện tích 420 ha, giống như một gò nổi, biệt lập với khu vực xung quanh và được bao bọc bởi các nhánh sông Đồng Nai. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì di tích Cù lao Rùa có niên đại khoảng 3.000 - 3.500 năm.
Đây là di tích khảo cổ học được phát hiện đầu tiên ở miền Đông Nam bộ (cuối thế kỷ XIX) và được các nhà nghiên cứu người Pháp sưu tập, khai quật, công bố từ lâu trong giới khảo cổ học. Qua 2 lần khai quật (2003, 2006) kết hợp với những đợt thám sát di tích cho thấy Cù lao Rùa là khu di tích cư trú, mộ táng.
Một ngôi chùa nhỏ trên Cù lao
Bình yên bên dòng sông Đồng Nai
Miền quê
Con đường bắn xuyên qua những ruộng lúa
Khung cảnh miền Tây giữa miền Đông
Xa xa là ngọn đồi, nơi tọa lạc của chùa Khánh Sơn Cổ Tự
Cổng chính Quy Dự Viên (Cù lao Rùa còn gọi là đảo Quy Dự)
Lối rêu phong lên Khánh Sơn Cổ Tự
Một góc chùa
Ngắm nhìn thế sự
Cù lao rùa nhìn từ trên cao
Những di tích khảo cổ học tồn tại trên khắp ngọn đồi ở Cù lao rùa
Bến đò Thạnh Hội
- Mục đích blog này chỉ sưu tầm,tập trung lại các bài viết hay để bổ sung kiến thức với mục đích học hỏi là chính.Đặt biệt blog này chỉ dành cho chính tôi - không công khai trên mạng.Nên cám ơn - xin lỗi các tác giả tôi đã copy các bài viết mà không có sự đồng ý của tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét